torune
Film critic
[just]Series mới của đài MTV lãnh hội được tất cả kinh nghiệm từ các sản phẩm đi trước; bởi vậy khi xem, ta có cảm giác lạ mà quen, mới mà cũ...
[Tham khảo từ Wikipedia] Fantasy (kỳ ảo): thể loại văn học nghệ thuật sử dụng phép thuật và yếu tố siêu nhiên là đề tài, cốt truyện hoặc bối cảnh... dễ bị chồng chéo với sci-fi hoặc kinh dị... thường bị ghép với dạng Trung cổ... Ví dụ điển hình: Game of Thrones, The Chronicles of Narnia, The Lord of the Rings...
Ấn tượng đầu tiên về 'The Shannara Chronciles' nằm ở hình ảnh, gồm phục trang và bối cảnh. Về phục trang, phim làm ổn, nếu không muốn nói đầu tư khá mạnh tay. Bởi thông thường, trong các phim fantasy, nhân vật mặc mỗi bộ đồ, một phần vì ý tưởng cho áo quần phát sinh từ trí tưởng tượng (bị yếu tố 'Trung cổ' chi phối), một phần vì nhân vật khá nhiều nên đóng đinh tạo hình cho dễ phân biệt.
Nhưng, 'The Shannara Chronciles' được sinh ra là để đánh vào khán giả trẻ nhờ ngoại hình nhân vật và thời trang, nên phục trang của phim hết sức đa dạng. Ngay cả đồ cho nam/nữ chính cũng có nhiều biến thể. Trong các tập rồi, người viết bài thấy ấn tượng nhất với bộ váy hở lưng mà nữ chính Amberle mặc trong tập đầu tiên. Thiết kế tóm gọn trong 3 nhận xét: gợi cảm, huyền bí và phảng phất chút sci-fi. Từ đó nhìn sang tổng thể, bối cảnh của 'The Shannara Chronicles' pha trộn 2 yếu tố: trung cố (nhiều hơn) và tương lai (ít hơn).
Căn cứ vào 4/10 tập đã lên sóng, phim rất thông minh khi sử dụng kỹ xảo (VFX) để hỗ trợ cho cốt truyện. Ngưỡng tưởng nhà sản xuất dồn hết công lực vào tập pilot để câu view hay giữ lửa của khán giả cho những tập sau. Nhưng không, thành phần VFX được tích hợp trong mỗi khung hình cực kỳ ổn định. Nhà sản xuất không lấy nội cảnh (lấp liếm cho góc quay hẹp) hay kéo dài những đoạn tâm sự của nhân vật (để lấp liếm cho sự lười làm VFX) thường xuất hiện trong các TV series. Nguyên nhân khác lý giải cho điều này là: cần phải làm cho diễn biến thay đổi thật nhanh (vì phim làm cho thanh thiếu niên coi mà đối tượng này chuộng hình thức và kỹ xảo hơn các màn lâm ly bi đát).
Vì quá chăm chút ngoại hình nên kịch bản bị... sạn. Không hẳn là một lỗi chí tử nhưng có thể gây khó chịu với ai đã quen với phim fantasy hạng nặng. Thỉnh thoảng, diễn biến của 'The Shannara Chronicles' như đang bị nữ chính Amberle (một cô gái mới lớn) dẫn mũi. Do đó, tâm sinh lý của cô biến động ra sao là khán giả hứng chịu hết. May mà tiết tấu nhanh (ưu điểm ở trên) phần nào bù trừ lại nhược điểm này. Tức là, có ẩm ương, có thất thường nhưng không lê thê.
Có thể bạn chưa để ý: bác Jon Favreau nằm trong ban chỉ đạo sản xuất show này. Trong khi, ý tưởng hình thành show đến từ Alfred Gough ('I am Number Four', 'Smallville', 'Into the Badlands'...) và Miles Millar (biên kịch 'The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor', 'Lethal Weapon 4', 'Shanghai Noon'...)!
Tất cả những đánh giá trên và tiếp theo sau đây đều dựa vào 4/10 tập đã xuất hiện. Sở dĩ mình viết review nửa mùa vì đây là lúc series không lạ với một vài khán giả nhưng lại chưa quen với một vài người. Bên cạnh đó, ở đoạn giữa của một hành trình, người ta có thể nhìn lại những gì đã xảy ra để kỳ vọng cho tương lai tới. Thêm nữa, trong mỗi hành trình tương tự như 'biên niên sử Shannara', phần cao trào thường nằm ở khúc giữa, khi mọi thứ căng tràn nhất, buộc khán giả phải ra quyết định: có nên đi theo show đến cuối chặng đường để tìm ra câu trả lời hay không.
Quay lại với kịch bản, 'The Shannara Chronicles' được chuyển thể từ nguyên tác cùng tên mà nguyên tác lại chịu ảnh hưởng nặng của 'The Lord of the Rings'; nên, nhiều khán giả, đặc biệt là fan của văn hóa đại chúng, khi xem phim, sẽ đôi lúc nghĩ rằng: mình gặp cảnh này ở đâu rồi. Cá nhân, torune thích nhất hình tượng cây thần Ellcrys. Khi nữ chính bước vào cây thần, cảm giác đó như đang được trở về thời khắc nhân vật Link ('Legend of Zelda: Ocarina of Time') bắt đầu cuộc hành trình của mình vậy. Ngoài ra, cái chất fantasy được biểu hiện rõ mồn một qua những yếu tố (tiêu biểu) như:
Lan man một chút về phim truyền hình lẫn phim chiếu rạp của 2016, năm nay có khá nhiều sản phẩm thuộc thể loại fantasy:
Nếu như 2015 là năm của các 'mật vụ', vậy thì, bạn có nghĩ rằng 2016 sẽ là năm của fantasy hay không?
[Tham khảo từ Wikipedia] Fantasy (kỳ ảo): thể loại văn học nghệ thuật sử dụng phép thuật và yếu tố siêu nhiên là đề tài, cốt truyện hoặc bối cảnh... dễ bị chồng chéo với sci-fi hoặc kinh dị... thường bị ghép với dạng Trung cổ... Ví dụ điển hình: Game of Thrones, The Chronicles of Narnia, The Lord of the Rings...
Ấn tượng đầu tiên về 'The Shannara Chronciles' nằm ở hình ảnh, gồm phục trang và bối cảnh. Về phục trang, phim làm ổn, nếu không muốn nói đầu tư khá mạnh tay. Bởi thông thường, trong các phim fantasy, nhân vật mặc mỗi bộ đồ, một phần vì ý tưởng cho áo quần phát sinh từ trí tưởng tượng (bị yếu tố 'Trung cổ' chi phối), một phần vì nhân vật khá nhiều nên đóng đinh tạo hình cho dễ phân biệt.
Nhưng, 'The Shannara Chronciles' được sinh ra là để đánh vào khán giả trẻ nhờ ngoại hình nhân vật và thời trang, nên phục trang của phim hết sức đa dạng. Ngay cả đồ cho nam/nữ chính cũng có nhiều biến thể. Trong các tập rồi, người viết bài thấy ấn tượng nhất với bộ váy hở lưng mà nữ chính Amberle mặc trong tập đầu tiên. Thiết kế tóm gọn trong 3 nhận xét: gợi cảm, huyền bí và phảng phất chút sci-fi. Từ đó nhìn sang tổng thể, bối cảnh của 'The Shannara Chronicles' pha trộn 2 yếu tố: trung cố (nhiều hơn) và tương lai (ít hơn).
Căn cứ vào 4/10 tập đã lên sóng, phim rất thông minh khi sử dụng kỹ xảo (VFX) để hỗ trợ cho cốt truyện. Ngưỡng tưởng nhà sản xuất dồn hết công lực vào tập pilot để câu view hay giữ lửa của khán giả cho những tập sau. Nhưng không, thành phần VFX được tích hợp trong mỗi khung hình cực kỳ ổn định. Nhà sản xuất không lấy nội cảnh (lấp liếm cho góc quay hẹp) hay kéo dài những đoạn tâm sự của nhân vật (để lấp liếm cho sự lười làm VFX) thường xuất hiện trong các TV series. Nguyên nhân khác lý giải cho điều này là: cần phải làm cho diễn biến thay đổi thật nhanh (vì phim làm cho thanh thiếu niên coi mà đối tượng này chuộng hình thức và kỹ xảo hơn các màn lâm ly bi đát).
Vì quá chăm chút ngoại hình nên kịch bản bị... sạn. Không hẳn là một lỗi chí tử nhưng có thể gây khó chịu với ai đã quen với phim fantasy hạng nặng. Thỉnh thoảng, diễn biến của 'The Shannara Chronicles' như đang bị nữ chính Amberle (một cô gái mới lớn) dẫn mũi. Do đó, tâm sinh lý của cô biến động ra sao là khán giả hứng chịu hết. May mà tiết tấu nhanh (ưu điểm ở trên) phần nào bù trừ lại nhược điểm này. Tức là, có ẩm ương, có thất thường nhưng không lê thê.
Có thể bạn chưa để ý: bác Jon Favreau nằm trong ban chỉ đạo sản xuất show này. Trong khi, ý tưởng hình thành show đến từ Alfred Gough ('I am Number Four', 'Smallville', 'Into the Badlands'...) và Miles Millar (biên kịch 'The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor', 'Lethal Weapon 4', 'Shanghai Noon'...)!
Tất cả những đánh giá trên và tiếp theo sau đây đều dựa vào 4/10 tập đã xuất hiện. Sở dĩ mình viết review nửa mùa vì đây là lúc series không lạ với một vài khán giả nhưng lại chưa quen với một vài người. Bên cạnh đó, ở đoạn giữa của một hành trình, người ta có thể nhìn lại những gì đã xảy ra để kỳ vọng cho tương lai tới. Thêm nữa, trong mỗi hành trình tương tự như 'biên niên sử Shannara', phần cao trào thường nằm ở khúc giữa, khi mọi thứ căng tràn nhất, buộc khán giả phải ra quyết định: có nên đi theo show đến cuối chặng đường để tìm ra câu trả lời hay không.
Quay lại với kịch bản, 'The Shannara Chronicles' được chuyển thể từ nguyên tác cùng tên mà nguyên tác lại chịu ảnh hưởng nặng của 'The Lord of the Rings'; nên, nhiều khán giả, đặc biệt là fan của văn hóa đại chúng, khi xem phim, sẽ đôi lúc nghĩ rằng: mình gặp cảnh này ở đâu rồi. Cá nhân, torune thích nhất hình tượng cây thần Ellcrys. Khi nữ chính bước vào cây thần, cảm giác đó như đang được trở về thời khắc nhân vật Link ('Legend of Zelda: Ocarina of Time') bắt đầu cuộc hành trình của mình vậy. Ngoài ra, cái chất fantasy được biểu hiện rõ mồn một qua những yếu tố (tiêu biểu) như:
- Checkpoint rải rác khắp Tứ Châu (Four Lands), nên anh pháp sư bị thương chỉ cần nằm trên checkpoint là hồi máu
- Có biến là mây đen vần vũ
- Hệ thống chủng tộc (người <rover>, tiên <elf, troll, quỷ...>)
- Bi kịch hoàng gia (con trai thứ muốn lên làm vua)
- Chưởng lực đủ sắc màu
- Phép thuật hình tượng hóa qua cái cây, cuốn sách, viên đá...
- Chiến thắng kẻ thù bằng sức mạnh của niềm tin, cơn giận...
Lan man một chút về phim truyền hình lẫn phim chiếu rạp của 2016, năm nay có khá nhiều sản phẩm thuộc thể loại fantasy:
- Shadowhunters (Freeform <tiền thân ABC Family>) | chuyển thể từ 'Mortal Instruments' sau khi phiên bản điện ảnh bị thành bom xịt
- The Magicians (Syfy) | Harry Potter phiên bản đại học
- Lucifer (FOX) | cái tên nói lên tất cả
- Gods of Egypt (Lionsgate) | 26.2.2016
- The Jungle Book (Disney) | 15.4.2016
- The Huntsman: Winter's War (Universal) | 22.4.2016
- Nine Lives (EuropaCorp) | 29.4.2016 | Kevin Spacey vào vai một doanh nhân bị nhốt trong thân xác mèo
- Alice Through the Looking Glass (Disney) | 27.5.2016
- Warcraft (Universal) | 10.6.2016
- The BFG (Disney) | 1.7.2016
- Pete's Dragon (Disney) | 12.8.2016 | một cậu bé mồ côi chạy trốn khỏi sự bạo hành của bố mẹ nuôi nhờ trợ giúp từ một chú rồng
- Kubo and the Two Strings (Laika) | 19.8.2016
- A Monster Calls (Focus Features) | 14.10.2016
- Doctor Strange (Disney) | 4.11.2016 | bom tấn từ Marvel
- Trolls (Focus Features) | 4.11.2016
- Fantastic Beasts and Where to Find Them (Warner Bros.) | 18.11.2016 | tiền truyện của Harry Potter
- The Great Wall (Legendary) | 23.11.2016 | phim huyền huyễn của Trương Nghệ Mưu, Matt Damon cùng Lưu Đức Hoa nhận vai chính, lấy bối cảnh là Vạn Lý Trường Thành
- Jumanji (Sony Pictures) | 25.12.2016 | remake của phim cùng tựa phát hành năm 1995
- Miss Peregrine's Home for Peculiar Children (20th Century Fox) | 25.12.2016 | một sản phẩm mới của Tim Burton
Nếu như 2015 là năm của các 'mật vụ', vậy thì, bạn có nghĩ rằng 2016 sẽ là năm của fantasy hay không?
torune@hdvietnam
[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: