The Platform (2019) – Tư bản hay Cộng sản?

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Phim này giống như bao phim nửa vời khác, là dạng “phim bất lực”, nghĩa là khi không biết kết thúc sao cho hay, thì “kết thúc mở”, một từ mĩ miều thay thế cho bất lực.

MV5BZTZiYzJkNTQtNmQzZS00YWU3LTgwN2MtMmFkZWQ5Y2QxNmYxXkEyXkFqcGdeQXVyNzE5NDMwNjA@._V1_.jpg

Cộng đồng thì khen phim này nhiều quá rồi, phân tích ẩn dụ tầng lớp, tôn giáo, lịch sử... Kiểu như nó là ẩn dụ của xã hội tư bản, tầng trên là tầng lớp cao, tầng dưới là tầng lớp thấp, cái khay đồ ăn là ẩn dụ về xã hội của cải vật chất thụ hưởng này nọ, phơi bày bản chất con người, bản chất tư bản, bản chất giai cấp... Nó nhàm, thực sự là nó nhàm, ai chưa xem hoặc nghĩ đến bao giờ sẽ ồ lên thích thú, còn không thì nhìn kiểu “ra chiêu” biết ngay “dạng thức” thì không phải cao thủ. Cao thủ là ra chiêu như không mà có, có mà như không, chứ phơi bày lồ lộ kiểu tầng cao tầng thấp thì trăm năm nói rồi.

Để dễ nắm, tóm tắt nội dung phim thế này, có một nhà tù, hơn 300 tầng, mỗi tầng 2 người. Một cái hố ở giữa chở đồ ăn từ trên xuống, ở trên ăn trước, xong xuống dưới. Tầng giữa sẽ còn đồ ăn, đến càng thấp thì không còn gì ăn, bắt buộc phải ăn thịt lẫn nhau. Ý chính của phim này là sự phân chia giai cấp sẽ dẫn đến kết cục như thế, ăn thịt nhau mà sống, ở trên sẽ vơ vét và ở dưới không còn gì.

Trong phạm vi bài viết này, nói về chuyện mà Platform đặt vấn đề nhưng không giải quyết, đó là chọn Tư bản hay Cộng sản. Ngày đầu tiên, khi nhân vật chính gặp lão già cùng phòng, anh đòi chia đều thức ăn để tầng dưới cũng được ăn, lão già đã hỏi ngay: “mày là cộng sản à”. Một câu hỏi bật ra ngay, không cảm xúc, không suy xét, như là một “ký hiệu nhận dạng” không lẫn vào đâu được, vì “đồng đều” chính là mục tiêu của cộng sản.

Từ hơn trăm năm trước, rất nhiều triết gia đã nhận ra khuyết điểm của Tư bản với việc hình thành giai cấp và khoảng cách giữa các giai cấp ngày một sâu, cũng giống như trong phim, tầng trên cao và tầng dưới thấp là 1 trời một vực, một bên ăn uống ê hề, một bên phải ăn thịt nhau. Những triết gia như Hegel, Engels, Marx đều hướng tới một chủ thuyết mới, là xã hội lý tưởng, nơi đó không phân tầng nữa, ai cũng như ai, ai cũng “ăn” như nhau, chủ nghĩa Cộng Sản có cái gốc hướng đến là như thế. Nghĩa là giống như trong phim The Platform, nhân vật chính đóng vai “Chúa cứu thế” làm cái công việc chia đều thức ăn, tầng trên cũng như tầng dưới. Bằng cách nào? Bằng “bạo lực cách mạng”, thằng nào ý kiến là ăn đập nát sọ, nó trùng hợp hoàn toàn với phương pháp luận của V.I. Lenin về phương pháp đấu tranh giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên Cộng Sản.

Nhưng thực tế khác với lý thuyết. Như câu chuyện trong phim Platform, việc chia đều thức ăn chỉ có thể làm được nếu tất cả con người trong đó đồng lòng, gạt bỏ hết tham sân si ganh ghét đố kỵ … Và chúng ta có mô hình… hợp tác xã, làm thì không biết ai nhiều hơn ai, nhưng ăn là chia đều. Hợp tác xã trong đời thực đã thất bại, thất bại ở chỗ “chia đều”, thất bại ở “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Cái cột trụ của chủ nghĩa cộng sản là xây dựng được “con người mới XHCN”, nghĩa là một con người nhất nhất tuân theo mọi thứ, không so sánh thiệt hơn, không ý kiến ý cò, đồng tâm xây dựng lao động làm việc vinh quang, gạt hết mọi cảm xúc, bởi nếu còn, “con người mới XHCN” sẽ thành phản động ngay, thành ngay tiểu tư sản. Tuy nhiên, nếu gạt hết mọi thứ, “con người mới XHCN” có khác gì con robot, từ đây, có thể nhận thấy, nếu người giống như robot, chủ nghĩa cộng sản sẽ thành hiện thực.

Đoạn sau của The Platform đề ra phương pháp giải quyết, như đã nói ở trên dùng “bạo lực cách mạng” để giải quyết vấn đề. Thực ra, đây không hẳn là phương pháp dở, vì nó giải quyết được vấn đề trong ngắn hạn, giải quyết được chuyện trước mắt, giống như chuyện Cộng Sản không bao giờ thua trong chiến tranh và cực kỳ hiệu quả trong chống dịch bệnh. Nhưng về lâu dài, về giải pháp toàn diện thì cách dùng bạo lực kềm chế sẽ nhanh chóng phản tác dụng, khi chúng ta không “chia nhau sự giàu sang” mà chỉ “chia đều nghèo khó” thì chắc chắn sẽ giống như Đông Âu và Liên Xô cũ.

Kết phim là cái kết nói nửa chừng thì ngừng, nghĩa là vấn đề đặt ra từ đầu phim không được giải quyết. Việc “gửi thông điệp” cho Ban Điều Hành là vô nghĩa, vì ngay từ đầu Ban Điều Hành (ẩn dụng cho guồng máy xã hội tàn nhẫn) đã không có lòng trắc ẩn, Ban Điều Hành chọn cách vận hành như thế, thì “cái thông điệp” liệu có ảnh hưởng nổi, có thay đổi nổi không? Nó cũng giống như chuyện kêu gọi “tầng trên” hy sinh lợi ích, hy sinh đặc quyền và chia bớt cho “tầng dưới”, lời kêu gọi cùng lắm ra được mấy cái quỹ từ thiện, còn lại bản chất không thay đổi.

The Platform kể một câu chuyện cũ, diễn đạt bằng một phương thức lồ lộ, “ăn” và “ăn thịt nhau”, cộng thêm một mớ màu mè tôn giáo chủng tộc triết lý cứu rỗi. Nhưng cuối cùng cái ý chính yếu nhất lại không thể giải quyết, thực ra thì ngay cả thực tế hiện tại cũng không ai giải quyết nổi. Phê phán con người thì dễ, giải pháp thay đổi mới khó. Nên phim chỉ dừng ở mức phơi bày cho chúng ta thấy sự “thối nát” của “bọn giãy chết”. Còn làm sao hết thối, chắc không phải là dừng ỉa vào mặt nhau!
 

caothudeche

Moderator
Bằng “bạo lực cách mạng”, thằng nào ý kiến là ăn đập nát sọ, nó trùng hợp hoàn toàn với phương pháp luận của V.I. Lenin về phương pháp đấu tranh giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên Cộng Sản.
Không phải là sự trùng hợp bác ơi mà cái ông viết kịch bản ông đọc triết học MAC - LÊ NIN rồi nên ông viết theo vậy.
Kết thúc mở (bất lực) vì nếu kết được và lại là kết có hậu thì ông ấy hơn tầm các chính khách nổi tiếng rồi. Theo đúng Triết học Mac - Lê nin thì để đạt được cái tầm làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu => sản xuất phải vượt bậc. Chính trong thuyết đó đã vẽ rõ ra rồi, nào là vật chất, ý thức, mâu thuẫn... thực tế cho dù công nghệ vượt bậc nhưng con người vẫn đang đục đẽo những gì có sẵn của thiên nhiên, và nó càng ngày càng vơi chứ lấy đâu ra thừa thãi mà để cấp cho mọi người. Viễn tưởng hơn là đi đánh chiếm trong vũ trụ thì có thể sảy ra của cải dư thừa và hình ảnh của Wall-E là tương lai của việc đó.
Hoặc có 1 cách khác như bác nói là con người phải dẹp bỏ được bản ngã tham, sân, si... lúc đó thì con người như robot thật => các thuyết quan hệ biện chứng về vật chất/ý thức, chất và lượng, mâu thuẫn, động lực phát triển lúc này có lẽ nó lại sai mất. :D.
 

Arceusium

Well-Known Member
Nhưng ít ra snowpiercer của đạo diễn Bong thì Captain America làm trật bánh thành công luôn đoàn tàu
 

JoeT0702

Moderator
Thành viên BQT
Thứ nhất: Cái lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, đích đến cuối cùng trong học thuyết Max - Lenin là điểm mà chúng ta khó và có thể không bao giờ đạt tới do nó quá lý tưởng, có chăng chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện đến gần với hình thái ấy thôi chứ ko giống như trong sách.
Thứ hai: Các nguyên tắc biện chứng trong chủ nghĩa Max - Lenin là đúng nha các bác, các bác cần nghiên cứu kỹ, nó đúng vì nó đc lấy từ các nguyên tắc vật lý, toán học chứ không phải từ các triết lý thuần túy.
Thứ ba: Đây là phim được làm từ một người sống trong xã hội Tư bản, chưa từng được nghe và giảng dạy về triết học Max - Lenin nên sẽ có một số tầm nhìn phiến diện về nó.
Thứ tư: "Bạo lực cách mạng" chỉ áp dụng khi các biện pháp hòa bình khác không hiệu quả, và ở bất cứ chế độ nào cũng có "Bạo lực cách mạng", thậm chí ở chế độ tư bản, "Bạo lực cách mạng" được thể hiện dưới hình thức vì "Nhân quyền", "Hòa bình" và còn đẫm máu hơn CNXH.
 

thinhlq.xb

Active Member
Cảm ơn bác chủ đã thông tin, vừa đánh dấu trên phimmoi, để tối về xem!
 

conando

Well-Known Member
Xã hội nào cũng vậy, quan trọng nhất là lòng trắc ẩn của mình dành cho số đông như thế nào khi trong tay nắm trọn quyền lực.
 

vnpofood.tuan

Well-Known Member
Phim này giống như bao phim nửa vời khác, là dạng “phim bất lực”, nghĩa là khi không biết kết thúc sao cho hay, thì “kết thúc mở”, một từ mĩ miều thay thế cho bất lực.


Cộng đồng thì khen phim này nhiều quá rồi, phân tích ẩn dụ tầng lớp, tôn giáo, lịch sử... Kiểu như nó là ẩn dụ của xã hội tư bản, tầng trên là tầng lớp cao, tầng dưới là tầng lớp thấp, cái khay đồ ăn là ẩn dụ về xã hội của cải vật chất thụ hưởng này nọ, phơi bày bản chất con người, bản chất tư bản, bản chất giai cấp... Nó nhàm, thực sự là nó nhàm, ai chưa xem hoặc nghĩ đến bao giờ sẽ ồ lên thích thú, còn không thì nhìn kiểu “ra chiêu” biết ngay “dạng thức” thì không phải cao thủ. Cao thủ là ra chiêu như không mà có, có mà như không, chứ phơi bày lồ lộ kiểu tầng cao tầng thấp thì trăm năm nói rồi.

Để dễ nắm, tóm tắt nội dung phim thế này, có một nhà tù, hơn 300 tầng, mỗi tầng 2 người. Một cái hố ở giữa chở đồ ăn từ trên xuống, ở trên ăn trước, xong xuống dưới. Tầng giữa sẽ còn đồ ăn, đến càng thấp thì không còn gì ăn, bắt buộc phải ăn thịt lẫn nhau. Ý chính của phim này là sự phân chia giai cấp sẽ dẫn đến kết cục như thế, ăn thịt nhau mà sống, ở trên sẽ vơ vét và ở dưới không còn gì.

Trong phạm vi bài viết này, nói về chuyện mà Platform đặt vấn đề nhưng không giải quyết, đó là chọn Tư bản hay Cộng sản. Ngày đầu tiên, khi nhân vật chính gặp lão già cùng phòng, anh đòi chia đều thức ăn để tầng dưới cũng được ăn, lão già đã hỏi ngay: “mày là cộng sản à”. Một câu hỏi bật ra ngay, không cảm xúc, không suy xét, như là một “ký hiệu nhận dạng” không lẫn vào đâu được, vì “đồng đều” chính là mục tiêu của cộng sản.

Từ hơn trăm năm trước, rất nhiều triết gia đã nhận ra khuyết điểm của Tư bản với việc hình thành giai cấp và khoảng cách giữa các giai cấp ngày một sâu, cũng giống như trong phim, tầng trên cao và tầng dưới thấp là 1 trời một vực, một bên ăn uống ê hề, một bên phải ăn thịt nhau. Những triết gia như Hegel, Engels, Marx đều hướng tới một chủ thuyết mới, là xã hội lý tưởng, nơi đó không phân tầng nữa, ai cũng như ai, ai cũng “ăn” như nhau, chủ nghĩa Cộng Sản có cái gốc hướng đến là như thế. Nghĩa là giống như trong phim The Platform, nhân vật chính đóng vai “Chúa cứu thế” làm cái công việc chia đều thức ăn, tầng trên cũng như tầng dưới. Bằng cách nào? Bằng “bạo lực cách mạng”, thằng nào ý kiến là ăn đập nát sọ, nó trùng hợp hoàn toàn với phương pháp luận của V.I. Lenin về phương pháp đấu tranh giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên Cộng Sản.

Nhưng thực tế khác với lý thuyết. Như câu chuyện trong phim Platform, việc chia đều thức ăn chỉ có thể làm được nếu tất cả con người trong đó đồng lòng, gạt bỏ hết tham sân si ganh ghét đố kỵ … Và chúng ta có mô hình… hợp tác xã, làm thì không biết ai nhiều hơn ai, nhưng ăn là chia đều. Hợp tác xã trong đời thực đã thất bại, thất bại ở chỗ “chia đều”, thất bại ở “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Cái cột trụ của chủ nghĩa cộng sản là xây dựng được “con người mới XHCN”, nghĩa là một con người nhất nhất tuân theo mọi thứ, không so sánh thiệt hơn, không ý kiến ý cò, đồng tâm xây dựng lao động làm việc vinh quang, gạt hết mọi cảm xúc, bởi nếu còn, “con người mới XHCN” sẽ thành phản động ngay, thành ngay tiểu tư sản. Tuy nhiên, nếu gạt hết mọi thứ, “con người mới XHCN” có khác gì con robot, từ đây, có thể nhận thấy, nếu người giống như robot, chủ nghĩa cộng sản sẽ thành hiện thực.

Đoạn sau của The Platform đề ra phương pháp giải quyết, như đã nói ở trên dùng “bạo lực cách mạng” để giải quyết vấn đề. Thực ra, đây không hẳn là phương pháp dở, vì nó giải quyết được vấn đề trong ngắn hạn, giải quyết được chuyện trước mắt, giống như chuyện Cộng Sản không bao giờ thua trong chiến tranh và cực kỳ hiệu quả trong chống dịch bệnh. Nhưng về lâu dài, về giải pháp toàn diện thì cách dùng bạo lực kềm chế sẽ nhanh chóng phản tác dụng, khi chúng ta không “chia nhau sự giàu sang” mà chỉ “chia đều nghèo khó” thì chắc chắn sẽ giống như Đông Âu và Liên Xô cũ.

Kết phim là cái kết nói nửa chừng thì ngừng, nghĩa là vấn đề đặt ra từ đầu phim không được giải quyết. Việc “gửi thông điệp” cho Ban Điều Hành là vô nghĩa, vì ngay từ đầu Ban Điều Hành (ẩn dụng cho guồng máy xã hội tàn nhẫn) đã không có lòng trắc ẩn, Ban Điều Hành chọn cách vận hành như thế, thì “cái thông điệp” liệu có ảnh hưởng nổi, có thay đổi nổi không? Nó cũng giống như chuyện kêu gọi “tầng trên” hy sinh lợi ích, hy sinh đặc quyền và chia bớt cho “tầng dưới”, lời kêu gọi cùng lắm ra được mấy cái quỹ từ thiện, còn lại bản chất không thay đổi.

The Platform kể một câu chuyện cũ, diễn đạt bằng một phương thức lồ lộ, “ăn” và “ăn thịt nhau”, cộng thêm một mớ màu mè tôn giáo chủng tộc triết lý cứu rỗi. Nhưng cuối cùng cái ý chính yếu nhất lại không thể giải quyết, thực ra thì ngay cả thực tế hiện tại cũng không ai giải quyết nổi. Phê phán con người thì dễ, giải pháp thay đổi mới khó. Nên phim chỉ dừng ở mức phơi bày cho chúng ta thấy sự “thối nát” của “bọn giãy chết”. Còn làm sao hết thối, chắc không phải là dừng ỉa vào mặt nhau!
không thấy có link để xem bác chủ ơi
 
2020 rồi mà vẫn bị nhồi sọ rằng Cộng sản là "chia đều" ah? khái niệm chia đều, cào bằng, làm ít làm nhiều đều hưởng như nhau chính là thứ Tư bản đang nhồi sọ vào đầu người dân, khiến cho họ nghĩ rằng Cộng sản là thứ phi lý, là điều bất khả thi, trong khi bản thân Cộng sản là hướng tới sự công bằng về tư liệu sản xuất, thứ mà Tư bản luôn luôn muốn độc chiếm
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
2020 rồi mà vẫn bị nhồi sọ rằng Cộng sản là "chia đều" ah? khái niệm chia đều, cào bằng, làm ít làm nhiều đều hưởng như nhau chính là thứ Tư bản đang nhồi sọ vào đầu người dân, khiến cho họ nghĩ rằng Cộng sản là thứ phi lý, là điều bất khả thi, trong khi bản thân Cộng sản là hướng tới sự công bằng về tư liệu sản xuất, thứ mà Tư bản luôn luôn muốn độc chiếm

Nó là thứ được viết trong Lenin Toàn Tập, ai nhồi sọ được Lenin.
 

auductai

Member
Phim tạo ra nhiều vấn đề, đưa nhiều triết lý, rồi không có cái nào được giải quyết, có phải ý nói rằng, con người dù lựa chọn hình thức gì thì cũng kết thúc trước khi chạm đến tầng lớp "Ban Điều Hành"? Coi phim mà mình cảm thấy khó chịu gớm, nên anh BuiAn nói một câu rất đúng tâm trạng của mình về phim này: "Phim bất lực". Mình rất thích các bài review của bác
 

togari9x

Member
bác nào thông não giúp : Đĩa bánh có ý nghĩa gì khác việc "Gửi thông điệp" khi có 1 phân cảnh người đầu bếp bị chửi mắng khi vô tình rơi 1 sợi tóc lên đó?
 
Bên trên