‘Thế lực tiềm ẩn’ nào khiến Google ngày càng chậm chạp?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Một tài liệu nội bộ của Google chỉ ra lý do tại sao công ty công nghệ này lại trở nên chậm chạp hơn trong thời gian gần đây và cho rằng, chính văn hóa của công ty đã tạo ra “những cơn gió ngược về sự phối hợp”. Một cựu nhân viên đã so sánh Google với nấm mốc.

Khi Google đã tăng quy mô lên tới hơn 186.000 công nhân, nhiều nhân viên và thậm chí cả CEO đã phàn nàn rằng công ty đã trở nên quá chậm chạp, quá quan liêu và hoạt động không đủ hiệu quả. Chúng là những triệu chứng phổ biến của bất kỳ công ty nào khi quá phát triển.

Một tài liệu nội bộ của Google – được viết bởi một cựu nhân viên lâu năm và vẫn được lưu hành giữa các nhân viên ngày nay – đã giải thích lý do tại sao công ty thuộc sở hữu của Alphabet đang phải đối mặt với “những cơn gió ngược về sự phối hợp”.

Alex Komoroske, cựu Giám đốc sản phẩm Google, đã viết: “Google luôn tự hào về việc nhanh chóng giải quyết các vấn đề quy mô toàn cầu. Nhưng gần đây, công ty này đã bắt đầu chậm hơn rất nhiều. Ngay cả việc hoàn thành những điều tưởng chừng như đơn giản nhất cũng tốn rất nhiều thời gian”.

avatar1673926633111-16739266336631494352939.jpg

Bài viết của Komoroske có tiêu đề “Tại sao mọi thứ ở Google lại trở nên khó khăn như vậy?” đưa ra lý do rằng quy mô và cơ cấu tổ chức từ dưới lên của Google đã khiến công ty chậm lại đáng kể trong những năm gần đây. Anh tin rằng gốc rễ của vấn đề nằm ở một “thế lực tiềm ẩn”.

Komoroske đã so sánh cơ cấu tổ chức từ dưới lên của Google với một loại nấm mốc: một sinh vật đơn bào có thể hoạt động độc lập nhưng cũng có thể kết hợp với nhau để tạo ra một mạng lưới lớn hơn. “Google về cơ bản giống như loại nấm nhầy”, Komoroske viết.

Phát triển mạnh trong sự mơ hồ, khen thưởng sự độc lập và chủ động. Đây là một phần cơ bản trong văn hóa của chúng tôi và được củng cố bởi quy trình tuyển dụng và thăng chức”, Komoroske chia sẻ.

Theo Komoroske, loại nấm nhầy này “có thể làm những điều đáng kinh ngạc” bằng cách tạo ra nhiều giá trị hơn tổng các bộ phận cộng lại. Đồng thời, loại hình tổ chức này càng phát triển lớn, các quy trình càng chậm lại do nhiều bộ phận hoạt động độc lập, dẫn đến sự “lộn xộn” khó dự đoán và kiểm soát.

Thời gian tài liệu này được hoàn thiện không được nhắc đến nhưng Komoroske chính thức đi làm ở Google vào năm 2018 và nghỉ làm từ tháng 7/2021. Lần cập nhật cuối cùng của tài liệu nội bộ này là năm 2019.

Chắc chắn các công ty sẽ phát triển chậm hơn khi họ tăng quy mô. Vì vậy, Komoroske đã đưa ra lời giải thích áp dụng cho nhiều tập đoàn phát triển lớn. Komoroske cho biết: “Tôi tin rằng chúng không dành riêng cho bất kỳ bối cảnh nào, mà xuất hiện một cách cố hữu bất cứ khi nào có những cá nhân quan tâm sâu sắc tới vấn đề. Thay vì bỏ qua những động lực này, tôi nghĩ thừa nhận và đón nhận chúng với sự cởi mở sẽ quan trọng hơn”.

Komoroske cho rằng không có giải pháp dễ dàng nào cho vấn đề này, nhưng đây là điều mà các công ty không nên bỏ qua.

Theo New York Times, năm 2018, hơn 10 phó chủ tịch của Google đã gửi email cho CEO Sundar Pichai để cảnh báo rằng công ty đang gặp phải những khó khăn ngày càng lớn, bao gồm các vấn đề trong việc điều phối các quyết định kỹ thuật.

Giống như Meta và Amazon, Google đã tuyển dụng hàng loạt trong vài năm qua. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2022, Goole đã tuyển thêm 30.000 nhân viên và nâng tổng số nhân viên lên gần 187.000 người. BI cho biết, hiện tại, Alphabet, công ty mẹ của Google, đang thực hiện chính sách cắt giảm chi phí. Công ty có có thể cắt giảm các dự án đắt tiền và thậm chí sa thải nhân viên ở các công ty con.

Theo Genk​
 
Bên trên