Theo KED, Samsung Display vừa điều động 30% lực lượng R&D panel OLED cỡ lớn sang bộ phận R&D cỡ vừa và nhỏ, tương ứng khoảng 500 kĩ sư có chuyên môn. Đây là động thái đối phó với thế lực Trung Quốc đang lên, đặc biệt là BOE. 1 nguồn tin trong ngành cho biết: "Để chống lại sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc khi tận dụng lợi thế giá rẻ, Samsung thực thi biện pháp phòng thủ đầu tiên là tăng cường nghiên cứu công nghệ mới."
Theo Omdia, cỡ vừa nhỏ được dự báo tăng quy mô lên gấp 3 lần vào năm 2029, trị giá gần 9 tỷ USD. Tuy SDC vẫn là hãng dẫn đầu với 43% thị phần, họ lại đang chịu áp lực cạnh tranh lớn từ Trung Quốc. Năm 2022, nhóm đối thủ Trung Quốc có thị phần gộp kém Hàn Quốc tới 40%, chỉ sau 1 năm tức đến 2023, khoảng cách rút ngắn xuống chỉ còn 10% (xem hình minh họa thị phần phân khúc OLED cỡ vừa và nhỏ ở dưới). Thực sự quá nhanh!
CEO Choi Joo Sun cảnh báo việc Trung Quốc bắt kịp họ chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông đặc biệt lưu ý đến chênh lệch trình độ kĩ thuật: "Công nghệ OLED Hàn Quốc giờ chỉ còn dẫn trước Trung Quốc khoảng 1 đến 1.5 năm mà thôi." Ngay cả phân khúc màn hình gập cũng đang bị BOE đe dọa gay gắt. 1 nguồn tin trong ngành tiết lộ tâm lý hoang mang đang lan rộng, sợ rằng sẽ có ngày họ mất luôn thị trường OLED vào tay đối thủ sau khi cả SDC lẫn LGD đều đã "đầu hàng" ở thị trường LCD.
Áp lực cạnh tranh này vô tình gây khó dễ cho công nghệ QD-OLED mà SDC đang theo đuổi. Năm 2019, công ty Hàn Quốc tuyên bố đầu tư hơn 10 tỷ USD vào R&D và sản xuất hàng loạt panel QD-OLED, kỳ vọng thiết lập vị thế ở phân khúc cỡ lớn cạnh tranh White OLED của LGD. Họ có 1 số khách hàng lớn như Sony, Samsung Electronics, Dell,... Sản phẩm trang bị panel QD-OLED bước đầu nhận đánh giá tốt.
Tuy nhiên, động thái luân chuyển kĩ sư ở trên cho thấy công ty buộc phải ưu tiên phân khúc vừa và nhỏ hơn, phần nào đã phân tán nguồn lực khỏi cỡ lớn. Cùng lúc đó, khách hàng lớn nhất là Samsung Electronics lại "bắt tay" LGD để mua panel White OLED sản xuất TV, dự kiến lên đến 1 triệu panel trong năm nay. SDC đang gặp khó trong việc tìm khách hàng mới ngoài Samsung Electronics và Sony ở trên.
Đã vậy, TCL đang theo đuổi kế hoạch thương mại tấm nền OLED in phun bắt nguồn từ Nhật Bản thông qua công ty con CSOT. Còn BOE chuẩn bị cho ra lò hàng loạt tấm nền OLED cỡ vừa và nhỏ hướng đến laptop/tablet, sau khi lắp đặt máy lắng đọng hóa học (CVD) của Sunic System (Hàn Quốc) tại dây chuyền Gen 8.6 mới nhất. Bản thân SDC cũng vừa khai trương dây chuyền Gen 8.6 làm tấm nền cho laptop/tablet, lắp đặt CVD từ Canon Tokki (Nhật Bản).
Samsung Display khai trương dây chuyền mới lắp đặt thiết bị Canon
Như vậy, công nghệ QD-OLED trên TV đang rơi vào tình cảnh hiểm nghèo. Một mặt, sản lượng và chi phí không theo kịp được White OLED đã đi trước. Mặt khác, TCL CSOT đang nhăm nhe thương mại công nghệ OLED Nhật Bản để cạnh tranh cùng phân khúc tấm nền TV. Còn ở trong chính SDC, họ lại bị BOE và đồng hương dồn ép vào thế phòng thủ ở phân khúc cỡ vừa và nhỏ, phải tức tốc phân bổ thêm nguồn lực hòng giữ ngôi vương.
Ngoài ra, sản xuất QD-OLED cũng phức tạp hơn thông thường. Do chất phát quang huỳnh quang có khả năng phát sáng kém nên phải dùng tới 3 lớp xếp chồng để đảm bảo hiệu suất. Tốn nhiều thời gian và vật liệu hơn. Samsung đang hy vọng các hãng vật liệu như UDC (Mỹ) thương mại lân quang xanh lam hoặc ai đó thương mại được TADF xanh lam (ví dụ Cynora của Đức đã nhận đầu tư từ Samsung), để chuyển sang nhằm tối ưu quy trình chế tạo tấm nền. Lộ trình là đâu đó trong 2025-2026.
SDC chần chừ mở rộng công suất QD-OLED, giảm tốc độ R&D vì phải ưu tiên cho phân khúc khác, điều này khiến năng lực cung ứng khó có thêm đột phá trong tương lai. Khi giữ nguyên hiện trạng như hiện nay, QD-OLED trở nên kém hấp dẫn hơn White OLED trên TV và RGB OLED trên laptop/tablet. Nếu sau này TCL CSOT thành công với OLED in phun, chỗ đứng cho QD-OLED càng bị lung lay. Cần nhất là phải kiếm thêm khách hàng mới ngoài Sony và Samsung Electronics.
Theo VN review
Theo Omdia, cỡ vừa nhỏ được dự báo tăng quy mô lên gấp 3 lần vào năm 2029, trị giá gần 9 tỷ USD. Tuy SDC vẫn là hãng dẫn đầu với 43% thị phần, họ lại đang chịu áp lực cạnh tranh lớn từ Trung Quốc. Năm 2022, nhóm đối thủ Trung Quốc có thị phần gộp kém Hàn Quốc tới 40%, chỉ sau 1 năm tức đến 2023, khoảng cách rút ngắn xuống chỉ còn 10% (xem hình minh họa thị phần phân khúc OLED cỡ vừa và nhỏ ở dưới). Thực sự quá nhanh!
CEO Choi Joo Sun cảnh báo việc Trung Quốc bắt kịp họ chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông đặc biệt lưu ý đến chênh lệch trình độ kĩ thuật: "Công nghệ OLED Hàn Quốc giờ chỉ còn dẫn trước Trung Quốc khoảng 1 đến 1.5 năm mà thôi." Ngay cả phân khúc màn hình gập cũng đang bị BOE đe dọa gay gắt. 1 nguồn tin trong ngành tiết lộ tâm lý hoang mang đang lan rộng, sợ rằng sẽ có ngày họ mất luôn thị trường OLED vào tay đối thủ sau khi cả SDC lẫn LGD đều đã "đầu hàng" ở thị trường LCD.
Áp lực cạnh tranh này vô tình gây khó dễ cho công nghệ QD-OLED mà SDC đang theo đuổi. Năm 2019, công ty Hàn Quốc tuyên bố đầu tư hơn 10 tỷ USD vào R&D và sản xuất hàng loạt panel QD-OLED, kỳ vọng thiết lập vị thế ở phân khúc cỡ lớn cạnh tranh White OLED của LGD. Họ có 1 số khách hàng lớn như Sony, Samsung Electronics, Dell,... Sản phẩm trang bị panel QD-OLED bước đầu nhận đánh giá tốt.
Tuy nhiên, động thái luân chuyển kĩ sư ở trên cho thấy công ty buộc phải ưu tiên phân khúc vừa và nhỏ hơn, phần nào đã phân tán nguồn lực khỏi cỡ lớn. Cùng lúc đó, khách hàng lớn nhất là Samsung Electronics lại "bắt tay" LGD để mua panel White OLED sản xuất TV, dự kiến lên đến 1 triệu panel trong năm nay. SDC đang gặp khó trong việc tìm khách hàng mới ngoài Samsung Electronics và Sony ở trên.
Đã vậy, TCL đang theo đuổi kế hoạch thương mại tấm nền OLED in phun bắt nguồn từ Nhật Bản thông qua công ty con CSOT. Còn BOE chuẩn bị cho ra lò hàng loạt tấm nền OLED cỡ vừa và nhỏ hướng đến laptop/tablet, sau khi lắp đặt máy lắng đọng hóa học (CVD) của Sunic System (Hàn Quốc) tại dây chuyền Gen 8.6 mới nhất. Bản thân SDC cũng vừa khai trương dây chuyền Gen 8.6 làm tấm nền cho laptop/tablet, lắp đặt CVD từ Canon Tokki (Nhật Bản).
Samsung Display khai trương dây chuyền mới lắp đặt thiết bị Canon
Như vậy, công nghệ QD-OLED trên TV đang rơi vào tình cảnh hiểm nghèo. Một mặt, sản lượng và chi phí không theo kịp được White OLED đã đi trước. Mặt khác, TCL CSOT đang nhăm nhe thương mại công nghệ OLED Nhật Bản để cạnh tranh cùng phân khúc tấm nền TV. Còn ở trong chính SDC, họ lại bị BOE và đồng hương dồn ép vào thế phòng thủ ở phân khúc cỡ vừa và nhỏ, phải tức tốc phân bổ thêm nguồn lực hòng giữ ngôi vương.
Ngoài ra, sản xuất QD-OLED cũng phức tạp hơn thông thường. Do chất phát quang huỳnh quang có khả năng phát sáng kém nên phải dùng tới 3 lớp xếp chồng để đảm bảo hiệu suất. Tốn nhiều thời gian và vật liệu hơn. Samsung đang hy vọng các hãng vật liệu như UDC (Mỹ) thương mại lân quang xanh lam hoặc ai đó thương mại được TADF xanh lam (ví dụ Cynora của Đức đã nhận đầu tư từ Samsung), để chuyển sang nhằm tối ưu quy trình chế tạo tấm nền. Lộ trình là đâu đó trong 2025-2026.
SDC chần chừ mở rộng công suất QD-OLED, giảm tốc độ R&D vì phải ưu tiên cho phân khúc khác, điều này khiến năng lực cung ứng khó có thêm đột phá trong tương lai. Khi giữ nguyên hiện trạng như hiện nay, QD-OLED trở nên kém hấp dẫn hơn White OLED trên TV và RGB OLED trên laptop/tablet. Nếu sau này TCL CSOT thành công với OLED in phun, chỗ đứng cho QD-OLED càng bị lung lay. Cần nhất là phải kiếm thêm khách hàng mới ngoài Sony và Samsung Electronics.
Theo VN review