mrchubby
Chuyên viên tin tức
Sau 1h40 phút thưởng thức chuyến phiêu lưu tìm về bản ngã đầy thú vị của loài động vật mang danh “người bạn tốt nhất” của loài người, The Call of the Wild 2020 (Tựa việt: Tiếng gọi nơi hoang dã) đã chính thức khép lại với quang cảnh của một tràng vỗ tay kéo dài, chỉ để báo hiệu rằng: The Call of The Wild 2020 chính là điểm sáng hiếm hoi giúp kéo khán giả đến rạp sau mùa phim Tết vốn không được đánh giá cao về mặt chất lượng trong thời gian qua.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết The Call of the Wild của nhà văn Mỹ Jack London xuất bản vào những năm đầu của thế kỷ trước. Hẳn The Call of the Wild – Tiếng gọi nơi hoang dã, không còn xa lạ với nhiều người, bởi lẽ đây là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng, vốn được xếp vào hàng “gối đầu giường” của biết bao thế hệ trẻ từ trước đến nay.
Nếu tiểu thuyết cho người đọc thỏa sức hình dung cho mình về một xã hội Mỹ được dựng nên qua ngòi bút của Jack London, thì phiên bản chuyển thể sang phim ảnh của “tiếng gọi nơi hoang dã” có phần trói buộc người xem vào những hình ảnh cụ thể và mang nhiều màu sắc hơn.
Buck – chú chó giữ nhà California năm nào, không khác được, vẫn là nhân vật chính của chúng ta trong phiên bản phim ảnh của cuốn tiểu thuyết năm xưa. Có điều qua cách kể chuyện của đạo diễn Chris Sanders, Buck giờ đây đã trở nên “người” hơn, mang trong mình sự nhân cách hóa theo bản thân là có phần “hơi thái quá”. Và do đó vô tình đã làm mất đi sự tự nhiên của loài vật nuôi vốn dĩ đã rất thân quen trong cuộc sống của nhiều người trong chúng ta.
Buck được CGI hóa hoàn toàn thông qua màn hóa thân từ Terry Notary – movement coach nổi tiếng ở Hollywood. Mọi cảm xúc, biểu cảm và cách tương tác giữa Buck với các bạn diễn là con người đều cho thấy sự tiến hóa vượt trội trong cách dựng CGI trong những năm gần đây. Tuy nhiên nếu người xem tinh ý thì ở trong một số phân cảnh, các cử động chân của Buck vẫn chưa giống thực lắm. Bên cạnh đó cảm giác vật lý về trọng lượng của Buck vẫn chưa được đồng nhất trong suốt bộ phim.
The Call of the Wild 2020 được phân ra 03 đoạn rõ rệt, kể về 03 giai đoạn chính trong hành trình tìm về bản ngã của Buck. Trong 03 đoạn ấy, cao trào được chia đều, mở lúc cần mở, thắt lúc cần thắt, và do đó chuyến phiêu lưu của Buck luôn giữ được nhịp điệu hấp dẫn từ đầu đến cuối. Quả thực đạo diễn Chris Sanders đã quá khôn khéo khi biết cách giữ chân khán giả, đưa vào những tình tiết thú vị về biểu cảm của Buck, gợi nên những tràng cười nhỏ đầy thú vị trong suốt chiều dài của bộ phim.
Xuất hiện chiếm một phần lớn trên poster là Harrison Ford – diễn viên điển trai năm nào giờ đã trở nên già cỗi trong The Call of the Wild. Chỉ tham gia vào 1/3 thời lượng của phim, Harrison Ford hóa thân vào John Thornton - bậc thầy cuối cùng trước khi trở về với bản ngã hoang dã của Buck. John Thornton chính là sự đối lập trong cảm xúc với Buck, tạo nên những mảng tương phản cho câu chuyện của The Call of The Will. Câu chuyện của John Thornton là mối tâm tư đầy khắc khoải và nặng trĩu những đau khổ. Câu chuyện ấy quá nhiều nguyên liệu hấp dẫn để đưa The Call of the Wild đến một đẳng cấp khác, nhưng có lẽ để tiếp cận đến nhiều đối tượng khán giả hơn, nên bộ phim của chúng ta chỉ lướt qua và xem đó là một chút hương vị thêm vào cho chuyến phiêu lưu.
Nếu các bạn đang tìm một thứ gì đó giống với nguyên tác, thì chắc chắn The Call of The Wild 2020 không dành cho các bạn. Bởi một số tình tiết đã được thay đổi, thêm thắt nhằm giúp mạch truyển được thú vị và có cao trào hơn. Các mối xung đột, những cảm xúc đau khổ được trong tiểu thuyết không thể được khắc họa rõ nét trong câu chuyện của phim ảnh. Chỉ đơn giản rằng The Call of The Wild 2020 là một câu chuyện giải trí nhẹ nhàng về chuyến phiêu lưu của Buck mà thôi.
100 phút – đó chính là thời lượng của The Call of The Wild, và nhiêu đó thực sự không đủ để đưa hết những tinh hoa từ tiểu thuyết của Jack London lên màn ảnh. Nhưng Buck trong The Call of The Wild 2020 thực vẫn là một chú chó với chuyến phiêu lưu đầy thú vị, hơn nữa sâu bên trong câu chuyện ấy còn chứa đựng những thông điệp mang đầy tính nhân văn.
The Call of The Wild 2020 xứng đáng là một bộ phim để ra rạp trong dịp cuối tuần này nếu bạn muốn trải qua 100 phút nhẹ nhàng với người mình yêu thương.
Đánh giá cá nhân: 7.5/10
Được chuyển thể từ tiểu thuyết The Call of the Wild của nhà văn Mỹ Jack London xuất bản vào những năm đầu của thế kỷ trước. Hẳn The Call of the Wild – Tiếng gọi nơi hoang dã, không còn xa lạ với nhiều người, bởi lẽ đây là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng, vốn được xếp vào hàng “gối đầu giường” của biết bao thế hệ trẻ từ trước đến nay.
Nếu tiểu thuyết cho người đọc thỏa sức hình dung cho mình về một xã hội Mỹ được dựng nên qua ngòi bút của Jack London, thì phiên bản chuyển thể sang phim ảnh của “tiếng gọi nơi hoang dã” có phần trói buộc người xem vào những hình ảnh cụ thể và mang nhiều màu sắc hơn.
Buck – chú chó giữ nhà California năm nào, không khác được, vẫn là nhân vật chính của chúng ta trong phiên bản phim ảnh của cuốn tiểu thuyết năm xưa. Có điều qua cách kể chuyện của đạo diễn Chris Sanders, Buck giờ đây đã trở nên “người” hơn, mang trong mình sự nhân cách hóa theo bản thân là có phần “hơi thái quá”. Và do đó vô tình đã làm mất đi sự tự nhiên của loài vật nuôi vốn dĩ đã rất thân quen trong cuộc sống của nhiều người trong chúng ta.
Buck được CGI hóa hoàn toàn thông qua màn hóa thân từ Terry Notary – movement coach nổi tiếng ở Hollywood. Mọi cảm xúc, biểu cảm và cách tương tác giữa Buck với các bạn diễn là con người đều cho thấy sự tiến hóa vượt trội trong cách dựng CGI trong những năm gần đây. Tuy nhiên nếu người xem tinh ý thì ở trong một số phân cảnh, các cử động chân của Buck vẫn chưa giống thực lắm. Bên cạnh đó cảm giác vật lý về trọng lượng của Buck vẫn chưa được đồng nhất trong suốt bộ phim.
The Call of the Wild 2020 được phân ra 03 đoạn rõ rệt, kể về 03 giai đoạn chính trong hành trình tìm về bản ngã của Buck. Trong 03 đoạn ấy, cao trào được chia đều, mở lúc cần mở, thắt lúc cần thắt, và do đó chuyến phiêu lưu của Buck luôn giữ được nhịp điệu hấp dẫn từ đầu đến cuối. Quả thực đạo diễn Chris Sanders đã quá khôn khéo khi biết cách giữ chân khán giả, đưa vào những tình tiết thú vị về biểu cảm của Buck, gợi nên những tràng cười nhỏ đầy thú vị trong suốt chiều dài của bộ phim.
Xuất hiện chiếm một phần lớn trên poster là Harrison Ford – diễn viên điển trai năm nào giờ đã trở nên già cỗi trong The Call of the Wild. Chỉ tham gia vào 1/3 thời lượng của phim, Harrison Ford hóa thân vào John Thornton - bậc thầy cuối cùng trước khi trở về với bản ngã hoang dã của Buck. John Thornton chính là sự đối lập trong cảm xúc với Buck, tạo nên những mảng tương phản cho câu chuyện của The Call of The Will. Câu chuyện của John Thornton là mối tâm tư đầy khắc khoải và nặng trĩu những đau khổ. Câu chuyện ấy quá nhiều nguyên liệu hấp dẫn để đưa The Call of the Wild đến một đẳng cấp khác, nhưng có lẽ để tiếp cận đến nhiều đối tượng khán giả hơn, nên bộ phim của chúng ta chỉ lướt qua và xem đó là một chút hương vị thêm vào cho chuyến phiêu lưu.
Nếu các bạn đang tìm một thứ gì đó giống với nguyên tác, thì chắc chắn The Call of The Wild 2020 không dành cho các bạn. Bởi một số tình tiết đã được thay đổi, thêm thắt nhằm giúp mạch truyển được thú vị và có cao trào hơn. Các mối xung đột, những cảm xúc đau khổ được trong tiểu thuyết không thể được khắc họa rõ nét trong câu chuyện của phim ảnh. Chỉ đơn giản rằng The Call of The Wild 2020 là một câu chuyện giải trí nhẹ nhàng về chuyến phiêu lưu của Buck mà thôi.
100 phút – đó chính là thời lượng của The Call of The Wild, và nhiêu đó thực sự không đủ để đưa hết những tinh hoa từ tiểu thuyết của Jack London lên màn ảnh. Nhưng Buck trong The Call of The Wild 2020 thực vẫn là một chú chó với chuyến phiêu lưu đầy thú vị, hơn nữa sâu bên trong câu chuyện ấy còn chứa đựng những thông điệp mang đầy tính nhân văn.
The Call of The Wild 2020 xứng đáng là một bộ phim để ra rạp trong dịp cuối tuần này nếu bạn muốn trải qua 100 phút nhẹ nhàng với người mình yêu thương.
Đánh giá cá nhân: 7.5/10