Các nhà sản xuất điện thoại di động nói gì khi điện thoại nóng lên?
Nhiều người dùng tin rằng thời tiết nắng nóng của mùa hè cũng có thể khiến điện thoại thông minh "say nắng". Điện thoại không chỉ nóng lên mà còn chạy chậm và tốc độ mạng cũng bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là màn hình đen khi bật máy ảnh.
Để đối phó với hiện tượng này, bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Apple đã chỉ ra rằng môi trường nhiệt độ cao có thể khiến điện thoại tự động giảm hiệu suất khi mức độ tiêu thụ năng lượng tăng đột biến để bảo vệ phần cứng, chính điều này sẽ tác động đến tốc độ mạng.
Ví dụ, iPhone 15 Pro Max mới nhất có vỏ bằng titan, có độ dẫn nhiệt cao hơn vỏ kính. Nếu ở ngoài trời thời gian dài điện thoại có thể bị nóng và điều này sẽ kích hoạt cơ chế bảo vệ làm điện thoại tự động giảm độ sáng màn hình, nếu có ứng dụng sử dụng mạng di động thì kết nối sẽ chậm lại để giảm tiêu thụ năng lượng.
Tuy nhiên, phía bộ phận dịch vụ khách hàng của Huawei lại có quan điểm khác, hãng này nói rằng tốc độ mạng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chất lượng tín hiệu nên chẳng liên quan trực tiếp gì đến nhiệt độ điện thoại.
Đối mặt với tình cảnh điện thoại "sốt" mãi không hạ, nhiều người dùng đã sáng tạo ra nhiều cách làm mát điện thoại. Có người sử dụng luân phiên hai miếng hạ sốt, giúp người này livestream 2 tiếng liên tục. Một người gợi ý, tháo vỏ điện thoại rồi xịt cồn lên giấy lau cả màn hình và mặt sau trong khi bật quạt sẽ làm điện thoại hết nóng ngay lập tức. Hoặc đặt điện thoại vào tủ lạnh mỗi khi thấy điện thoại nóng lên là cách làm của nhiều người.
Nhưng những phương pháp tưởng chừng tiện lợi này chưa chắc đã an toàn. Một cư dân mạng đã kể rằng sau khi dùng túi đá có cuốn một lớp khăn để áp vào điện thoại đã khiến bo mạch chủ điện thoại bị nước xâm nhập.
Các hãng Apple, Huawei, OPPO, Vivo và Honor đều nhấn mạnh rằng cách thức giảm nhiệt điện thoại tối ưu nhất là tối ưu hóa cài đặt phần mềm (bật chế độ tiết kiệm pin, điều chỉnh độ sáng màn hình,…) và tránh để điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao (xe hơi bên ngoài trời hoặc trong túi kín,…).
Đối với các sản phẩm làm mát từ bên thứ ba, các nhà sản xuất điện thoại nói rằng rất khó để có thể đánh giá tác hại tiềm ẩn lên phần cứng điện thoại. Vì vậy, không nên sử dụng miếng dán làm mát hoặc túi đá hoặc các vật làm mát trực tiếp khác.
Hỗ trợ kỹ thuật của Apple cũng cho biết rằng nhiệt độ cực thấp không tốt cho pin vì nhiệt độ giảm đột ngột có thể khiến các phản ứng hóa học bên trong pin bị ngăn chặn.
Dịch vụ khách hàng của Vivo giải thích thêm rằng việc điện thoại tiếp xúc đột ngột với đá lạnh trong khi đang ở nhiệt độ cao có thể khiến hơi nước bên trong máy ngưng tụ thành nước, từ đó sẽ ảnh hưởng xấu tới linh kiện điện tử.
Honor khuyến nghị rằng nếu bạn cần làm mát điện thoại khẩn cấp, hãy đặt điện thoại trong nhà, bật điều hòa hoặc đặt điện thoại trên bàn sắt lạnh hoặc nơi mát hơn một chút rồi để yên trong 3 đến 5 phút để sử dụng bình thường.
Theo Genk
Nhiều người dùng tin rằng thời tiết nắng nóng của mùa hè cũng có thể khiến điện thoại thông minh "say nắng". Điện thoại không chỉ nóng lên mà còn chạy chậm và tốc độ mạng cũng bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là màn hình đen khi bật máy ảnh.
Để đối phó với hiện tượng này, bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Apple đã chỉ ra rằng môi trường nhiệt độ cao có thể khiến điện thoại tự động giảm hiệu suất khi mức độ tiêu thụ năng lượng tăng đột biến để bảo vệ phần cứng, chính điều này sẽ tác động đến tốc độ mạng.
Ví dụ, iPhone 15 Pro Max mới nhất có vỏ bằng titan, có độ dẫn nhiệt cao hơn vỏ kính. Nếu ở ngoài trời thời gian dài điện thoại có thể bị nóng và điều này sẽ kích hoạt cơ chế bảo vệ làm điện thoại tự động giảm độ sáng màn hình, nếu có ứng dụng sử dụng mạng di động thì kết nối sẽ chậm lại để giảm tiêu thụ năng lượng.
Tuy nhiên, phía bộ phận dịch vụ khách hàng của Huawei lại có quan điểm khác, hãng này nói rằng tốc độ mạng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chất lượng tín hiệu nên chẳng liên quan trực tiếp gì đến nhiệt độ điện thoại.
Đối mặt với tình cảnh điện thoại "sốt" mãi không hạ, nhiều người dùng đã sáng tạo ra nhiều cách làm mát điện thoại. Có người sử dụng luân phiên hai miếng hạ sốt, giúp người này livestream 2 tiếng liên tục. Một người gợi ý, tháo vỏ điện thoại rồi xịt cồn lên giấy lau cả màn hình và mặt sau trong khi bật quạt sẽ làm điện thoại hết nóng ngay lập tức. Hoặc đặt điện thoại vào tủ lạnh mỗi khi thấy điện thoại nóng lên là cách làm của nhiều người.
Nhưng những phương pháp tưởng chừng tiện lợi này chưa chắc đã an toàn. Một cư dân mạng đã kể rằng sau khi dùng túi đá có cuốn một lớp khăn để áp vào điện thoại đã khiến bo mạch chủ điện thoại bị nước xâm nhập.
Các hãng Apple, Huawei, OPPO, Vivo và Honor đều nhấn mạnh rằng cách thức giảm nhiệt điện thoại tối ưu nhất là tối ưu hóa cài đặt phần mềm (bật chế độ tiết kiệm pin, điều chỉnh độ sáng màn hình,…) và tránh để điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao (xe hơi bên ngoài trời hoặc trong túi kín,…).
Đối với các sản phẩm làm mát từ bên thứ ba, các nhà sản xuất điện thoại nói rằng rất khó để có thể đánh giá tác hại tiềm ẩn lên phần cứng điện thoại. Vì vậy, không nên sử dụng miếng dán làm mát hoặc túi đá hoặc các vật làm mát trực tiếp khác.
Hỗ trợ kỹ thuật của Apple cũng cho biết rằng nhiệt độ cực thấp không tốt cho pin vì nhiệt độ giảm đột ngột có thể khiến các phản ứng hóa học bên trong pin bị ngăn chặn.
Dịch vụ khách hàng của Vivo giải thích thêm rằng việc điện thoại tiếp xúc đột ngột với đá lạnh trong khi đang ở nhiệt độ cao có thể khiến hơi nước bên trong máy ngưng tụ thành nước, từ đó sẽ ảnh hưởng xấu tới linh kiện điện tử.
Honor khuyến nghị rằng nếu bạn cần làm mát điện thoại khẩn cấp, hãy đặt điện thoại trong nhà, bật điều hòa hoặc đặt điện thoại trên bàn sắt lạnh hoặc nơi mát hơn một chút rồi để yên trong 3 đến 5 phút để sử dụng bình thường.
Theo Genk