Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

Angus_Bert

Film critic
Năm 2013 này có lẽ là khoảng thời gian với nhiều cảm xúc trộn lẫn dành cho Microsoft. Có thể kể ra thành công như kỉ lục bán Xbox One, Office 2013 hay thậm chí là sự phát triển của nền tảng Windows Phone. Nhưng cũng không ít nỗi buồn như sự chia tay của CEO Steve Ballmer. Bài viết này sẽ tổng hợp lại những gì mà Microsoft đã làm được trong suốt một năm qua.


47202-albums1466939-picture139257.jpg


Nếu xét sơ chung suốt gần 365 ngày qua thì Microsoft đã có một năm hạnh phúc cho riêng mình. Dù cho doanh số của ngành công nghiệp PC ngày cành sụt giảm, nhưng hãng vẫn sống khỏe và tạo ra những khoản sinh lời tốt. Những sản phẩm tồi tệ của hãng trong quá khứ - IE hay Windows 8 và Surface RT đã được thay thế bằng những người đàn em 'bớt tồi tệ' hơn. Có đến hơn 250 triệu người dùng kích hoạt hệ điều hành Windows 8.1 và thị phần của Windows Phone cũng đang tăng trưởng tốt trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các thị trường viễn thông mới nổi.

Nhưng hãy cùng đi chi tiết hơn

Nốt Thăng của Microsoft

1. Doanh thu kỉ lục, giá cổ phiếu tăng cao

Câu chuyện ai sẽ là người tiếp quản gã khổng lồ trong ngành phần mềm sau khi CEO Steve Ballmer quyết định nghỉ hưu (với màn chia tay rất cảm động) không hề khiến cho giá trị của Microsoft bị giảm sút (thực chất là giới đầu tư mừng vô cùng khi Ballmer không còn làm CEO M$ nữa). Đấy là chưa kể hãng này đã từng bán một ít cổ phiếu ra ngoài để tranh thủ thu về thêm lợi nhuận.

Trong tháng 10 thì lợi nhuận Quý tăng đến 16% và khiến cho doanh thu đạt mức kỉ lục 18.5 tỉ đô. Tình hình tốt lành như thế khiến giá cổ phiếu tăng lên 35$, và chạm đỉnh ở mốc 38$. Lần cuối cùng giá một cổ phiếu của Microsoft có giá trị như thế này là mãi tận tháng 10 năm 2007.

2. Thành công của Office 2013 và Office 365

Có thể Google có Android KitKat với QuickOffice miễn phí, hay Apple với Mac và iOS có iWorks, nhưng chính Microsoft mới là kẻ thành công khi hàng tháng có 2 triệu người dùng sẵn sàng chi trả đế sử dụng gói Office 365 Home Premium của Office 2013, dịch vụ Skype cùng 20GB lưu trữ SkyDrive. Điều này đã mang đến thêm một khoảng 1.5 tỉ đô doanh thu trong mảng Office 365 từ nhóm khách hàng doanh nghiệp (thêm 1 tỉ khác từ Lync). So ra thì mảng Windows vẫn kiếm được nhiều nhất với 4.4 tỉ đô, nhưng Office cũng chẳng lo lắng nếu như doanh số PC vẫn đang tụt dần đều.

47202-albums1466939-picture139247.jpg

3. Xbox One

Có thể Sony cũng như nhiều người sẽ quan tâm đến việc PS4 bán được bao nhiêu chiếc và ra mắt sớm hơn, dù có thế và tính cả luôn những lùm xùm xung quanh chính sách phát hành game quái đản của mình (chỉ cho chơi game nếu máy có kết nối Internet) thì không thể phủ nhận Microsoft đã quá thành công với Xbox One. Nhanh chóng đạt được doanh số 1 triệu máy trong chưa đầy 24 giờ (nhanh hơn cả PS4), mẫu console mới này còn gây ấn tượng khi đạt 85 triệu giờ chơi kể từ tháng 11.

Được Microsoft nhắm đến như là một thiết bị giải trí duy nhất trong căn nhà, Xbox One trang bị đầy đủ những tính năng bao gồm chơi game, truyền phát video, tương thích với TV, gọi Skype hay cài đặc ứng dụng và điều khiển bằng giọng nói, cử chỉ. Vậy nên chiếc PS4 nếu so ra trông thật nhỏ bé nếu đặt cạnh sản phẩm con cưng này của Microsoft.

4. Những chiến thắng pháp lí

Năm nay là một năm tốt lành của Microsoft ở các tòa án, đặc biệt là cuộc chiến với Motorola khi buộc tội được nhà sản xuất điện thoại Android này vi phạm bản quyền về bằng sáng chế WiFi.

Làm được điều đó cũng đòi hỏi một nỗ lực của M$, đặc biệt là khi Google đã tìm cách đề hải quan không cấm bán những chiếc điện thoại vi phạm bằng sáng chế này. Và tuy là đã chiến thắng trong lần tiếp theo cãi nhau tại tòa, nhưng hãng cũng chẳng nghe được một lời phúc đáp nào từ Hải quan Hoa Kỳ. Nhưng gã khổng lồ này cũng chẳng buồn phiền, nhiều năm qua Microsoft kiếm được khoản tiền không nhỏ cũng là nhờ vào những thiết bị di động Android. Đơn giản lần này muốn thoát tội, Motorola hãy xì tiền ra.

47202-albums1466939-picture139249.jpg

5. Windows Phone tăng trưởng, thêm nhiều apps và cập nhật

Những cái tên nổi tiếng như Instagrams, Vine, Waze và Viber cuối cùng cũng xuất hiện trên nền tảng Windows Phone, song song với đó là những tăng trưởng về doanh số. Tại Anh và các nước châu Âu thì cứ 10 chiếc smartphone bán ra có góp mặt một chiếc Windows Phone và có 14 thị trường khác nơi mà iPhone đang cháy hàng; thậm chí ngay tại Mỹ - sân nhà của iPhone thì doanh số bán hàng đạt 5%.

Tuy không mang đến một bản cập nhật thật sự lớn này, như Windows 8.1 chẳng hạn, thì những bản GDR2 và GDR3 lại mang đến nhiều thứ mới mẻ khiến người dùng vô cùng phấn khích. Nhưng tuyệt vời nhất, đó chính là Microsoft tìm được cách phát hành cập nhật mà không cần phải thông qua nhà mạng, thứ mà những người dùng ở nền tảng khác ít khi có được.

Góp công lớn vào sự tăng trưởng tiêu biểu là chiếc Nokia Lumia 1520, cũng như con quái vật về camera Lumia 1020. Mặc dù Terry Myerson gần đây có hé lộ một số thông tin đặc biệt rằng đội ngũ Windows Phone đang làm việc với một NSX khác, Nokia vẫn luôn được coi là kẻ thống trị nền tảng WP. Với việc Nokia sát nhập vào Microsoft, chúng ta có hi vọng một loạt những thiết bị mới có sự hoàn hảo về phần cứng và thiết kế của Nokia kết hợp với sự mượt mà và ổn định mà Microsoft đem lại.

Nghe bảo hãng tính hợp nhất Windows Phone và Windows RT mà!


Nốt Trầm của Microsoft

1. Nghi ngờ dính líu với NSA

Khi Edwar Snowden rò rỉ những tài liệu về cách mà NSA thu thập dữ liệu online, người ta đã tìm thấy những bằng chứng sơ khởi về sự dính líu của Microsoft, cũng như nhiều ông lớn khác đến đường dây theo dõi của Chính phủ. Tất nhiên là Microsoft hoàn toàn phủ nhận những thông tin này và sự hợp tác với NSA. Nhưng khi những chi tiết mới tiếp tục được tiết lộ, người ta lại càng tin rằng cty này đang làm gián điệp cho Chú phỉnh.

2. Chiến dịch Scroogle và iPhoned

Microsoft vẫn luôn có truyền thống chê bai hay dìm hàng đối thủ, đặc biệt trong năm nay là những chỉ trích mà hãng nhắm đến Google với việc thu thập thông tin cá nhân người dùng để sử dụng cho dịch vụ quảng cáo thông qua chiến dịch Scroogle. Tất nhiên nỗ lực này của Microsoft là để người dùng cân nhắc hơn khả năng sử dụng dịch vụ tìm kiếm Bing của họ, nhưng người ta vẫn coi đây là một thất bại của hãng, bên cạnh những chiến dịch 'nhảm ruồi' khác như gần đây nhất là dìm hàng iPhone 5C.

Và mặc dù MS vẫn có những thành công nhất định trong mảng marketing năm nay - như chiến dịch quảng bá Windows Phone và Lumia 1020, thì nếu như với các đối thủ Android và iOS, đơn giản cty này không thể chiến thắng.

3. Chrome Book

Với việc mua lại ông trùm Nokia, Microsoft một lần nữa trở thành nhà sản xuất duy nhất các thiết bị chạy Windows RT. Nhưng đau đớn là những NSX mà hãng muốn hợp tác để cho ra mắt những sản phẩm tân tiến, thiết kết trang nhã cũng như tiện lợi lại đang đổ xô qua chế tạo Chromebook. Thậm chí nền tảng này của Google sắp có một chiếc máy AIO hẳn hoi, chiếc LG Chromebase. Nhưng có lẽ Microsoft không cần quan tâm đến hệ điều hành nền web vớ vẩn này, cải tiến để đáp ứng nhu cầu người dùng và cạnh với Android hay iOS mới là cuộc chiến mà hãng cần tập trung.

47202-albums1466939-picture139253.jpg

4. Vụ chơi đểu Google với Windows Phone

Cho đến thời điểm hiện tại, Google vẫn chưa phát triển thêm những ứng dụng cần thiết cho người dùng Windows Phone. Nhưng khốn nạn nhất, lại có lẽ là hành động block hẳn luôn ứng dụng YouTube mà Microsoft tự mình phát triển để bù đắp cho nền tảng này. Google nói rằng đối thủ cần phải làm ứng dụng nền HTML5, dù cho phiên bản trên Android và iOS chẳng hề có chuyện đó. Trước đó vào cuối năm 2012 thì ông lớn với câu slogan nghe rất thánh thiện "Don't be Evil cũng đã tắt hỗ trợ EAS khiến Windows 8 không thể sử dụng ứng dụng mail, lịch hay danh bạ.

Xem ra con đường còn dài đối với Microsoft để có thể cạnh tranh sòng phẳng với những đối thủ.

5. Rớt mạng

Cái đích mới mà Microsoft đang theo đuổi là thiết bị và dịch vụ, nhưng trong suốt một năm vừa qua, không ít lần dịch vụ của hãng gặp phải tình trạng đơ cứng. Không phải ai cũng bị ảnh hưởng nhưng Outlook.com từng có vấn đề suốt 3 ngày, một số phần lưu trữ Azure thì không sử dụng được vào tháng 2 và vấn đề liên quan đến DNS khiến hàng loạt dịch vụ bị chặn truy cập vào tháng 11. Trong đa suốt các phi vụ này thì khách hàng nhanh chóng sử dụng lại được dịch vụ, nhưng để có thể níu giữ và luôn đứng đầu trong sự lựa chọn, thì MS cần phải loại bỏ hẳn luôn những tình huống trớ trêu này.



6497-albums22709-picture49541.jpg


Theo Tổng hợp​


 

soildsnake

Active Member
Ðề: Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

đời lên voi xuống chó mà
 

fourty

Member
Ðề: Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

winphone8
con ruột là ms office mà ko mở được file trên thẻ nhớ, toàn phải up lên skydrive :(
bực nhất là 2 app mình hay xài nhất là utube và facebook thì lên bờ xuống ruộng với cái app của ms tự viết mà ko có hàng chính hãng
 

phithien

Well-Known Member
Ðề: Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

Coi bộ MS lùm xùm nhiều nhỉ. nếu ko có OS win thì MS chỉ có nước ăn cám,mấy dịch vụ còn lại đâu kiếm đc bao nhiêu tiền
 

henryduc96

SuperHD Internal HDBits
xbox đắt vậy mà cũng bán được hơn 1 triệu chiếc :D
đúng là microsoft :))
 

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

winphone8
con ruột là ms office mà ko mở được file trên thẻ nhớ, toàn phải up lên skydrive :(
bực nhất là 2 app mình hay xài nhất là utube và facebook thì lên bờ xuống ruộng với cái app của ms tự viết mà ko có hàng chính hãng

YouTube thì xài cái YouTubeHD ấy, rất ngon lành :D
 

vietlong04

Active Member
Ðề: Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

chậc, nhắc đến MS là mình nghĩ đến Win, win server, Office và VSB còn lại chưa có đk để quan tâm lắm
 
Ðề: Re: Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

đắt nhưng nó có kinect đáng đồng tiền bát gạo đấy. mình mà có tiền thì cũng tậu 1 em kinect về nghịch thử xem sao
 

khathien

New Member
Ðề: Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

Chỉ cần hđh windowns mà ms đã là chùm rồi, hông biết khi nào sẽ có gã khổng lồ khác đánh bại microsoft.
 

waterhunter

Well-Known Member
Ðề: Thăng trầm sau một năm nhìn lại: Microsoft

trên máy tính là ổn, chỉ mong wp ngày càng phát triển
 
Bên trên