Thẩm phán liên bang tuyên bố hoạt động gián điệp của NSA là trái với Hiến Pháp

Paulus

Member
Vào hôm thứ 2 vừa qua, một một phiên tòa công khai đã chính thức tuyên bố rằng tập hợp dữ liệu theo dõi thông tin qua điện thoại của cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) là một hành động vi phạm Hiến pháp và cần phải được chấm dứt ngay lập tức.

attachment.php

Đây chính là nội dung tóm tắt bảng phán quyết của tòa án Liên bang đã ban hành đối với NSA do hành vi theo dõi thông tin cá nhân bất hợp pháp. Ngoài ra, toàn bộ các dữ liệu mà NSA cũng bị thu hồi. Phán quyết tuyên bố hành vi thu thập dữ liệu trái phép của NSA đã gây tổn thất nghiêm trọng và không thể khác phục được đối với các nguyên đơn. Phán quyết cũng buộc NSA phải lập tức dừng các hành động theo dõi mà không cần phải đợi tới ngày kháng cáo.

Theo quan điểm của bên bị đơn, hành động thu thập dữ liệu cuộc các cuộc gọi là hoàn toàn hợp pháp. Lý lẽ được đưa ra là và năm 1979, Chính phủ đã được thẩm phán liên bang bấy giờ là Smith v. Maryland cho phép theo dõi các cuộc gọi cá nhân và lưu trữ các thông tin thu thập được trong vòng 5 năm. Chính vì thế mà hiện nay các cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ vẫn có quyền thực các hiện hành vi tương tự.

Được biết là NSA sẽ kháng cáo trong thời gian tới nhằm lật lại bảng án. Dù sao đi nữa, phán quyết trên vẫn làm ấm lòng người dân Mỹ khi họ vẫn ngày đêm gọi điện thoại mà không hề biết là mình đang bị thoi dõi và nghe lén. Tuy nhiên, người dân Mỹ vẫn đang lo ngại về cách thức xử lý kho dữ liệu thu thập được. Nếu kho dữ liệu rơi vào tay những cá nhân hay tổ chức có mục đích xấu thì hậu quả sẽ thật khó lường.

Theo The Guardian
 

thanhtung08

Well-Known Member
Ðề: Thẩm phán liên bang tuyên bố hoạt động gián điệp của NSA là trái với Hiến Pháp

Vote ban bác này, quảng cáo sai chỗ.
 

Di Oi Gi

New Member
Ðề: Thẩm phán liên bang tuyên bố hoạt động gián điệp của NSA là trái với Hiến Pháp

đúng rồi, thẩm phán lên tiếng quá đúng luôn, nhắn tin hẹn con bồ tối 7h , lúc đến có thằng phỏng tay trên tức lắm
 

tarzan1234

New Member
Ðề: Thẩm phán liên bang tuyên bố hoạt động gián điệp của NSA là trái với Hiến Pháp

Phán quyết cũng buộc NSA phải lập tức dừng các hành động theo dõi mà không cần phải đợi tới ngày kháng cáo.

Bác chủ thử kiểm tra lại nguồn hay bản dịch xem sao. Em theo dõi rất sát vụ này và em nghĩ thông tin này là không chính xác. Ông Thẩm phán ra phán quyết là hoạt động thu thập thông tin điện thoại của dân Mỹ là vi phám hiến pháp Mỹ (Bản Tu Chính số 4 của hiến pháp Mỹ quy định về cấm các cơ quan công quyền khám xét người dân mà không có bằng chứng nghi phạm và không có lệnh của tòa án). Tuy nhiên ông này cũng ra quyết định là tạm hoãn thực thi phán quyết này, chờ kháng cáo của chính phủ lên tòa cấp cao hơn. Ông Thẩm phán chỉ ra lệnh dừng việc theo dõi đối với bị đơn của vụ kiện là ông Klayman, còn các hoạt động theo dõi khác của NSA vẫn diễn ra bình thường cho đến khi vụ này được kháng cáo và quyết định bởi tòa phúc thẩm hay thậm chí là tòa án tối cao.
Cũng phải nói thêm là kể cả đến khi có phán quyết cuối buộc NSA phải dừng toàn bộ hoạt động theo dõi thì phán quyết đó cũng chỉ có giá trị trên đất Mỹ. Quỵ định trong hiến pháp Mỹ không có giá trị ngoài nước Mỹ nên chắc các hoạt động theo dõi ở nước ngoài vẫn sẽ diễn ra bình thường.


Theo quan điểm của bên bị đơn, hành động thu thập dữ liệu cuộc các cuộc gọi là hoàn toàn hợp pháp. Lý lẽ được đưa ra là và năm 1979, Chính phủ đã được thẩm phán liên bang bấy giờ là Smith v. Maryland cho phép theo dõi các cuộc gọi cá nhân và lưu trữ các thông tin thu thập được trong vòng 5 năm. Chính vì thế mà hiện nay các cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ vẫn có quyền thực các hiện hành vi tương tự.

Giải thích thêm về nguồn gốc của vụ kiện Smith vs. Maryland và do đâu nó lại có liên quan đến các hoạt động theo dõi của NSA ngày nay. Vụ Smith kiện bang Maryland là một vụ kiện có liên quan đến việc ông Michael Smith kiện bang Maryland vì cảnh sát đã đặt hệ thống theo dõi số gọi đi và gọi đến để sau đó lấy đó làm bằng chứng để kết tội ông này. Vụ này được tóa án tối cao liên bang Mỹ (U.S Supreme Court) xử và ra phán quyết năm 1979 nên thường được biết đến với cái tên Smith vs. Maryland (1979). Nguồn gốc của vụ này như sau:
Ông Michael Smith là một kẻ cướp. Để theo dõi ông này, cảnh sát bang Maryland mới yêu cầu công ty điện thoại gắn thiết bị theo dõi số gọi đi gọi đến nhà ông này. Nhờ theo dõi số điện thoại (chỉ ghi lại số, không phải nghe lén) họ là thu thập và lập được chứng cứ thông qua các đồng phạm của ông Smith này và đưa ông ta ra tòa vì tội ăn cướp. Kết quả là ông ta bị kết tội và phải đi tù. Tuy nhiên ông này mới kiện ngược chính quyền với lý luận rằng cảnh sát đặt thiết bị theo dõi mà không có lệnh của tòa án nên đã vi phạm quyền riêng tư của ông ta được ghi trong Hiến pháp Mỹ. Vụ này lên đến tận toà án tối cao liên bang và họ xử ông Michael Smith thua với lý luận rằng việc ông Smith quay một số điện thoại nào đó cũng tương tự như việc ông ta gọi vào tổng đài và yêu cầu kết nối với số cần gọi. Vậy nên mỗi khi thực hiện cuộc gọi, ông ta đã chủ động đưa thông tin cho bên thứ 3 (công ty điện thoại), do vậy ông ta không có quyền riêng tư nữa và cảnh sát có quyền lấy thông tin đó làm bằng chứng.
Câu hỏi đặt ra là tại sao bây giờ họ lại lôi cái vụ từ mấy chục năm trước ra để lý giải cho việc theo dõi trên diện rộng của NSA ngày này? Câu trả lời là do đặc thù của hệ thống luật pháp Mỹ. Mỹ và nhiều nước phương tây sử dụng hệ thống luật pháp gọi là "Common Law" (không biết dịch tiếng Việt thế nào). Trong hệ thống luật này có cái gọi là "case law", tức là kết quả xử của các vụ tương tự được dùng để làm nền tảng pháp lý. Vì luật pháp không thể bao quát hết tất cả mọi thứ, nên ngoài các bộ luật hiện hành, họ sẽ sử dụng kết quả các vụ tương tự để lấy đó làm nền tảng cho các vụ sau. Mục đích là để tránh được vụ sau vênh với vụ trước. Vì có vụ Smith vs. Maryland năm 1979 nên ngày nay chính quyền Mỹ mới dựa vào kết quả của vụ xử đó để làm nền tảng phảp lý cho việc theo dõi hàng loạt của NSA và lý luận rằng các hoạt động theo dõi số điện thoại là đúng luật. Tuy nhiên trong phán quyết vừa rồi, ông Thẩm phán bác bỏ lý luận này vì cho rằng công nghệ của năm 2013 khác rất nhiều so với năm 1979. Hồi đó thông tin chỉ gồm số gọi đi, gọi đến và thời gian nói chuyện. Ngày nay với công nghệ tinh vi, người ta có thể biết được rất nhiều thông tin cá nhân, kể cả anh làm gì, đi đâu về đâu...Do vậy mà việc theo dõi hàng loạt như hiện nay là vi phạm quyền tự do cá nhân, tương đương với việc theo dõi, khám xét mà không có nghi vấn hay lệnh của tòa và điều này vi phạm hiến pháp Mỹ.

Vụ này sẽ còn dai dằng. Hiện nay ngoài vụ với phán quyết vừa rồi, có rất nhiều người Mỹ khác cũng đang nộp đơn kiện chính phủ Mỹ. Các vụ này sẽ được xử trong thời gian tới và chắc là sẽ đi lên đến tòa án tối cao. Phán quyết thế nào hôi sau sẽ rõ.

Đây là hồ sơ vụ kiện với phán quyết vừa rồi. Vụ này có tên là Klayman vs. Obama. Bác nào rảnh thì vào coi cho biết. Thấy dân kéo nhau đi kiện ông Tổng thống cũng vui ra phết:

https://ecf.dcd.uscourts.gov/cgi-bin/show_public_doc?2013cv0851-48
 

tinhanh19thang8

New Member
Ðề: Thẩm phán liên bang tuyên bố hoạt động gián điệp của NSA là trái với Hiến Pháp

Cảm ơn, chủ đề rất tốt , ghi chú lại để nghiên cứu sau.

ngoài ra có thể làm bằng đại học ở đây
 

anhdungpro

Member
Ðề: Thẩm phán liên bang tuyên bố hoạt động gián điệp của NSA là trái với Hiến Pháp

sai chủ đề quá mà..:)))))))))
 
Bên trên