Thắc mắc trở kháng của loa khi đấu bi-amp.

Huy Cnc Go

Member
Mình có cặp loa 2 đường tiếng và phía sau có 4 cọc loa. Thông số của loa ghi là 8 ohm. Như vậy khi đánh bình thường thì trở của loa là 8ohm còn khi tháo cầu loa và chơi bi-amp thì trở trên mỗi kênh là 16 ohm phải không ( 2 trở mắc // có cùng trị số thì tổng trở giảm 1 nửa). Như vậy cần amply 16 ohm out mới đấu bi-amp được sao. Bác nào rành vụ này thông não cho e phát.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ngdhieu

Well-Known Member
Trở kháng danh định ghi sau mặt loa là 8 ôm thì lúc tháo cầu ra 2 bộ phận riêng nó vẫn là 8 ôm.
Do tác dụng của mạch phân tần, nên khi dòng điện đi qua 2 cọc loa có tần số càng thấp, trở kháng (đi qua mạch phân tần) phần loa treble sẽ càng lớn => trở kháng toàn mạch càng gần với trở kháng loa bass. Và ngược lại.

Hình dưới đây mô tả sự biến thiên của trở kháng và đáp ứng tần số của 1 thùng loa 3 đường tiếng. Bác cứ tham khảo nhé. Đường màu nâu ở thấp nhất là đồ thị trở kháng theo tần số dòng điện. Trong đồ thị có thể thấy trở kháng của thùng loa này biến thiên trong khoảng 4Ohm ~ 26Ohm. Và thông thường NSX sẽ lấy mức trở kháng 4Ohm là trở kháng danh định của thùng loa (thông số ghi trên nhãn thùng loa).
mb156_3_fs.gif
 
Chỉnh sửa lần cuối:

leglessbirds

Active Member
Sẵn các bác cho hỏi, loa em 8 ohm 75w...âm ly có 2 chế độ 4ohm 65w và 8ohm 75w, vậy em nên để ở chế độ nào, và khác nhau là gì ạ? Cảm ơn các bác trước :D
 

Huy Cnc Go

Member
Trở kháng danh định ghi sau mặt loa là 8 ôm thì lúc tháo cầu ra 2 bộ phận riêng nó vẫn là 8 ôm.
Do tác dụng của mạch phân tần, nên khi dòng điện đi qua 2 cọc loa có tần số càng thấp, trở kháng (đi qua mạch phân tần) phần loa treble sẽ càng lớn => trở kháng toàn mạch càng gần với trở kháng loa bass. Và ngược lại.

Hình dưới đây mô tả sự biến thiên của trở kháng và đáp ứng tần số của 1 thùng loa 3 đường tiếng. Bác cứ tham khảo nhé. Đường màu nâu ở thấp nhất là đồ thị trở kháng theo tần số dòng điện.
mb156_3_fs.gif
Vậy là amply 8 ohm đánh thoái mái rồi.
Cặp loa em đang có là loa diy mua lại của ông anh và ông ý cũng mua lại của ai đó. Theo em tìm hiểu sơ qua thì diy theo mẫu Proac 2.5 và em có tìm được cái mạch phân tần của nó. Tây tàu gì cũng hay diy theo mẫu này và có vẻ rất ổn. Thấy trên mạng cũng có nhiều cặp diy chỉ có 2 cọc loa và cũng có loại 4 cọc loa trong khi cùng 1 model và cùng 1 mạch phân tần nên e sợ có vấn đề gì thôi.
Theo như bác thì dù có chập lại (2 cọc loa) hay đánh bi-amp (4 cọc loa) thì trở kháng vẫn không thay đổi và áp dụng được với mạch phân tần này luôn phải không.
Troelsmodifiedcrossover.jpg
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Sẵn các bác cho hỏi, loa em 8 ohm 75w...âm ly có 2 chế độ 4ohm 65w và 8ohm 75w, vậy em nên để ở chế độ nào, và khác nhau là gì ạ? Cảm ơn các bác trước :D

Bác chỉ cần đảm bảo trở kháng của loa không được thấp hơn trở kháng của Ampli là đủ (ko là cháy Ampli đấy). Mà cũng hơi lạ con Ampli của bác, thường thì 8Ohm = 75w thì 4Ohm cần công suất cao hơn nhiều, phải trên 100w mới đúng.

Còn chuyện đấu vào cọc nào trên Ampli thì bác cứ thử đi, nhiều điều thú vị lắm, tự tai nghe cảm nhận mới thấy được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dangthanhthe

Well-Known Member
Mình có cặp loa 2 đường tiếng và phía sau có 4 cọc loa. Thông số của loa ghi là 8 ohm. Như vậy khi đánh bình thường thì trở của loa là 8ohm còn khi tháo cầu loa và chơi bi-amp thì trở trên mỗi kênh là 16 ohm phải không ( 2 trở mắc // có cùng trị số thì tổng trở giảm 1 nửa). Như vậy cần amply 16 ohm out mới đấu bi-amp được sao. Bác nào rành vụ này thông não cho e phát.

Ampli có trở kháng ra loa càng nhỏ là càng khủng đó bác. Trở kháng loa mà nhỏ hơm Ampli thì cháy Ampli nhanh lắm, nhất là các thể loại nhạc cần công suất cao.

Về nguyên tắc, đấu bi-amp cho loa 8Ohm và Ampli 8Ohm được. Tuy nhiên, khi hoạt động, nhất là ở chế độ bi-wire với loa (bi-amp với ampli), trở kháng của loa có thể xuống thấp hơn trở kháng danh định. Nếu ampli của bác ghi giới hạn nhỏ nhất 8Ohm thì ko nên đấu bi-amp. Nếu Ampli cho đánh tới loa 6Ohm hoặc thấp hơn thì hãy đấu để đảm bảo an toàn cho Ampli
 

ngdhieu

Well-Known Member
Trừ phi bị đoản mạch (do verni cách điện của voice coil củ loa nóng chảy), còn trong điều kiện bình thường chả bao giờ trở kháng loa nhỏ hơn trở kháng đầu ra của ampli. (thường <0,5Ohm).

Thường mạch ampli bán dẫn hoạt động theo nguyên lý duy trì hiệu điện thế không đổi giữa 2 cọc loa.
Nên trở kháng loa càng nhỏ thì dòng điện qua transistor xuất âm càng lớn => Bộ tản nhiệt thụ động làm việc càng nặng => gây nóng ampli và chạy trong thời gian dài có thể dẫn đến cháy sò công suất.
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Trừ phi bị đoản mạch (do verni cách điện của voice coil củ loa nóng chảy), còn trong điều kiện bình thường chả bao giờ trở kháng loa nhỏ hơn trở kháng đầu ra của ampli. (thường <0,5Ohm).

Loa có trở kháng danh định 4Ohm nhiều lắm bác. Và Ampli có ghi rõ đánh loa trở kháng trên 4Ohm cũng nhiều
 
Bên trên