Dịch vụ chép phim vào ổ cứng ngày càng phổ biến, đang trở thành đối thủ cạnh tranh của các điểm kinh doanh, cho thuê đĩa VCD, DVD…
H., chủ một điểm bán và cho thuê đĩa trên đường Cách Mạng Tháng Tám cho biết: Từ khi có dịch vụ chép phim qua ổ cứng xuất hiện, nhiều khách ruột của tiệm đã bỏ đi không quay lại. Bởi họ đã chuyển sang xem phim chép từ ổ cứng.
Vừa rẻ vừa tiện
H.T.Tín, giám đốc công ty vi tính T.N, Q.10 đang kinh doanh dịch vụ chép phim cho biết: “Nhờ các loại thiết bị kết nối ổ cứng với tivi LCD để xem phim ngày càng phổ biến và rẻ nên thị trường chép phim qua mạng mới có điều kiện phát triển.
Thay vì phải mua đĩa DVD giá khoảng 12 ngàn đồng/đĩa thì nay những người mê phim chỉ cần sắm một thiết bị xem phim với ổ cứng từ 500G - 1TB có thể chứa khoảng 1.500 - 2.000 phim dạng DVD để xem. Xem hết thì xoá, chép phim mới. Nếu chép từng phim thì giá 5.000 đồng/phim, còn chép nguyên ổ cứng dung lượng 500GB thì giá chỉ từ 200 - 300 ngàn đồng”.
Không cần mặt bằng, chỉ cần một góc nhỏ với một số thiết bị là có thể kinh doanh dịch vụ chép phim (Ảnh mang tính minh hoạ)
Dịch vụ chép phim ngày càng phổ biến và được quảng bá rộng rãi chủ yếu trên các trang web rao vặt, các diễn đàn. Phần lớn người làm công việc này là những người am hiểu hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực máy tính, công nghệ thông tin.
Nguyễn Lâm, địa chỉ Q.1, cũng vừa kinh doanh thiết bị xem phim trên ổ cứng vừa làm dịch vụ chép phim cho biết: “Tôi làm dịch vụ này nhằm hỗ trợ cho khách hàng khi mua thiết bị của mình. Đầu tư chuyên nghiệp cho hệ thống lưu trữ phim gồm khoảng 8 - 10 ổ cứng 1TB cùng các thiết bị liên quan tổng cộng khoảng 30 triệu đồng. Làm dịch vụ chép phim cộng với mỗi tháng chỉ cần bán được 2 - 3 thiết bị có thể kiếm được khoảng chục triệu/tháng”.
Không cần nhiều vốn
Từ những địa chỉ này phần lớn phim được chia sẻ đôi khi miễn phí với những thành viên diễn đàn hoặc được chép cho những người khác với một khoản chi phí tượng trưng. Chúng lại được những người chuyên kinh doanh dịch vụ chép phim tập hợp lại, lưu trữ để chép thuê cho người có nhu cầu. Ngoài ra, những người này còn bổ sung cho nguồn “vốn” của mình bằng cách sử dụng phim từ các đĩa để sang qua ổ cứng.
Để gia thêm giá trị cho khách, nhiều điểm làm dịch vụ còn thuê người dịch tiếng, dịch phụ đề từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để làm phụ đề Việt cho những phim mới chưa có trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, đa phần phim được họ khai thác nguồn phụ đề có sẵn trên mạng. Chẳng hạn như trang Subscene đang được xem là kho phụ đề tiếng Việt mở với hơn 7.000 phụ đề cho các loại phim Mỹ đang có trên thị trường.
Chính những tích góp như vậy làm phong phú cho nguồn phim của những cơ sở kinh doanh dịch vụ chép phim và giúp họ có thêm nhiều khách hàng.
Nguồn: http://docbao.vn/News.aspx?catid=32&id=145794
H., chủ một điểm bán và cho thuê đĩa trên đường Cách Mạng Tháng Tám cho biết: Từ khi có dịch vụ chép phim qua ổ cứng xuất hiện, nhiều khách ruột của tiệm đã bỏ đi không quay lại. Bởi họ đã chuyển sang xem phim chép từ ổ cứng.
Vừa rẻ vừa tiện
H.T.Tín, giám đốc công ty vi tính T.N, Q.10 đang kinh doanh dịch vụ chép phim cho biết: “Nhờ các loại thiết bị kết nối ổ cứng với tivi LCD để xem phim ngày càng phổ biến và rẻ nên thị trường chép phim qua mạng mới có điều kiện phát triển.
Thay vì phải mua đĩa DVD giá khoảng 12 ngàn đồng/đĩa thì nay những người mê phim chỉ cần sắm một thiết bị xem phim với ổ cứng từ 500G - 1TB có thể chứa khoảng 1.500 - 2.000 phim dạng DVD để xem. Xem hết thì xoá, chép phim mới. Nếu chép từng phim thì giá 5.000 đồng/phim, còn chép nguyên ổ cứng dung lượng 500GB thì giá chỉ từ 200 - 300 ngàn đồng”.
Không cần mặt bằng, chỉ cần một góc nhỏ với một số thiết bị là có thể kinh doanh dịch vụ chép phim (Ảnh mang tính minh hoạ)
Dịch vụ chép phim ngày càng phổ biến và được quảng bá rộng rãi chủ yếu trên các trang web rao vặt, các diễn đàn. Phần lớn người làm công việc này là những người am hiểu hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực máy tính, công nghệ thông tin.
Nguyễn Lâm, địa chỉ Q.1, cũng vừa kinh doanh thiết bị xem phim trên ổ cứng vừa làm dịch vụ chép phim cho biết: “Tôi làm dịch vụ này nhằm hỗ trợ cho khách hàng khi mua thiết bị của mình. Đầu tư chuyên nghiệp cho hệ thống lưu trữ phim gồm khoảng 8 - 10 ổ cứng 1TB cùng các thiết bị liên quan tổng cộng khoảng 30 triệu đồng. Làm dịch vụ chép phim cộng với mỗi tháng chỉ cần bán được 2 - 3 thiết bị có thể kiếm được khoảng chục triệu/tháng”.
Không cần nhiều vốn
Những thiết bị nào để xem phim chép
- Hộp giải mã phim hiện nay có nhiều loại khác nhau với xuất xứ từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc như Tvix, Kaiboer, HDX, Itab, Western… Giá dao động từ 4 - 9 triệu đồng/cái. Thiết bị càng đắt tiền thì khả năng giải mã càng tốt và có nhiều tính năng kèm theo như có thể cắm ổ cứng rời, có đầu đọc DVD, kết nối không dây, đọc thẻ nhớ
- Đi kèm các hộp giải mã là ổ cứng máy tính dung lượng có thể đến 1TB. Giá ổ cứng gắn trong máy tính loại: 500GB - 1TB từ 1,1 - 2 triệu đồng/cái. Ổ cứng loại gắn ngoài kết nối qua USB giá từ: 1,4 - 2,2 triệu đồng/cái.
Nguồn gốc của các cuốn phim dùng để chép, thường là từ những thành viên quản trị của những diễn đàn về âm thanh phim ảnh như VNAV, HDVN, Voz, HDVNbits… Họ có những bộ sưu tập phim khổng lồ, từ 2.000 - 3.000 phim độ nét cao với tổng dung lượng từ 10 - 20TB. Phim ở những địa chỉ này có đủ thể loại từ tư liệu, khoa học, thời trang, ca nhạc, điện ảnh…
Từ những địa chỉ này phần lớn phim được chia sẻ đôi khi miễn phí với những thành viên diễn đàn hoặc được chép cho những người khác với một khoản chi phí tượng trưng. Chúng lại được những người chuyên kinh doanh dịch vụ chép phim tập hợp lại, lưu trữ để chép thuê cho người có nhu cầu. Ngoài ra, những người này còn bổ sung cho nguồn “vốn” của mình bằng cách sử dụng phim từ các đĩa để sang qua ổ cứng.
Để gia thêm giá trị cho khách, nhiều điểm làm dịch vụ còn thuê người dịch tiếng, dịch phụ đề từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để làm phụ đề Việt cho những phim mới chưa có trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, đa phần phim được họ khai thác nguồn phụ đề có sẵn trên mạng. Chẳng hạn như trang Subscene đang được xem là kho phụ đề tiếng Việt mở với hơn 7.000 phụ đề cho các loại phim Mỹ đang có trên thị trường.
Chính những tích góp như vậy làm phong phú cho nguồn phim của những cơ sở kinh doanh dịch vụ chép phim và giúp họ có thêm nhiều khách hàng.
Về điện ảnh, sở Văn hoá thông tin chỉ quản lý những loại băng đĩa lưu thông chính thức trên thị trường nên những trường hợp sao chép, kinh doanh băng đĩa lậu nêu trên được xem là vi phạm pháp luật, bị xử phạt. Còn những nội dung sao chép và kinh doanh phim ảnh qua mạng thì không thuộc quản lý của sở.
Ông Võ Trọng Nam,
trưởng phòng quản lý nghệ thuật sở Văn hoá thông tin TP.HCM
Dù người kinh doanh có trả tiền để được quyền tải sản phẩm (phim, ảnh...) trên mạng về sử dụng nhưng chưa đủ yếu tố hợp pháp nếu như họ không chứng minh được quyền khai thác hợp pháp sản phẩm đó với chủ sở hữu sản phẩm và các cơ quan chức năng. Còn đối với người đi chép các sản phẩm này về dùng, hiện nay luật pháp nước ta còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng nên dù không chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp vẫn chưa được xem là vi phạm.
Luật sư Nguyễn Thị Hương
công ty luật V.N.I.P
Căn cứ các khoản 6, 8, 9, 10, 12, 13 điều 27 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì: hành vi sao chép phim mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và sau đó phân phối đến người tiêu dùng bằng hình thức cho thuê, bán… mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Luật sư Nguyễn Hồng Linh
công ty luật Gia Phạm
Nguồn: http://docbao.vn/News.aspx?catid=32&id=145794