Pin là một yếu tố mà người ta thường hay nhắc đến khi lựa chọn các thiết bị di động bởi thời lượng pin có khoẻ thì mới có thể đáp ứng nhu cầu dùng smartphone triệt để mà không phải dè dặt khi sử dụng. Nhiều dòng sản phẩm cao cấp cũng chưa chắc đã mang lại đúng với những gì mà người dùng mong muốn ở thời lượng pin do còn phải gánh vác cả tấn công nghệ như màn hình rộng, game nặng hay càng nhiều nhiệm vụ được tích hợp lên nó như cảm biến chuyển động, nhịp tim, phân tích cử chỉ, vv.. May mắn được trên tay sản phẩm S6 Edge Plus thuộc dòng flagship của Samsung được 1 tuần, mình sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thời lượng pin của chiếc smartphone này.
Chắc hẳn ai cũng biết, Samsung năm nay đầu tư rất mạnh cho các sản phẩm cao cấp của mình bằng cách tích hợp lên các cảm biến vân tay, nhịp tim, bước chân, kèm theo là màn hình lớn hơn và CPU Exynos sử dụng kiến trúc bigLITTLE bổ sung hiệu năng trong các ngữ cảnh khác nhau. Nói chi tiết thêm một chút về Exynos 7420 trên S6 Edge Plus, nhiều phân tích được chỉ ra rằng thực sự người dùng chỉ dùng các tác vụ nặng mà thôi, đơn giản như vào một phần mềm nghe nhạc trực tuyến như Zing MP3 chẳng hạn. Nhiều tác vụ đồng thời sẽ xảy ra như nhận tín hiệu từ máy chủ, decode định dạng file MP3, xuất tín hiệu ra loa ngoài đồng thời dự đoán trước xem người dùng sẽ nghe bài nào là nhiệm vụ của core big. Còn với các core LITTLE, các nhân này chỉ làm việc chủ yếu khi máy tắt màn hình mà thôi, do vậy mà đôi khi người dùng sẽ không cảm thấy được độ trễ của máy (một số core LITTLE cũng sẽ tham gia nhiệm vụ sử dụng cảm biến). Tất nhiên, core LITTLE vẫn sẽ làm việc chung với core big khi cần, nhưng thời gian sử dụng của chúng trong tổng thời gian làm việc chung đôi khi chỉ chiếm cỡ khoảng 14-18%, core big sẽ lãnh tất cả.
Vậy tại sao tôi lại phân tích về Exynos 7420 của Samsung? Câu trả lời khá rõ ràng rằng tuy là core big sẽ gánh nhiệm vụ là chính nhưng nếu là cả 8 core big thì sẽ tốn điện năng rất nhiều đấy. Cũng nhờ vào các core LITTLE này mà trong nhiều bài test hiệu năng với S6 Edge Plus thì kết quả cho ra khá trực quan để có thể hiểu được tác dụng phối hợp với core big của các core LITTLE.
Bài test sử dụng hàng ngày
Điều kiện test gồm: bật sóng Wifi trong suốt thời gian sử dụng, không dùng tính năng tiết kiệm pin, độ sáng chỉnh tay ở mức 100%, bật đồng bộ hoá, thực hiện 2 cuộc gọi độ dài 30 phút qua Skype, lướt web Chrome, check Facebook khoảng 2-3 tiếng, xem YouTube trong khoảng 45 phút, các app chạy nền bao gồm Facebook, Messenger, Instagram, Zing Mp3, Shazam, Skype. Bài test này có lẽ là hơi quá tay một chút nhưng theo một khía cạnh là người khó tính thì đây có lẽ điều nên thử.
Thời gian lướt web
Thử nghiệm thực tế về độ tụt pin khi sử dụng
Và kết quả cho ra là khá tốt với viên pin 3000mAh. Thời gian qua đêm mình vẫn bật wifi và đồng bộ hoá nên đường biểu đồ có phần giảm nhẹ (6%) là có thể chấp nhận được với các core LITTLE. Trong buổi sáng mình sử dụng điện thoại liên tục nên thời lượng pin trên S6 Edge có phần giảm mạnh, đôi khi là tụt dốc trong quá trình sử dụng do màn hình ở độ sáng cao và có các ứng dụng nền. Đến cuối ngày, máy vẫn còn đạt thời lượng pin là 10%. Với cách sử dụng có phần quá đà như vậy thì thực sự, theo ước tính, sản phẩm của Samsung vẫn có thể trụ đến hơn 2 ngày nếu sử dụng một cách tiết kiệm vừa phải và có thêm sự hỗ trợ của các công cụ tiết kiệm pin.
Khả năng sạc pin
Với Galaxy S6 Edge Plus, điểm mà mình ưa thích nhất là lúc máy thông báo thời gian làm đầy pin, giúp ước lượng được các quãng thời gian cũng như thời gian mình sử dụng pin được bao lâu. Ví dụ như bạn cần gấp máy cho công việc nào đó nhưng lại trong tình trạng hết pin thì việc ước lượng các khoảng như 25%, 50% hay 75% là một tiêu chí khá quan trọng. Thử với bộ sạc QuickCharge được Samsung cung cấp sẵn trong hộp có dòng điện 2.0A, S6 Edge Plus dễ dàng đạt 50% trong 30 phút, đúng với những gì thông cáo của nhà sản xuất.
Thời gian sạc bằng cục sạc 1.5A (bên trái) và 0.7A (bên phải)
Mình cũng thử với các bộ sạc khác nhau gồm 1 bộ sạc Sony EP880 1,5A và 1 bộ sạc của Samsung 0.7A thì máy báo nhanh và chính xác. Thông thường thì sau khoảng 5 giây, máy sẽ báo thời lượng để sạc đầy pin. So với thời lượng thực tế thì cũng chỉ chênh nhau không quá nhiều. Cụ thể là chênh 8 phút với cục sạc 1.5A và 12 phút với cục sạc 0.7A. Ngoài ra, Samsung cũng cung cấp kèm theo một bộ sạc wireless có giá khoảng 70$ có tốc độ gấp 1.4 lần (5W x 1.4 = 7W) so với các cục sạc không dây khác. có thời lượng sạc gần như ngang bằng so với bộ sạc dây Quick Charge của hãng.
Một số cách tiết kiệm pin với S6 Edge Plus.
Các dòng máy smartphone ở thời điểm hiện tại hầu như là không cần đến các ứng dụng thứ 3 để sạc bởi thực chất chúng sẽ liên tục chạy nền và gây tốn pin hơn trong khi các ứng dụng của nhà sản xuất đã là quá đủ để có thể đáp ứng được tính năng này.
Cụ thể, Samsung cung cấp cho chúng ta 2 trình tiết kiệm pin trong 2 ngữ cảnh khác nhau.
Thứ nhất là trình tiết kiệm pin cơ bản. Các bạn có thể vào mục Cài đặt -> Pin -> Chế độ tiết kiệm pin. Khi ở chế độ này, các thiết lập về độ sáng màn hình, hiệu suất CPU sẽ được máy tuỳ chỉnh trong các trường hợp ứng dụng nặng hay nhẹ (máy giới hạn xung nhịp core big và LITTLE là 1.5 GHZ so với bình thường là 2.1 GHZ), đèn phím cảm ứng và rung phản hồi sẽ tự động tắt, tốc độ khung hình giảm từ 60 FPS xuống còn 30 FPS. Đồng thời, máy cũng sẽ hiển thị con số ước lượng so với thời gian sử dụng thường ngày.
Thứ hai là chế độ siêu tiết kiệm pin: Một chế độ khá hữu dụng đã có từ thời gian Samsung Galaxy Note 3 bởi ở tính năng này, các ứng dụng nền sẽ được tắt. Màn hình cũng sẽ chuyển qua chế độ hiển thị trắng đen cũng như các kết nối Wifi, Bluetooth, 3G sẽ bị hạn chế. Với những hiệu ứng như vậy, ngay cả trong lúc máy chỉ còn dưới 10% pin thì bạn vẫn có thể dùng máy để nhận tin nhắn và cuộc gọi trong tầm 24 tiếng theo như Samsung quảng bá.
Nếu như muốn tiết kiệm pin hơn nữa, mình sẽ giới thiệu 3 cách mà mình thường làm là cho Wi-Fi vào chế độ nghỉ khi tắt màn hình, tắt đồng bộ hoá và gỡ/tắt các phần mềm chạy nền không thường xuyên sử dụng như Messenger và Instagram (Samsung đã cho phép tắt ứng dụng và bật lại lúc cần thiết để không phải tốn công/dữ liệu khi cài đặt lại).
Tổng kết
Thời lượng Pin trên Galaxy S6 Edge Plus là thực sự tốt và được Samsung quan tâm kĩ lưỡng trong thời gian gần đây bởi nếu như so với viên pin của Galaxy Note 4 thì chắc chắn nó sẽ phải tụt hơn nhiều rồi. Mong rằng với các thông số, hiệu năng thực tế cũng như các cách tiết kiệm pin sẽ giúp bạn đọc thêm vài thông tin đến việc chọn mua và sử dụng smartphone tốt hơn.
Chắc hẳn ai cũng biết, Samsung năm nay đầu tư rất mạnh cho các sản phẩm cao cấp của mình bằng cách tích hợp lên các cảm biến vân tay, nhịp tim, bước chân, kèm theo là màn hình lớn hơn và CPU Exynos sử dụng kiến trúc bigLITTLE bổ sung hiệu năng trong các ngữ cảnh khác nhau. Nói chi tiết thêm một chút về Exynos 7420 trên S6 Edge Plus, nhiều phân tích được chỉ ra rằng thực sự người dùng chỉ dùng các tác vụ nặng mà thôi, đơn giản như vào một phần mềm nghe nhạc trực tuyến như Zing MP3 chẳng hạn. Nhiều tác vụ đồng thời sẽ xảy ra như nhận tín hiệu từ máy chủ, decode định dạng file MP3, xuất tín hiệu ra loa ngoài đồng thời dự đoán trước xem người dùng sẽ nghe bài nào là nhiệm vụ của core big. Còn với các core LITTLE, các nhân này chỉ làm việc chủ yếu khi máy tắt màn hình mà thôi, do vậy mà đôi khi người dùng sẽ không cảm thấy được độ trễ của máy (một số core LITTLE cũng sẽ tham gia nhiệm vụ sử dụng cảm biến). Tất nhiên, core LITTLE vẫn sẽ làm việc chung với core big khi cần, nhưng thời gian sử dụng của chúng trong tổng thời gian làm việc chung đôi khi chỉ chiếm cỡ khoảng 14-18%, core big sẽ lãnh tất cả.
Vậy tại sao tôi lại phân tích về Exynos 7420 của Samsung? Câu trả lời khá rõ ràng rằng tuy là core big sẽ gánh nhiệm vụ là chính nhưng nếu là cả 8 core big thì sẽ tốn điện năng rất nhiều đấy. Cũng nhờ vào các core LITTLE này mà trong nhiều bài test hiệu năng với S6 Edge Plus thì kết quả cho ra khá trực quan để có thể hiểu được tác dụng phối hợp với core big của các core LITTLE.
Bài test sử dụng hàng ngày
Điều kiện test gồm: bật sóng Wifi trong suốt thời gian sử dụng, không dùng tính năng tiết kiệm pin, độ sáng chỉnh tay ở mức 100%, bật đồng bộ hoá, thực hiện 2 cuộc gọi độ dài 30 phút qua Skype, lướt web Chrome, check Facebook khoảng 2-3 tiếng, xem YouTube trong khoảng 45 phút, các app chạy nền bao gồm Facebook, Messenger, Instagram, Zing Mp3, Shazam, Skype. Bài test này có lẽ là hơi quá tay một chút nhưng theo một khía cạnh là người khó tính thì đây có lẽ điều nên thử.
Thời lượng pin tính theo bài test
So sánh thời gian gọi điện thoại (3G)
Thời gian lướt web
Thử nghiệm thực tế về độ tụt pin khi sử dụng
Và kết quả cho ra là khá tốt với viên pin 3000mAh. Thời gian qua đêm mình vẫn bật wifi và đồng bộ hoá nên đường biểu đồ có phần giảm nhẹ (6%) là có thể chấp nhận được với các core LITTLE. Trong buổi sáng mình sử dụng điện thoại liên tục nên thời lượng pin trên S6 Edge có phần giảm mạnh, đôi khi là tụt dốc trong quá trình sử dụng do màn hình ở độ sáng cao và có các ứng dụng nền. Đến cuối ngày, máy vẫn còn đạt thời lượng pin là 10%. Với cách sử dụng có phần quá đà như vậy thì thực sự, theo ước tính, sản phẩm của Samsung vẫn có thể trụ đến hơn 2 ngày nếu sử dụng một cách tiết kiệm vừa phải và có thêm sự hỗ trợ của các công cụ tiết kiệm pin.
Khả năng sạc pin
Với Galaxy S6 Edge Plus, điểm mà mình ưa thích nhất là lúc máy thông báo thời gian làm đầy pin, giúp ước lượng được các quãng thời gian cũng như thời gian mình sử dụng pin được bao lâu. Ví dụ như bạn cần gấp máy cho công việc nào đó nhưng lại trong tình trạng hết pin thì việc ước lượng các khoảng như 25%, 50% hay 75% là một tiêu chí khá quan trọng. Thử với bộ sạc QuickCharge được Samsung cung cấp sẵn trong hộp có dòng điện 2.0A, S6 Edge Plus dễ dàng đạt 50% trong 30 phút, đúng với những gì thông cáo của nhà sản xuất.
Thời gian sạc bằng cục sạc 1.5A (bên trái) và 0.7A (bên phải)
Mình cũng thử với các bộ sạc khác nhau gồm 1 bộ sạc Sony EP880 1,5A và 1 bộ sạc của Samsung 0.7A thì máy báo nhanh và chính xác. Thông thường thì sau khoảng 5 giây, máy sẽ báo thời lượng để sạc đầy pin. So với thời lượng thực tế thì cũng chỉ chênh nhau không quá nhiều. Cụ thể là chênh 8 phút với cục sạc 1.5A và 12 phút với cục sạc 0.7A. Ngoài ra, Samsung cũng cung cấp kèm theo một bộ sạc wireless có giá khoảng 70$ có tốc độ gấp 1.4 lần (5W x 1.4 = 7W) so với các cục sạc không dây khác. có thời lượng sạc gần như ngang bằng so với bộ sạc dây Quick Charge của hãng.
Một số cách tiết kiệm pin với S6 Edge Plus.
Các dòng máy smartphone ở thời điểm hiện tại hầu như là không cần đến các ứng dụng thứ 3 để sạc bởi thực chất chúng sẽ liên tục chạy nền và gây tốn pin hơn trong khi các ứng dụng của nhà sản xuất đã là quá đủ để có thể đáp ứng được tính năng này.
Cụ thể, Samsung cung cấp cho chúng ta 2 trình tiết kiệm pin trong 2 ngữ cảnh khác nhau.
Thứ nhất là trình tiết kiệm pin cơ bản. Các bạn có thể vào mục Cài đặt -> Pin -> Chế độ tiết kiệm pin. Khi ở chế độ này, các thiết lập về độ sáng màn hình, hiệu suất CPU sẽ được máy tuỳ chỉnh trong các trường hợp ứng dụng nặng hay nhẹ (máy giới hạn xung nhịp core big và LITTLE là 1.5 GHZ so với bình thường là 2.1 GHZ), đèn phím cảm ứng và rung phản hồi sẽ tự động tắt, tốc độ khung hình giảm từ 60 FPS xuống còn 30 FPS. Đồng thời, máy cũng sẽ hiển thị con số ước lượng so với thời gian sử dụng thường ngày.
Thứ hai là chế độ siêu tiết kiệm pin: Một chế độ khá hữu dụng đã có từ thời gian Samsung Galaxy Note 3 bởi ở tính năng này, các ứng dụng nền sẽ được tắt. Màn hình cũng sẽ chuyển qua chế độ hiển thị trắng đen cũng như các kết nối Wifi, Bluetooth, 3G sẽ bị hạn chế. Với những hiệu ứng như vậy, ngay cả trong lúc máy chỉ còn dưới 10% pin thì bạn vẫn có thể dùng máy để nhận tin nhắn và cuộc gọi trong tầm 24 tiếng theo như Samsung quảng bá.
Nếu như muốn tiết kiệm pin hơn nữa, mình sẽ giới thiệu 3 cách mà mình thường làm là cho Wi-Fi vào chế độ nghỉ khi tắt màn hình, tắt đồng bộ hoá và gỡ/tắt các phần mềm chạy nền không thường xuyên sử dụng như Messenger và Instagram (Samsung đã cho phép tắt ứng dụng và bật lại lúc cần thiết để không phải tốn công/dữ liệu khi cài đặt lại).
Tổng kết
Thời lượng Pin trên Galaxy S6 Edge Plus là thực sự tốt và được Samsung quan tâm kĩ lưỡng trong thời gian gần đây bởi nếu như so với viên pin của Galaxy Note 4 thì chắc chắn nó sẽ phải tụt hơn nhiều rồi. Mong rằng với các thông số, hiệu năng thực tế cũng như các cách tiết kiệm pin sẽ giúp bạn đọc thêm vài thông tin đến việc chọn mua và sử dụng smartphone tốt hơn.
Chỉnh sửa lần cuối: