Hãng công nghệ lớn Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm nền tảng trò chơi đám mây của riêng họ, cho phép một nhóm người dùng đăng ký sử dụng thử.
Ảnh: Reuters
Theo CNBC, hiện không ít đối thủ của Tencent đang tìm cách để vượt lên dẫn trước trong cuộc đua đến xu hướng lớn tiếp theo của thị trường trò chơi video 135 tỉ USD. Game đám mây giúp người dùng phát trực tuyến game thay vì phải tải xuống smartphone, máy chơi game hoặc mua bản game thực thụ. Game loại này được chạy trên đám mây.
Dù ngành công nghiệp game thường kiếm tiền bằng cách bán máy chơi game và trò chơi, những năm gần đây, họ chuyển sang mô hình thiên về dịch vụ, bằng cách bổ sung các tiện ích chơi game hoặc cung cấp khả năng mua thêm tính năng trong game. Điều này cho phép các nhà sản xuất bộ điều khiển chơi game kéo dài “độ hot” của sản phẩm.
Game trên đám mây, đôi khi được gọi là game theo yêu cầu, thay đổi hoàn toàn ngành trò chơi. Tencent gần đây ra mắt sản phẩm Start, cho phép người dân ở Thượng Hải và tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đăng ký dùng thử. Mô tả trên trang web tiếng Hoa cho hay người dùng “có thể chơi trên bất cứ thiết bị nào”. Một trong những lợi ích của việc chơi game trên đám mây là nó không yêu cầu phần cứng cụ thể, chẳng hạn như bộ điều khiển game.
Start chưa được ra mắt chính thức, và Tencent cho hay sản phẩm vẫn còn ở giai đoạn đầu. Phát ngôn viên hãng Trung Quốc cho biết: “Chơi game trên đám mây là xu hướng mới nổi nhờ khả năng kỹ thuật và danh mục trò chơi phong phú. Chúng tôi đang thực hiện một số nghiên cứu nội bộ để đánh giá khả năng”.
Hồi tháng 3, nhà phân tích Daniel Ahmad từng dự báo Tencent sẽ tung nền tảng game tên Tencent Instant Play. Sản phẩm là sự hợp tác giữa Tencent và Intel. Intel sau đó không lâu thông báo về dịch vụ đám mây mới, cho phép người dùng chơi game ở bất cứ đâu, bất kể thời điểm và trên bất cứ thiết bị nào. Tại sự kiện Hội nghị Nhà phát triển Trò chơi ở San Francisco trong tháng vừa qua, Tencent có biểu diễn Instant Play. Hiện chưa rõ Start có là phiên bản đổi thương hiệu của Tencent Instant Play hay không.
Thông tin về Tencent Instant Play được đăng tải trên Twitter
Dù Tencent kín tiếng về kế hoạch tương lai, có vẻ như game đám mây đang là mảng mà hãng này sắp nhắm đến. Chi tiêu tiêu dùng toàn cầu cho đăng ký nội dung trò chơi đạt 234 triệu USD năm 2018, được dự báo lên 1,5 tỉ USD năm 2023, theo IHS Markit. Nhiều hãng công nghệ lớn nỗ lực khai thác mảng game. Đơn cử, Google tung sản phẩm Stadia, chạy trên đám mây, cho phép người chơi phát game. Microsoft có kế hoạch thử dịch vụ phát trực tuyến của riêng mình là Project xCloud năm nay. Sony thì bán dịch vụ đăng ký game tên PlayStation Now.
Tencent có kha khá lợi thế. Đây là hãng game lớn nhất Trung Quốc, với cơ sở hạ tầng đám mây riêng và quyền cấp phép cho một số game lớn nhất Trung Quốc. Công ty không thể đứng ngoài cuộc chơi game trên đám mây khi rất nhiều tên tuổi lớn thế giới tham gia. Một lợi thế nữa của Tencent là khác với Amazon hay Google, công ty là nhà phát triển trò chơi. Vì thế, họ có thể tạo nội dung độc quyền trên dịch vụ đám mây thông qua các studio phát triển trò chơi.
Tuy nhiên, Tencent khó lòng đạt được thành công lớn trên trường quốc tế. CEO Serkan Toto của hãng tư vấn ngành game Kantan Games cho hay: “Tôi không thể hình dung bất cứ kịch bản nào mà Tencent có khả năng thành công ở mức độ toàn cầu. Tôi nghĩ rằng ở phương Tây, các hãng cung ứng game phương Tây hoặc Nhật Bản cuối cùng sẽ chiếm ưu thế”.
Ảnh: Reuters
Theo CNBC, hiện không ít đối thủ của Tencent đang tìm cách để vượt lên dẫn trước trong cuộc đua đến xu hướng lớn tiếp theo của thị trường trò chơi video 135 tỉ USD. Game đám mây giúp người dùng phát trực tuyến game thay vì phải tải xuống smartphone, máy chơi game hoặc mua bản game thực thụ. Game loại này được chạy trên đám mây.
Dù ngành công nghiệp game thường kiếm tiền bằng cách bán máy chơi game và trò chơi, những năm gần đây, họ chuyển sang mô hình thiên về dịch vụ, bằng cách bổ sung các tiện ích chơi game hoặc cung cấp khả năng mua thêm tính năng trong game. Điều này cho phép các nhà sản xuất bộ điều khiển chơi game kéo dài “độ hot” của sản phẩm.
Game trên đám mây, đôi khi được gọi là game theo yêu cầu, thay đổi hoàn toàn ngành trò chơi. Tencent gần đây ra mắt sản phẩm Start, cho phép người dân ở Thượng Hải và tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đăng ký dùng thử. Mô tả trên trang web tiếng Hoa cho hay người dùng “có thể chơi trên bất cứ thiết bị nào”. Một trong những lợi ích của việc chơi game trên đám mây là nó không yêu cầu phần cứng cụ thể, chẳng hạn như bộ điều khiển game.
Start chưa được ra mắt chính thức, và Tencent cho hay sản phẩm vẫn còn ở giai đoạn đầu. Phát ngôn viên hãng Trung Quốc cho biết: “Chơi game trên đám mây là xu hướng mới nổi nhờ khả năng kỹ thuật và danh mục trò chơi phong phú. Chúng tôi đang thực hiện một số nghiên cứu nội bộ để đánh giá khả năng”.
Hồi tháng 3, nhà phân tích Daniel Ahmad từng dự báo Tencent sẽ tung nền tảng game tên Tencent Instant Play. Sản phẩm là sự hợp tác giữa Tencent và Intel. Intel sau đó không lâu thông báo về dịch vụ đám mây mới, cho phép người dùng chơi game ở bất cứ đâu, bất kể thời điểm và trên bất cứ thiết bị nào. Tại sự kiện Hội nghị Nhà phát triển Trò chơi ở San Francisco trong tháng vừa qua, Tencent có biểu diễn Instant Play. Hiện chưa rõ Start có là phiên bản đổi thương hiệu của Tencent Instant Play hay không.
Thông tin về Tencent Instant Play được đăng tải trên Twitter
Dù Tencent kín tiếng về kế hoạch tương lai, có vẻ như game đám mây đang là mảng mà hãng này sắp nhắm đến. Chi tiêu tiêu dùng toàn cầu cho đăng ký nội dung trò chơi đạt 234 triệu USD năm 2018, được dự báo lên 1,5 tỉ USD năm 2023, theo IHS Markit. Nhiều hãng công nghệ lớn nỗ lực khai thác mảng game. Đơn cử, Google tung sản phẩm Stadia, chạy trên đám mây, cho phép người chơi phát game. Microsoft có kế hoạch thử dịch vụ phát trực tuyến của riêng mình là Project xCloud năm nay. Sony thì bán dịch vụ đăng ký game tên PlayStation Now.
Tencent có kha khá lợi thế. Đây là hãng game lớn nhất Trung Quốc, với cơ sở hạ tầng đám mây riêng và quyền cấp phép cho một số game lớn nhất Trung Quốc. Công ty không thể đứng ngoài cuộc chơi game trên đám mây khi rất nhiều tên tuổi lớn thế giới tham gia. Một lợi thế nữa của Tencent là khác với Amazon hay Google, công ty là nhà phát triển trò chơi. Vì thế, họ có thể tạo nội dung độc quyền trên dịch vụ đám mây thông qua các studio phát triển trò chơi.
Tuy nhiên, Tencent khó lòng đạt được thành công lớn trên trường quốc tế. CEO Serkan Toto của hãng tư vấn ngành game Kantan Games cho hay: “Tôi không thể hình dung bất cứ kịch bản nào mà Tencent có khả năng thành công ở mức độ toàn cầu. Tôi nghĩ rằng ở phương Tây, các hãng cung ứng game phương Tây hoặc Nhật Bản cuối cùng sẽ chiếm ưu thế”.
Theo Thanh Niên