Trong khi bộ ba Samsung, LG và Sony bị suy giảm doanh số so với cùng kỳ năm ngoái, hai công ty Trung Quốc là TCL và Hisense đã bất ngờ vươn lên.
Theo trang Advanced-Television, dữ liệu thị trường TV được cập nhật mới nhất của Display Digest cho thấy đã có sự xáo trộn về thứ hạng trong mùa dịch. Cụ thể, báo cáo cập nhật số liệu bán hàng của 15 nhãn hiệu TV trên toàn cầu trong quý 2 vừa qua. Do đại dịch bùng phát, 15 hãng sản xuất TV lớn nhất chứng kiến doanh số giảm 2% còn 38 triệu đơn vị.
Thị trường Bắc Mỹ và Trung Quốc dù có tăng trưởng nhưng không đủ để bù đắp sự xuống dốc tại các thị trường mới nổi. Lượng giao hàng tại Bắc Mỹ tăng 39% lên 9,5 triệu còn Trung Quốc tăng nhẹ 5% lên 11 triệu chiếc. Nhưng tại Đông Âu, châu Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi đều chứng kiến mức giảm hai chữ số, lần lượt 22%, 35% và 31%.
TV Samsung vẫn dẫn đầu thị trường dù doanh số bị suy giảm (ảnh: FlatpanelsHD)
Giữa lúc đại dịch hoành hành khiến nền kinh tế toàn cầu lao động, người dân thắt chặt chi tiêu, các thương hiệu TV cao cấp đều bị giảm số bán. Samsung tuy bị giảm doanh số 6% nhưng vẫn giữ vị trí số 1, đạt 8,5 triệu TV. Vị trí số 2 rất bất ngờ lại thuộc về công ty Trung Quốc TCL. Doanh số tăng 27% đạt 5,6 triệu đơn vị, đánh bại LG một cách đầy bất ngờ.
Tiếp theo cũng lại là một công ty Trung Quốc khác: Hisense. Với 4,7 triệu TV được giao và tăng trưởng 18%, họ cũng qua mặt LG để vươn lên số 3 trên thị trường. Còn công ty Hàn Quốc lại chứng kiến số lô hàng xuống thấp nhất kể từ năm 2016, chỉ đạt 4,4 triệu đơn vị với tăng trưởng âm 25%, và xếp thứ 4 sau TCL và Hisense.
LG và Sony gặp khó ở thị trường TV (ảnh: Yonhap)
Báo cáo chỉ ra sự xuống dốc không phanh của LG đến từ việc phân khúc TV cao cấp bị ảnh hưởng nặng nề. Mặt hàng chủ lực của họ là TV OLED phải cố kiềm chế không tăng giá và vật lộn để thu hút khách hàng, trong khi vẫn bị TV LCD cạnh tranh gay gắt bằng mức giá rẻ hơn. Trong quý 2, đơn vị giải trí tại gia của LG Electronics báo cáo doanh thu giảm 24% đạt 1,85 tỷ USD, lợi nhuận cũng bị giảm 26%.
Vị trí thứ 5 thuộc về công ty Mỹ Vizio. Nhờ doanh số tại thị trường Bắc Mỹ tăng trưởng 14% lên 1,5 triệu đơn vị, công ty đạt kết quả khả quan trong mùa dịch. Đối với Sony, họ xếp ở vị trí thứ 6 với mức suy giảm doanh số 27%, chỉ giao được 1,5 triệu chiếc TV. Giống như LG, TV Sony cũng tập trung vào phân khúc cao cấp nên khi nhu cầu mua sắm xuống thấp, doanh số bị thiệt hại nặng nề.
Theo trang Advanced-Television, dữ liệu thị trường TV được cập nhật mới nhất của Display Digest cho thấy đã có sự xáo trộn về thứ hạng trong mùa dịch. Cụ thể, báo cáo cập nhật số liệu bán hàng của 15 nhãn hiệu TV trên toàn cầu trong quý 2 vừa qua. Do đại dịch bùng phát, 15 hãng sản xuất TV lớn nhất chứng kiến doanh số giảm 2% còn 38 triệu đơn vị.
Thị trường Bắc Mỹ và Trung Quốc dù có tăng trưởng nhưng không đủ để bù đắp sự xuống dốc tại các thị trường mới nổi. Lượng giao hàng tại Bắc Mỹ tăng 39% lên 9,5 triệu còn Trung Quốc tăng nhẹ 5% lên 11 triệu chiếc. Nhưng tại Đông Âu, châu Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi đều chứng kiến mức giảm hai chữ số, lần lượt 22%, 35% và 31%.
TV Samsung vẫn dẫn đầu thị trường dù doanh số bị suy giảm (ảnh: FlatpanelsHD)
Giữa lúc đại dịch hoành hành khiến nền kinh tế toàn cầu lao động, người dân thắt chặt chi tiêu, các thương hiệu TV cao cấp đều bị giảm số bán. Samsung tuy bị giảm doanh số 6% nhưng vẫn giữ vị trí số 1, đạt 8,5 triệu TV. Vị trí số 2 rất bất ngờ lại thuộc về công ty Trung Quốc TCL. Doanh số tăng 27% đạt 5,6 triệu đơn vị, đánh bại LG một cách đầy bất ngờ.
Tiếp theo cũng lại là một công ty Trung Quốc khác: Hisense. Với 4,7 triệu TV được giao và tăng trưởng 18%, họ cũng qua mặt LG để vươn lên số 3 trên thị trường. Còn công ty Hàn Quốc lại chứng kiến số lô hàng xuống thấp nhất kể từ năm 2016, chỉ đạt 4,4 triệu đơn vị với tăng trưởng âm 25%, và xếp thứ 4 sau TCL và Hisense.
LG và Sony gặp khó ở thị trường TV (ảnh: Yonhap)
Báo cáo chỉ ra sự xuống dốc không phanh của LG đến từ việc phân khúc TV cao cấp bị ảnh hưởng nặng nề. Mặt hàng chủ lực của họ là TV OLED phải cố kiềm chế không tăng giá và vật lộn để thu hút khách hàng, trong khi vẫn bị TV LCD cạnh tranh gay gắt bằng mức giá rẻ hơn. Trong quý 2, đơn vị giải trí tại gia của LG Electronics báo cáo doanh thu giảm 24% đạt 1,85 tỷ USD, lợi nhuận cũng bị giảm 26%.
Vị trí thứ 5 thuộc về công ty Mỹ Vizio. Nhờ doanh số tại thị trường Bắc Mỹ tăng trưởng 14% lên 1,5 triệu đơn vị, công ty đạt kết quả khả quan trong mùa dịch. Đối với Sony, họ xếp ở vị trí thứ 6 với mức suy giảm doanh số 27%, chỉ giao được 1,5 triệu chiếc TV. Giống như LG, TV Sony cũng tập trung vào phân khúc cao cấp nên khi nhu cầu mua sắm xuống thấp, doanh số bị thiệt hại nặng nề.
Theo Vn review