Bạn đã từng nghe đến recovery, bạn biết rằng recovery hỗ trợ cập nhật hệ điều hành qua ADB sideload, bạn biết cách cài đặt ROM mới lên chiếc Zenfone 2 của mình... Nhưng bạn đã hiểu recovery thực sự là gì và bạn có thể sử dụng recovery để điều khiển chiếc điện thoại của mình như thế nào. Bài viết sẽ tổng hợp tất tần tật những thứ bạn cần biết về recovery và khả năng của nó trên chiếc ASUS Zenfone 2.
Recovery là gì?
Recovery là gì, đây là một hệ điều hành thu nhỏ tồn tại song song với hệ điều hành Android trên thiết bị mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Thông thường, mỗi khi khởi động máy, bạn sẽ thấy một hình ảnh hiện lên có chữ ASUS, Zenfone 2 và một chấm tròn xoay liên tục, sau một vài giây chờ là màn hình chính cùng các icon ứng dụng quen thuộc của bạn. Vậy hệ điều hành thu nhỏ kia ở đâu và khởi động nó lên như thế nào?
Tại sao lại gọi là recovery (khôi phục) bởi vì chức năng của hệ điều hành thu nhỏ này không phải là phục vụ nhu cầu của người sử dụng, bạn không thể xem phim, chụp hình, chơi game trên recovery được, nó được sinh ra đúng như cái tên, là hỗ trợ khôi phục lại hoạt động của hệ điều hành Android. Thực chất người dùng bình thường không cần quan tâm đến sự hiện diện của recovery, chỉ khi nào bạn không thể khởi động máy vào hệ điều hành Android được (bị bootloop, chấm tròn lúc khởi động máy cứ xoay liên tục), lúc này bạn cần khởi động recovery để có thể sửa chữa lỗi làm cho Android hoạt động trở lại.
Recovery chỉ được cung cấp một khả năng duy nhất đó là tương tác với phần cứng, và chủ yếu là để tương tác với bộ nhớ dữ liệu, liên quan đến hệ điều hành Android của người dùng.
Ngoài chức năng khôi phục lại hoạt động của hệ điều hành Android, nhờ khả năng tương tác với bộ nhớ dữ liệu mà recovery còn có một số nhiệm vụ như update firmware cho thiết bị, ADB sideload,… một số hoạt động nâng cao như hỗ trợ root máy, cài đặt ROM tùy chỉnh, backup (sao lưu) toàn bộ hệ điều hành và khôi phục
Recovery được lưu trữ ở đâu?
Trong hệ thống Android được chia ra nhiều phân vùng đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như /system chứa dữ liệu hệ thống và một phần của hệ điều hành Android, /data chứa dữ liệu của người dùng, tương tự /recovery chứa hệ điều hành thu nhỏ recovery, /boot chứa thành phần khởi động . Phân vùng recovery tồn tại song song với /system /data /boot cho nên các phân vùng này có ảnh hưởng gì thì recovery sẽ không hề bị tác động, nói chung là nó tồn tại độc lập và ta có thể sử dụng để tác động vào /system, nơi chứa phần lớn hệ điều hành Android.
Recovery được lưu trữ trên một phân vùng riêng biêt, tối đa 16MB.
Phân loại recovery:
Nếu phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ thì có 2 loại là “recovery gốc” do nhà sản xuất cài đặt và “recovery tùy chỉnh” do các nhà phát triển xây dựng.
“Recovery gốc” do nhà sản xuất cài đặt vào hệ thống của thiết bị để thực hiện nhiệm vụ update firmware thông qua cập nhật trực tuyến hoặc bằng file zip OTA hoặc ADB sideload. Chức năng khác nữa của recovery này là cho phép xóa dữ liệu người dùng, đưa máy trở về nguyên trạng lúc đầu, xóa cache tạm trên bộ nhớ. Ngoài ra mặc dù có thể can thiệp vào phân vùng hệ thống, nhưng nhà sản xuất đã khóa không cho phép người dùng có quyền can thiệp tự do, có thể được sử dụng để root máy.
“Recovery tùy chỉnh” được tạo ra và tìm cách thay thế cho recovery gốc với mục đích là can thiệp thoải mái vào phân vùng hệ thống.
Có 2 dạng “recovery tùy chỉnh” đó là dạng không cài đặt vào thiết bị và dạng cài vào thiết bị.
Dạng không cài đặt vào thiết bị nghĩa là recovery được đưa vào một phân vùng tạm trên thiết bị, không chép đè vào recovery gốc, người dùng không mất recovery gốc. Chỉ sử dụng mỗi lần nạp vào phân vùng tạm, tắt máy “recovery tùy chỉnh” cũng sẽ bị xóa đi.
->Tác dụng: Sử dụng trong trường hợp nhà sản xuất đã khóa bootloader. Hiện nay Zenfone 2 đã có unlock bootloader do chính ASUS cung cấp tool nên không cần thiết phải sử dụng dạng recovery này nữa. Đặc điểm của dạng này là 1 recovery có khả năng sử dụng với nhiều thiết bị nếu phần cứng tương tự, nhưng tuyệt đối không được phép flash vào thay thế recovery gốc
Dạng cài vào thiết bị sẽ thay thế hoàn toàn recovery gốc. Bạn có thể sử dụng lúc nào cũng được mà không cần nạp lại vào bộ nhớ tạm. Dạng recovery này tương thích tốt hơn với thiết bị.
ASUS đã phát hành công cụ unlock bootloader cho Zenfone 2 một cách cực kì dễ dàng do vậy nếu bạn có nhu cầu sử dụng reovery tùy chỉnh thể cài đặt các bản ROM trải nghiệm thì sử dụng loại recovery này.
Tải Recovery cho các máy Zenfone 2 (ZE551ML/ZE550ML) ở đâu.
Recovery gốc:
https://mega.nz/#F!k4MHiAgL!dVuOKeH3eokcwPSNI79ffw!xwc0BJrY
http://www.mediafire.com/folder/setyy42t2cymy#myfiles
Chọn trong danh sách phiên bản phù hợp mới máy của mình,tải file recovery.img tương ứng.
TWRP recovery:
Bản chính thức(chỉ có bản ZE551ML, 2.8.7.2): https://dl.twrp.me/Z00A/
Do Jrior001 build: http://downloads.codefi.re/jrior001/zenfone2
Do TheSSJ build: https://drive.google.com/folderview...9DT0xRMVRkcTg3MHdlc1o0cVFBc3RPeTQ&usp=sharing
Mình đang dùng Zen 2 ZE551ML và bản TWRP recovery 2.8.7.3 khá ổn định.
CM recovery:
Do Jrior001 build: http://downloads.codefi.re/jrior001/zenfone2
Làm sao để cài đặt một recovery tùy chỉnh vào thiết bị?
(trở về recovery gốc không sử dụng cách này)
Như đã nói ở trên, hiện nay có 2 recovery tùy chỉnh được build cho Zenfone 2 là CM recovery và TWRP recovery. Làm sao để cài đặt các phiên bản recovery này thay thế cái gốc của nhà sản xuất.
Đầu tiên tất nhiên là bạn cần tải về, lưu ý chọn bản mới nhất và đúng dòng máy (mã máy).
Có 3 phương pháp: flash qua adb tool và flash qua ứng dụng Terminal Emulator và dùng ứng dụng Rashr
Flash qua adb tool (không cần root):
Yêu cầu máy đã được unlock bootloader.
Cài đặt ADB tool và driver vào máy tính.
Chép file img vào thư mục cài đặt adb, thường là C:/adb, đổi tên file thành recovery.img.
Bật USB debugging (mở ứng dụng setting, chọn mục About, nhấn liên tục vào dòng Build number, thoát ra menu chính, chọn developer options, bật USB debugging).
Kết nối với máy tính qua cable USB. (Nếu là lần đầu thì đợi vài phút để máy load driver).
Mở ADB (tại thư mục ADB, nhấn phím Shift và click chuột phải vào vùng trống của thư mục chọn “open command window here”)
Nhập vào lệnh:
Sau khi thực hiện lệnh đầu tiên, sẽ có thông báo “Allow this computer” tick vào ô chọn và nhấn OK. Máy sẽ khởi động vào droidboot( có hình con Android xanh lá cây). Nếu hiện error thì thực hiện lại lệnh này đến khi thành công. Tiếp tục thực hiện lệnh 2, có thông báo OK là hoàn thành.
**Lưu ý: Bạn có thể truy cập vào droidboot bằng phím tắt thay vì phải dùng lệnh ADB tool. Tắt hẳn máy, nhấn cùng lúc 3 phím “nguồn”, “volume –“, “volume +”, hiện con Android xanh lá cây thì nhả phím ra. Nếu không được thử nhấn phím “nguồn” trước, đến khi máy rung nhẹ một cái thì nhả ra, nhấn giữ 2 phím “volume –“, “volume +” . Con Zen 2 của mình hồi mới mua máy thì có thể thực hiện nhấn cùng lúc 3 phím được nhưng sau này toàn phải làm như cách kia.
Flash qua ứng dụng Terminal Emulator (cần root):
Yêu cầu máy đã được unlock bootloader và root.
Tải về Termainal Emulator trên Google Play Store.
Chép file recovery dạng img vào bộ nhớ trong và đổi tên file thành recovery.img cho dễ thực hiện.
Mở ứng dụng Terminal Emulator nhập vào lần lượt các lệnh sau:
Trên Zenfone 2, thư mục /sdcard chính là bộ nhớ trong.
Sau lệnh su sẽ có một bảng thông báo yêu cầu bạn cấp quyền root cho ứng dụng. Chọn Grant.
Flash xong, bạn có thể khởi động lại ứng dụng và truy cập vào recovery để sử dụng rồi.
Flash qua ứng dụng Rashr (cần root):
Yêu cầu máy đã được unlock bootloader và root.
Tải về Rashr – Flash tool trên Google Play Store.
Chép file recovery dạng img vào bộ nhớ trong và đổi tên file thành recovery.img cho dễ thực hiện.
Mở ứng dụng Rashr – chọn mục recovery from storage.
Tìm đến file recovery.img – Nhấn Ok để thực hiện (có thông báo yêu cầu quyền root thì nhấn Grant).
Đợi vài giây và khởi động lại.
Cách này tuy đơn giản nhất nhưng ứng dụng Rashr không phải tương thích hoàn toàn trong mọi trường hợp.
Có thể flash recovery trực tiếp thông qua TWRP hoặc CM recovery:
Trên kia là cách cài đặt một recovery tùy chỉnh khi máy bạn vẫn đang sử dụng recovery gốc. Nếu bạn đã cài sẵn một TWRP/CM recovery mà muốn nâng cấp lên một bản TWRP mới hoặc CM recovery thì có thể sử dụng chức năng flash trực tiếp bằng file img hoặc file zip. Đối với recovery dạng zip cả TWRP và CM đều có thể flash được, còn dạng img chỉ duy nhất TWRP hỗ trợ.
Copy file recovery dạng img hoặc zip vào thẻ nhớ hoặc bộ nhớ trong.
Với TWRP recovery: Ở màn hình chính, chọn Install.
+ Với file zip, tìm đến file recovery, kéo thanh trượt để flash. Nếu hiện dòng lỗi màu đỏ, nghĩ là script update đã bị lỗi. Bạn có thể sử dụng Winrar hoặc một ứng dụng quản lý file nén giải nén được file recovery img, tiếp tục thực hiện như phương pháp với file img.
+ Với file img, nhấn nút “Image…”, tìm đến file recovery, chọn vào mục “recovery”, kéo thanh trượt để flash.
Khởi động lại.
Với CM recovery: Ở màn hình chính chọn Apply update – choose from internal storage.
Tìm đến file recovery zip. Chọn Yes để thực hiện và khởi động lại.
Chi tiết các chức năng của TWRP recovery:
Mình dự định giới thiệu hết tất cả các bản recovery tuy nhiên bản recovery gốc thì quá ít tính năng, còn CM recovery lại gần giống recovery gốc chỉ khác là có khả năng flash ROM zip nên không đáng nói tới. Ở đây mình chỉ giới thiệu các tính năng của TWRP, recovery hàng đầu cho Zenfone 2 cho đến bây giờ.
Install: Chức năng flash ROM vào máy bằng file zip hoặc img.
Wipe: Chức năng hỗ trợ xóa các phân vùng cần thiết. Bạn sẽ thấy có 2 tùy chọn :
Advanced wipe: Tại đây bạn có thể lựa chọn phân vùng muốn xóa như: dalvik cache: phân vùng tạm hỗ trợ máy ảo của ứng dụng, system: phân vùng hệ thống, chứa hệ điều hành(cần thiết khi muốn nạp một ROM mới vào) , data: phân vùng chứa dữ liệu người dùng như danh bạ, tin nhắn, ứng dụng(trừ ảnh, nhạc, video…), cache: bộ nhớ tạm cho ứng dụng, Internal storage : bộ nhớ trong, tất cả dữ liệu của người dùng (cả nhạc,ảnh, video…), Micro Sdcard: phân vùng thẻ nhớ.
Có một chức năng nâng cao là “Repair or change file system”. Bạn chọn một phân vùng bất kì ở trên, nhấn vào nút “Repair or change file system”, tại đây bạn có thể
Resize: Làm cho hệ thống nhận hết được dung lượng thực (không quan trọng trên zenfone 2).
Repair: Sửa lỗi phân vùng không mount được.
Convert: Chuyển đổi kiểu phân vùng sang Ext2/3/4, F2FS hoặc FAT, mặc định sử dụng EXT4. F2FS là định dạng mới hỗ trợ gần đây cho Zenfone 2, tiếc là ROM hỗ trợ F2FS khá hiếm, chắc chỉ có BlissPop. FAT thì chủ yếu sử dụng cho bộ nhớ thẻ (vì tương tác dễ dàng với máy tính windows).
Format Data: Xóa toàn bộ bộ nhớ trong, tất cả dữ liệu của người dùng (cả nhạc,ảnh, video…)
Back up: Hỗ trợ sao lưu các phân vùng system, data, cache, config, splash với các tính năng nâng cao như nén, mã hóa mật khẩu.
Restore: Chức năng khôi phục lại các bản sao lưu có trong máy.
Mount: Gắn kết các phân vùng để sử dụng trong recovery.
Advanced: Các chức năng nâng cao bao gồm:
Copy Log to SD: Chép các bản nhật ký của recovery vào thẻ nhớ để hỗ trợ tìm và sửa lỗi.
Fix permissions: Tự động sửa lại quyền của các tập tin hệ thống cho đúng.
File Manager: Công cụ truy cập quản lý dữ liệu lưu trữ. Hỗ trợ các tính năng sao chép, di chuyển, xóa, đổi tên và sửa quyền của tập tin hoặc thư mục. Bạn cần mount các phân vùng muốn sử dụng trước mới có thể truy cập bằng công cụ này.
Terminal command: Hỗ trợ thực thi các tập tin lệnh.
Reload theme: Thay đổi giao diện cho TWRP recovery, với file theme đã được nạp sẵn vào đường dẫn /bộ nhớ trong/TWRP/theme/ui.zip.
Reboot: Khởi động lại thiết bị vào system(hệ điều hành Android), recovery, bootloader hay tắt máy.
Khắc phục lỗi bootloop:
Bootloop là lỗi mà hệ điều hành không thể khởi động hoàn tất, biểu hiện là chấm tròn lúc khởi động máy cứ xoay liên tục không kết thúc. Có nhiều người nhân dẫn đến lỗi bootloop của thiết bị. Trên Zenfone 2, nếu bạn không có tác động gì đến phân vùng /system (hệ thống) thì hầu hết trường hợp có thể giải quyết như sau:
Đối với recovery gốc hoặc CM recovery:
Tại màn hình chính, chọn đến mục” wipe data/factory reset”, tiếp tục chọn yes để thực hiện.
Làm tương tự với “wipe cache partition”.
Reboot.
Đối với TWRP recovery:
Tại màn hình chính, chọn “wipe”, chọn data, cache, dalvik cache. Sau đó kéo thanh trượt để thực hiện. Thao tác này có kết quả hoàn toàn giống với cách thực hiện với recovery gốc ở trên.
Reboot – system.
Sau bước này hệ thống sẽ xóa toàn bộ dữ liệu người dùng (trừ nhạc, phim, ảnh…) và cache của ứng dụng. Nghĩa là đưa máy trở về trạng thái gần như mới mua. Zenfone đa số trường hợp có thể giải quyết bằng cách này, tất nhiên như đã nói là bạn chưa tác động đến phân vùng /system. Trong trường hợp bạn đã tác động vào /system thì có thể dùng chức năng File Manager trong TWRP để truy cập đến phân vùng này và kiểm tra các thành phần bạn đã tác động, nhất là chỉnh sửa quyền (permission) các tập tin hệ thống cho đúng.
Cứu Zenfone 2 mọi trường hợp/ Flash lại recovery gốc:
Chiếc Zen 2 của bạn đang không thể khởi động vào hệ điều hành, bạn đã thực hiện theo cách “khắc phục bootloop” theo hướng dẫn bên trên nhưng không được, bạn tác động và làm hư hỏng thành phần nào đó trong hệ điều hành, đây là cách giúp bạn khôi phục lại hoạt động của máy như lúc xuất xưởng.
Cách này cũng dành cho trường hợp bạn muốn sử dụng lại recovery gốc của máy, làm theo hướng dẫn bên dưới nhưng không cần tải các file "system" và cũng không cần tải lại system nếu bạn đang sử dụng rom gốc, chỉ cần lúc tải chọn đúng hệ máy và phiên bản firmware mà máy bạn đang sài là được).
-Chọn phiên bản ROM phù hợp (ZE551ML=Z00A, ZE500ML=Z008) và tải về tất cả các file trong thư mục đó, link tải: https://mega.nz/#F!k4MHiAgL!dVuOKeH3eokcwPSNI79ffw!xwc0BJrY
-Dùng winrar hoặc trình quản lý file nén bất kì giải nén file system.zip sẽ được system.img
-Copy boot.img, droidboot.img, recovery.img, system.img vào thư mục C:\adb hoặc thư mục cài đặt adb của bạn.
-Kết nối điện thoại với máy tính (đã bật USB debugging trên điện thoại)
-Mở ADB thực hiện các lệnh sau:
Mỗi dòng lệnh khi hoàn thành phải có thông báo OK.Nếu không phải thực hiện lại, hay kiểm tra lỗi.
Flash ROM dạng zip hoặc file boot/recovery/splash dạng img.
TWRP recovery cho phép flash trực tiếp file dạng img vào hệ thống, không cần thông qua file zip. Tuy nhiên chỉ hỗ trợ flash vào phân vùng boot/recovery/splash. Nếu bạn muốn flash droiboot và system thì bắt buộc phải dùng ADB trong chế độ fastboot rồi.
Tại màn hình chính của TWRP recovery, chọn Install.
Nhấn vào Image góc phải dưới, tìm đến file img muốn flash.
Chọn phân vùng boot/recovery/splash. Lưu ý phải chắc chắn mình chọn đúng nhé.
Kéo thanh trượt đê thực hiện và khởi động lại
Sao lưu và phục hồi ROM sử dụng:
Trong trương hợp bạn muốn thử dùng một ROM mới hay áp dụng một thủ thuật nào đó vào hệ thống mà sợ gây lỗi hệ thống thì có thể dùng TWRP để sao lưu và khôi phục khi cần thiết. Cách này đơn giản và nhanh chóng nếu bạn đã cài đặt quá nhiều ứng dụng và không muốn phải cài đặt lại. Recovery gốc và CM recovery không có chức năng backup.
Backup:
Ở màn hình chính của TWRP recovery, chọn backup.
Tối thiểu bạn phải chọn mục system và boot. Đây là 2 phân vùng quan trọng nhất.
Chọn mục data và config để lưu trữ cả dữ liệu người dùng(tin nhắn, danh bạ, ứng dụng cài vào máy...), không tính các dữ liệu ảnh, nhạc,video... của bộ nhớ trong.
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn vào mục "Enable Compression" để thêm tính năng nén đẻ giảm dung lượng file backup.
File backup được tạo ra sẽ được lưu trữ tại thư mục /sdcard/TWRP/BACUPS/ten_thiet_bi (sdcard chính là bộ nhớ trong của máy), được phân theo từng thư mục, chính là từng lần thực hiện sao lưu của bạn. Bạn có thể copy ra một noi khác an toàn hơn và sử dụng lại khi cần thiết.
Ngoài ra bạn có thể chọn khu vực lưu trữ bản sao lưu là thẻ nhớ hoặc USB OTG bằng cách nhấn vào nút "Storage" để chọn. Một tính năng khác và bảo vệ file sao lưu bằng mật khẩu, trong trường hợp bạn sao lưu cả dữ liệu người dùng thì cũng khá cần thiết để người khác không thể sử dụng.
Restore:
Bạn đã có một bản sao lưu ROM của thiết bị, giờ phải làm sao để phục hồi?
Ở màn hình chính của TWRP chọn chức năng Restore.
Lúc này recovery sẽ liệt kê danh sách các bản backup có trong thiết bị, bạn chỉ cần chọn vào phiên bản mong muốn và kéo thanh trượt để khôi phục.
Đổi theme (giao diện) cho TWRP recovery:
Cái này dành cho bạn nào thích vui vẻ thôi. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với giao diện xấu xấu của TWRP thì có thể thay đổi cho đẹp hơn chút.
Đầu tiên hãy tìm và tải về bất cứ theme nào bạn thích với từ khóa tìm kiếm là “TWRP 2.8.7 theme”.
Được file zip nhưng không giải nén, copy thẳng vào bộ nhớ trong theo đường dẫn /TWRP/theme. Nếu chưa có thì bạn có thể tự tạo.
Đổi tên file theme thành ui.zip.
Tại màn hình chính của TWRP recovery chọn settings – reload theme. Chờ một vài giây là hoàn thành.
Trong trường hợp bạn muốn sử dụng một giao diện khác thì chỉ cần tiếp tục làm y hêt như trên là được.
Recovery là gì?
Recovery là gì, đây là một hệ điều hành thu nhỏ tồn tại song song với hệ điều hành Android trên thiết bị mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Thông thường, mỗi khi khởi động máy, bạn sẽ thấy một hình ảnh hiện lên có chữ ASUS, Zenfone 2 và một chấm tròn xoay liên tục, sau một vài giây chờ là màn hình chính cùng các icon ứng dụng quen thuộc của bạn. Vậy hệ điều hành thu nhỏ kia ở đâu và khởi động nó lên như thế nào?
Tại sao lại gọi là recovery (khôi phục) bởi vì chức năng của hệ điều hành thu nhỏ này không phải là phục vụ nhu cầu của người sử dụng, bạn không thể xem phim, chụp hình, chơi game trên recovery được, nó được sinh ra đúng như cái tên, là hỗ trợ khôi phục lại hoạt động của hệ điều hành Android. Thực chất người dùng bình thường không cần quan tâm đến sự hiện diện của recovery, chỉ khi nào bạn không thể khởi động máy vào hệ điều hành Android được (bị bootloop, chấm tròn lúc khởi động máy cứ xoay liên tục), lúc này bạn cần khởi động recovery để có thể sửa chữa lỗi làm cho Android hoạt động trở lại.
Ngoài chức năng khôi phục lại hoạt động của hệ điều hành Android, nhờ khả năng tương tác với bộ nhớ dữ liệu mà recovery còn có một số nhiệm vụ như update firmware cho thiết bị, ADB sideload,… một số hoạt động nâng cao như hỗ trợ root máy, cài đặt ROM tùy chỉnh, backup (sao lưu) toàn bộ hệ điều hành và khôi phục
Recovery được lưu trữ ở đâu?
Trong hệ thống Android được chia ra nhiều phân vùng đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như /system chứa dữ liệu hệ thống và một phần của hệ điều hành Android, /data chứa dữ liệu của người dùng, tương tự /recovery chứa hệ điều hành thu nhỏ recovery, /boot chứa thành phần khởi động . Phân vùng recovery tồn tại song song với /system /data /boot cho nên các phân vùng này có ảnh hưởng gì thì recovery sẽ không hề bị tác động, nói chung là nó tồn tại độc lập và ta có thể sử dụng để tác động vào /system, nơi chứa phần lớn hệ điều hành Android.
Recovery được lưu trữ trên một phân vùng riêng biêt, tối đa 16MB.
Nếu phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ thì có 2 loại là “recovery gốc” do nhà sản xuất cài đặt và “recovery tùy chỉnh” do các nhà phát triển xây dựng.
“Recovery gốc” do nhà sản xuất cài đặt vào hệ thống của thiết bị để thực hiện nhiệm vụ update firmware thông qua cập nhật trực tuyến hoặc bằng file zip OTA hoặc ADB sideload. Chức năng khác nữa của recovery này là cho phép xóa dữ liệu người dùng, đưa máy trở về nguyên trạng lúc đầu, xóa cache tạm trên bộ nhớ. Ngoài ra mặc dù có thể can thiệp vào phân vùng hệ thống, nhưng nhà sản xuất đã khóa không cho phép người dùng có quyền can thiệp tự do, có thể được sử dụng để root máy.
“Recovery tùy chỉnh” được tạo ra và tìm cách thay thế cho recovery gốc với mục đích là can thiệp thoải mái vào phân vùng hệ thống.
Có 2 dạng “recovery tùy chỉnh” đó là dạng không cài đặt vào thiết bị và dạng cài vào thiết bị.
Dạng không cài đặt vào thiết bị nghĩa là recovery được đưa vào một phân vùng tạm trên thiết bị, không chép đè vào recovery gốc, người dùng không mất recovery gốc. Chỉ sử dụng mỗi lần nạp vào phân vùng tạm, tắt máy “recovery tùy chỉnh” cũng sẽ bị xóa đi.
->Tác dụng: Sử dụng trong trường hợp nhà sản xuất đã khóa bootloader. Hiện nay Zenfone 2 đã có unlock bootloader do chính ASUS cung cấp tool nên không cần thiết phải sử dụng dạng recovery này nữa. Đặc điểm của dạng này là 1 recovery có khả năng sử dụng với nhiều thiết bị nếu phần cứng tương tự, nhưng tuyệt đối không được phép flash vào thay thế recovery gốc
Dạng cài vào thiết bị sẽ thay thế hoàn toàn recovery gốc. Bạn có thể sử dụng lúc nào cũng được mà không cần nạp lại vào bộ nhớ tạm. Dạng recovery này tương thích tốt hơn với thiết bị.
ASUS đã phát hành công cụ unlock bootloader cho Zenfone 2 một cách cực kì dễ dàng do vậy nếu bạn có nhu cầu sử dụng reovery tùy chỉnh thể cài đặt các bản ROM trải nghiệm thì sử dụng loại recovery này.
Tải Recovery cho các máy Zenfone 2 (ZE551ML/ZE550ML) ở đâu.
Recovery gốc:
https://mega.nz/#F!k4MHiAgL!dVuOKeH3eokcwPSNI79ffw!xwc0BJrY
http://www.mediafire.com/folder/setyy42t2cymy#myfiles
Chọn trong danh sách phiên bản phù hợp mới máy của mình,tải file recovery.img tương ứng.
TWRP recovery:
Bản chính thức(chỉ có bản ZE551ML, 2.8.7.2): https://dl.twrp.me/Z00A/
Do Jrior001 build: http://downloads.codefi.re/jrior001/zenfone2
Do TheSSJ build: https://drive.google.com/folderview...9DT0xRMVRkcTg3MHdlc1o0cVFBc3RPeTQ&usp=sharing
Mình đang dùng Zen 2 ZE551ML và bản TWRP recovery 2.8.7.3 khá ổn định.
CM recovery:
Do Jrior001 build: http://downloads.codefi.re/jrior001/zenfone2
(trở về recovery gốc không sử dụng cách này)
Như đã nói ở trên, hiện nay có 2 recovery tùy chỉnh được build cho Zenfone 2 là CM recovery và TWRP recovery. Làm sao để cài đặt các phiên bản recovery này thay thế cái gốc của nhà sản xuất.
Đầu tiên tất nhiên là bạn cần tải về, lưu ý chọn bản mới nhất và đúng dòng máy (mã máy).
Có 3 phương pháp: flash qua adb tool và flash qua ứng dụng Terminal Emulator và dùng ứng dụng Rashr
Flash qua adb tool (không cần root):
Yêu cầu máy đã được unlock bootloader.
Cài đặt ADB tool và driver vào máy tính.
Chép file img vào thư mục cài đặt adb, thường là C:/adb, đổi tên file thành recovery.img.
Bật USB debugging (mở ứng dụng setting, chọn mục About, nhấn liên tục vào dòng Build number, thoát ra menu chính, chọn developer options, bật USB debugging).
Kết nối với máy tính qua cable USB. (Nếu là lần đầu thì đợi vài phút để máy load driver).
Mở ADB (tại thư mục ADB, nhấn phím Shift và click chuột phải vào vùng trống của thư mục chọn “open command window here”)
Nhập vào lệnh:
Adb reboot fastboot
Fastboot flash recovery recovery.img
Sau khi thực hiện lệnh đầu tiên, sẽ có thông báo “Allow this computer” tick vào ô chọn và nhấn OK. Máy sẽ khởi động vào droidboot( có hình con Android xanh lá cây). Nếu hiện error thì thực hiện lại lệnh này đến khi thành công. Tiếp tục thực hiện lệnh 2, có thông báo OK là hoàn thành.
**Lưu ý: Bạn có thể truy cập vào droidboot bằng phím tắt thay vì phải dùng lệnh ADB tool. Tắt hẳn máy, nhấn cùng lúc 3 phím “nguồn”, “volume –“, “volume +”, hiện con Android xanh lá cây thì nhả phím ra. Nếu không được thử nhấn phím “nguồn” trước, đến khi máy rung nhẹ một cái thì nhả ra, nhấn giữ 2 phím “volume –“, “volume +” . Con Zen 2 của mình hồi mới mua máy thì có thể thực hiện nhấn cùng lúc 3 phím được nhưng sau này toàn phải làm như cách kia.
Flash qua ứng dụng Terminal Emulator (cần root):
Yêu cầu máy đã được unlock bootloader và root.
Tải về Termainal Emulator trên Google Play Store.
Chép file recovery dạng img vào bộ nhớ trong và đổi tên file thành recovery.img cho dễ thực hiện.
Mở ứng dụng Terminal Emulator nhập vào lần lượt các lệnh sau:
su
dd if=/sdcard/recovery.img of=/dev/block/by-name/recovery
Trên Zenfone 2, thư mục /sdcard chính là bộ nhớ trong.
Sau lệnh su sẽ có một bảng thông báo yêu cầu bạn cấp quyền root cho ứng dụng. Chọn Grant.
Flash xong, bạn có thể khởi động lại ứng dụng và truy cập vào recovery để sử dụng rồi.
Flash qua ứng dụng Rashr (cần root):
Yêu cầu máy đã được unlock bootloader và root.
Tải về Rashr – Flash tool trên Google Play Store.
Chép file recovery dạng img vào bộ nhớ trong và đổi tên file thành recovery.img cho dễ thực hiện.
Mở ứng dụng Rashr – chọn mục recovery from storage.
Tìm đến file recovery.img – Nhấn Ok để thực hiện (có thông báo yêu cầu quyền root thì nhấn Grant).
Đợi vài giây và khởi động lại.
Cách này tuy đơn giản nhất nhưng ứng dụng Rashr không phải tương thích hoàn toàn trong mọi trường hợp.
Có thể flash recovery trực tiếp thông qua TWRP hoặc CM recovery:
Trên kia là cách cài đặt một recovery tùy chỉnh khi máy bạn vẫn đang sử dụng recovery gốc. Nếu bạn đã cài sẵn một TWRP/CM recovery mà muốn nâng cấp lên một bản TWRP mới hoặc CM recovery thì có thể sử dụng chức năng flash trực tiếp bằng file img hoặc file zip. Đối với recovery dạng zip cả TWRP và CM đều có thể flash được, còn dạng img chỉ duy nhất TWRP hỗ trợ.
Copy file recovery dạng img hoặc zip vào thẻ nhớ hoặc bộ nhớ trong.
Với TWRP recovery: Ở màn hình chính, chọn Install.
+ Với file zip, tìm đến file recovery, kéo thanh trượt để flash. Nếu hiện dòng lỗi màu đỏ, nghĩ là script update đã bị lỗi. Bạn có thể sử dụng Winrar hoặc một ứng dụng quản lý file nén giải nén được file recovery img, tiếp tục thực hiện như phương pháp với file img.
+ Với file img, nhấn nút “Image…”, tìm đến file recovery, chọn vào mục “recovery”, kéo thanh trượt để flash.
Khởi động lại.
Với CM recovery: Ở màn hình chính chọn Apply update – choose from internal storage.
Tìm đến file recovery zip. Chọn Yes để thực hiện và khởi động lại.
Chi tiết các chức năng của TWRP recovery:
Mình dự định giới thiệu hết tất cả các bản recovery tuy nhiên bản recovery gốc thì quá ít tính năng, còn CM recovery lại gần giống recovery gốc chỉ khác là có khả năng flash ROM zip nên không đáng nói tới. Ở đây mình chỉ giới thiệu các tính năng của TWRP, recovery hàng đầu cho Zenfone 2 cho đến bây giờ.
Install: Chức năng flash ROM vào máy bằng file zip hoặc img.
Wipe: Chức năng hỗ trợ xóa các phân vùng cần thiết. Bạn sẽ thấy có 2 tùy chọn :
Advanced wipe: Tại đây bạn có thể lựa chọn phân vùng muốn xóa như: dalvik cache: phân vùng tạm hỗ trợ máy ảo của ứng dụng, system: phân vùng hệ thống, chứa hệ điều hành(cần thiết khi muốn nạp một ROM mới vào) , data: phân vùng chứa dữ liệu người dùng như danh bạ, tin nhắn, ứng dụng(trừ ảnh, nhạc, video…), cache: bộ nhớ tạm cho ứng dụng, Internal storage : bộ nhớ trong, tất cả dữ liệu của người dùng (cả nhạc,ảnh, video…), Micro Sdcard: phân vùng thẻ nhớ.
Có một chức năng nâng cao là “Repair or change file system”. Bạn chọn một phân vùng bất kì ở trên, nhấn vào nút “Repair or change file system”, tại đây bạn có thể
Resize: Làm cho hệ thống nhận hết được dung lượng thực (không quan trọng trên zenfone 2).
Repair: Sửa lỗi phân vùng không mount được.
Convert: Chuyển đổi kiểu phân vùng sang Ext2/3/4, F2FS hoặc FAT, mặc định sử dụng EXT4. F2FS là định dạng mới hỗ trợ gần đây cho Zenfone 2, tiếc là ROM hỗ trợ F2FS khá hiếm, chắc chỉ có BlissPop. FAT thì chủ yếu sử dụng cho bộ nhớ thẻ (vì tương tác dễ dàng với máy tính windows).
Format Data: Xóa toàn bộ bộ nhớ trong, tất cả dữ liệu của người dùng (cả nhạc,ảnh, video…)
Back up: Hỗ trợ sao lưu các phân vùng system, data, cache, config, splash với các tính năng nâng cao như nén, mã hóa mật khẩu.
Restore: Chức năng khôi phục lại các bản sao lưu có trong máy.
Mount: Gắn kết các phân vùng để sử dụng trong recovery.
Advanced: Các chức năng nâng cao bao gồm:
Copy Log to SD: Chép các bản nhật ký của recovery vào thẻ nhớ để hỗ trợ tìm và sửa lỗi.
Fix permissions: Tự động sửa lại quyền của các tập tin hệ thống cho đúng.
File Manager: Công cụ truy cập quản lý dữ liệu lưu trữ. Hỗ trợ các tính năng sao chép, di chuyển, xóa, đổi tên và sửa quyền của tập tin hoặc thư mục. Bạn cần mount các phân vùng muốn sử dụng trước mới có thể truy cập bằng công cụ này.
Terminal command: Hỗ trợ thực thi các tập tin lệnh.
Reload theme: Thay đổi giao diện cho TWRP recovery, với file theme đã được nạp sẵn vào đường dẫn /bộ nhớ trong/TWRP/theme/ui.zip.
Reboot: Khởi động lại thiết bị vào system(hệ điều hành Android), recovery, bootloader hay tắt máy.
Khắc phục lỗi bootloop:
Bootloop là lỗi mà hệ điều hành không thể khởi động hoàn tất, biểu hiện là chấm tròn lúc khởi động máy cứ xoay liên tục không kết thúc. Có nhiều người nhân dẫn đến lỗi bootloop của thiết bị. Trên Zenfone 2, nếu bạn không có tác động gì đến phân vùng /system (hệ thống) thì hầu hết trường hợp có thể giải quyết như sau:
Đối với recovery gốc hoặc CM recovery:
Tại màn hình chính, chọn đến mục” wipe data/factory reset”, tiếp tục chọn yes để thực hiện.
Làm tương tự với “wipe cache partition”.
Reboot.
Đối với TWRP recovery:
Tại màn hình chính, chọn “wipe”, chọn data, cache, dalvik cache. Sau đó kéo thanh trượt để thực hiện. Thao tác này có kết quả hoàn toàn giống với cách thực hiện với recovery gốc ở trên.
Reboot – system.
Sau bước này hệ thống sẽ xóa toàn bộ dữ liệu người dùng (trừ nhạc, phim, ảnh…) và cache của ứng dụng. Nghĩa là đưa máy trở về trạng thái gần như mới mua. Zenfone đa số trường hợp có thể giải quyết bằng cách này, tất nhiên như đã nói là bạn chưa tác động đến phân vùng /system. Trong trường hợp bạn đã tác động vào /system thì có thể dùng chức năng File Manager trong TWRP để truy cập đến phân vùng này và kiểm tra các thành phần bạn đã tác động, nhất là chỉnh sửa quyền (permission) các tập tin hệ thống cho đúng.
Cứu Zenfone 2 mọi trường hợp/ Flash lại recovery gốc:
Chiếc Zen 2 của bạn đang không thể khởi động vào hệ điều hành, bạn đã thực hiện theo cách “khắc phục bootloop” theo hướng dẫn bên trên nhưng không được, bạn tác động và làm hư hỏng thành phần nào đó trong hệ điều hành, đây là cách giúp bạn khôi phục lại hoạt động của máy như lúc xuất xưởng.
Cách này cũng dành cho trường hợp bạn muốn sử dụng lại recovery gốc của máy, làm theo hướng dẫn bên dưới nhưng không cần tải các file "system" và cũng không cần tải lại system nếu bạn đang sử dụng rom gốc, chỉ cần lúc tải chọn đúng hệ máy và phiên bản firmware mà máy bạn đang sài là được).
-Chọn phiên bản ROM phù hợp (ZE551ML=Z00A, ZE500ML=Z008) và tải về tất cả các file trong thư mục đó, link tải: https://mega.nz/#F!k4MHiAgL!dVuOKeH3eokcwPSNI79ffw!xwc0BJrY
-Dùng winrar hoặc trình quản lý file nén bất kì giải nén file system.zip sẽ được system.img
-Copy boot.img, droidboot.img, recovery.img, system.img vào thư mục C:\adb hoặc thư mục cài đặt adb của bạn.
-Kết nối điện thoại với máy tính (đã bật USB debugging trên điện thoại)
-Mở ADB thực hiện các lệnh sau:
Lưu ý: Sau dòng lệnh thứ nhất máy phải khởi động lại, nếu không kiểm tra máy có hiện yêu cầu "allow this computer" không thì chọn vào và nhấn OK.ADB reboot fastboot
fastboot flash fastboot droidboot.img
fastboot flash boot boot.img
fastboot flash recovery recovery.img
fastboot flash system system.img
fastboot reboot
Mỗi dòng lệnh khi hoàn thành phải có thông báo OK.Nếu không phải thực hiện lại, hay kiểm tra lỗi.
TWRP recovery cho phép flash trực tiếp file dạng img vào hệ thống, không cần thông qua file zip. Tuy nhiên chỉ hỗ trợ flash vào phân vùng boot/recovery/splash. Nếu bạn muốn flash droiboot và system thì bắt buộc phải dùng ADB trong chế độ fastboot rồi.
Tại màn hình chính của TWRP recovery, chọn Install.
Nhấn vào Image góc phải dưới, tìm đến file img muốn flash.
Chọn phân vùng boot/recovery/splash. Lưu ý phải chắc chắn mình chọn đúng nhé.
Kéo thanh trượt đê thực hiện và khởi động lại
Sao lưu và phục hồi ROM sử dụng:
Trong trương hợp bạn muốn thử dùng một ROM mới hay áp dụng một thủ thuật nào đó vào hệ thống mà sợ gây lỗi hệ thống thì có thể dùng TWRP để sao lưu và khôi phục khi cần thiết. Cách này đơn giản và nhanh chóng nếu bạn đã cài đặt quá nhiều ứng dụng và không muốn phải cài đặt lại. Recovery gốc và CM recovery không có chức năng backup.
Backup:
Ở màn hình chính của TWRP recovery, chọn backup.
Tối thiểu bạn phải chọn mục system và boot. Đây là 2 phân vùng quan trọng nhất.
Chọn mục data và config để lưu trữ cả dữ liệu người dùng(tin nhắn, danh bạ, ứng dụng cài vào máy...), không tính các dữ liệu ảnh, nhạc,video... của bộ nhớ trong.
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn vào mục "Enable Compression" để thêm tính năng nén đẻ giảm dung lượng file backup.
File backup được tạo ra sẽ được lưu trữ tại thư mục /sdcard/TWRP/BACUPS/ten_thiet_bi (sdcard chính là bộ nhớ trong của máy), được phân theo từng thư mục, chính là từng lần thực hiện sao lưu của bạn. Bạn có thể copy ra một noi khác an toàn hơn và sử dụng lại khi cần thiết.
Ngoài ra bạn có thể chọn khu vực lưu trữ bản sao lưu là thẻ nhớ hoặc USB OTG bằng cách nhấn vào nút "Storage" để chọn. Một tính năng khác và bảo vệ file sao lưu bằng mật khẩu, trong trường hợp bạn sao lưu cả dữ liệu người dùng thì cũng khá cần thiết để người khác không thể sử dụng.
Restore:
Bạn đã có một bản sao lưu ROM của thiết bị, giờ phải làm sao để phục hồi?
Ở màn hình chính của TWRP chọn chức năng Restore.
Lúc này recovery sẽ liệt kê danh sách các bản backup có trong thiết bị, bạn chỉ cần chọn vào phiên bản mong muốn và kéo thanh trượt để khôi phục.
Đổi theme (giao diện) cho TWRP recovery:
Cái này dành cho bạn nào thích vui vẻ thôi. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với giao diện xấu xấu của TWRP thì có thể thay đổi cho đẹp hơn chút.
Đầu tiên hãy tìm và tải về bất cứ theme nào bạn thích với từ khóa tìm kiếm là “TWRP 2.8.7 theme”.
Được file zip nhưng không giải nén, copy thẳng vào bộ nhớ trong theo đường dẫn /TWRP/theme. Nếu chưa có thì bạn có thể tự tạo.
Đổi tên file theme thành ui.zip.
Tại màn hình chính của TWRP recovery chọn settings – reload theme. Chờ một vài giây là hoàn thành.
Trong trường hợp bạn muốn sử dụng một giao diện khác thì chỉ cần tiếp tục làm y hêt như trên là được.