Từ ngày lọ mọ cái món HD em cũng hay có dịp lui tới khu này, tình cờ phát hiện một địa điểm rất ư là "khoái khẩu" với mực nướng, khô bò, ốc luộc, cá chỉ vàng... mấy ngày hè giữa Thủ đô mà cảnh cúp điện triền miên thế này thì vài cốc bia hơi bì bõm cùng mấy bác câu cá ven hồ cũng hạ hỏa được tí chút.
Hồi đầu nghe tên con phố này thấy lạ lạ nên em hỏi bác Google thấy hóa ra nó có tên cả nghìn năm rồi nên em mạn phép chép lại mấy bài tặng các bác:
Bước chậm ở Võng Thị
Thứ hai, 12 Tháng 4 2010 09:37 PDF. In Email
Những ngày này, Hà Nội đang trong cữ trời lâm râm mưa bụi rất đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc, tự dưng tôi thấy mênh mang một cảm giác hoài niệm, muốn tìm về những gì mang hơi hướng xưa cũ. Tôi quyết định chạy xe xuống mạn hồ Tây. Con đường ven hồ Tây mịt mù khói sóng như màn sương mờ ảo về truyền thuyết Thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ cách đây hơn 900 năm mà cho đến bây giờ người đời còn mang mang hư thực. Lác đác trong đám sương ven hồ là mấy bóng người buông câu đứng lặng. Vào đến làng Võng Thị thì lập tức thấy mình như lạc hẳn vào thế giới khác, tách biệt hẳn với ồn ào, đông đúc, hiện đại và bụi bặm ngoài kia.
Đường nhỏ, ngõ nhỏ lát gạch cổ kính đan xen, mấy mảng tường gạch đất rêu phủ xanh mướt cùng những bụi cây xạc xào. Khác biệt hẳn với những tòa nhà cao tầng vươn mình đón gió hồ Tây ngoài kia, Võng Thị - ngôi làng trong phố - còn nhiều nhà xây từ đầu thế kỷ trước, những ngôi nhà gạch mang dáng dấp Hà Nội xưa. Trên trục đường chính chạy vào làng có ngôi đình Sùng Khánh niên đại cách đây ngót nghìn năm, chùa Võng Thị ẩn chứa nhiều vẻ đẹp của cảnh vật, góp phần tạo nên sự phong phú cho thành phố nghìn năm tuổi.
Võng Thị vốn là một phường thuộc huyện Quảng Đức của Kinh thành Thăng Long xưa. Có thuyết cho rằng, xưa kia nơi đây là chợ bán lưới đánh bắt cá cho người dân làm nghề ngư phủ quanh vùng hồ Tây rộng mênh mông và những tỉnh lân cận, bởi vậy mới có tên là Võng Thị. Trải qua bao dâu bể, Võng Thị vẫn là ngôi làng đẹp hiền hòa nằm sát mép nước hồ Tây. Sống nhiều năm ở Hà Nội, nhiều người vẫn thật sự bất ngờ khi một lần dợm bước chân vào ngôi làng này.
Và, khi thả những bước chân thật chậm ở làng Võng Thị, tôi còn có cơ hội gặp một người thú vị khác. Đó là ông đồ Bùi Hạnh Cẩn, người vẽ tranh chữ nổi tiếng của Hà Nội. 91 tuổi, cái tuổi ấy người ta dễ hình dung về một cụ già râu bạc tóc bạc lui cui chống gậy trong góc nhà. Nhưng với Bùi Hạnh Cẩn, “ông đồ tài tử” tuổi “cửu thập” vẫn một mình dời nhà riêng không cần gậy gộc dắt dìu bước qua những ngõ xóm đường làng để đến với phòng tranh, do con cháu thuê riêng để ông tiện viết, vẽ và tiếp đón bạn bè.
Cái tên Bùi Hạnh Cẩn có thể nhiều người không biết, nhưng thế hệ đi trước mỗi khi nhắc tới tên ông, ai cũng nhớ. Đơn giản là bởi ông từng là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Hà Nội, Giám đốc NXB Hà Nội, Phó Tổng biên tập báo Hà Nội mới, là tác giả của mấy mươi đầu sách, trong đó phải kể đến các công trình dịch thơ của Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn hay cuốn “Nguyễn Bính và tôi”, “Thăng Long thi văn tuyển”…
Về hưu, Bùi Hạnh Cẩn mới xoay ra chơi tranh chữ. Ông không chịu để mình cũ đi, vì thế, ông cố gắng tìm cho mình một lối đi riêng. Và tranh chữ chợt đến. Đó là một buổi chiều năm 1988, ngồi ngắm tranh của Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Du ở Văn Miếu, bỗng nhiên Bùi Hạnh Cẩn xuất thần, ông cầm lấy bút viết chữ “Đại” bằng chữ Nôm cách điệu hình bông hoa đại treo trên lá cờ đại.
Được mọi người công nhận và thế là ông bắt đầu mày mò thử nghiệm với tranh chữ, sử dụng tính chất tượng hình, hội ý của chữ Nôm, Hán. Vì ít người có thể hiểu được loại chữ này, nên ông phải có thêm chữ Quốc ngữ và cả quốc tế ngữ ở phía dưới, như là một thành phần của tranh chữ để tránh tình trạng tranh chữ rơi vào mù mờ, đánh đố.
Bước vào phòng tranh của ông đồ họ Bùi ở giữa làng Võng Thị, tôi lại càng thêm những ngạc nhiên thú vị. Ông rút từ trong chiếc bị vải luôn đeo bên người ra cuốn sách “Tranh chữ Bùi Hạnh Cẩn” dày 122 trang vừa được ấn hành ký tặng tôi. Ông tiết lộ rằng, cuốn sách sẽ ra mắt như một cách mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội mà ông từng gửi gắm qua bức tranh chữ “1.000 năm 1 gặp”.
Tôi nhớ mãi hình ảnh lúc chia tay, ông đồ Bùi Hạnh Cẩn cứ đứng mãi trên con ngõ nhỏ mang đầy dấu vết thời gian. Ở đâu đó Hà Nội đang ngập tràn sự bận rộn. Nhưng ở đây đó, rất gần với những vội vã kia thôi, Hà Nội vẫn còn nhiều người bước chậm, sống chậm; vẫn còn nhiều nơi chất chồng trầm tích như một phần của hồn vía Thăng Long nghìn xưa…
Theo Anninhthudo
http://36pho.vn/index.php/nguoi-ha-noi/3460-buoc-cham-o-vong-thi
Làng Võng Thị
Con phố chính đi vào làng.
Gian thờ chính của đình làng.
Những kiến trúc cổ còn lưu giữ
lại trong làng.
Ngôi biệt thự kiến trúc mới trong làng.
Võng Thị xưa kia là một phường thuộc huyện Quảng Đức của Kinh thành Thăng Long. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng Võng Thị còn được giữ nguyên tên gọi và nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội).
Làng Võng Thị xưa kia có một số ít ruộng nằm ven hồ Tây, nên chỉ có một bộ phận rất nhỏ làm ruộng kết hợp thả sen; còn đa phần dân làng sống bằng nghề đánh cá trong hồ. Tên gọi “Võng Thị” xuất phát từ đặc điểm này (Võng là lưới cá). Cũng có ý kiến cho rằng, từ xa xưa tại đây đã hình thành một chợ bán lưới đánh cá nên gọi như vậy. Ngoài đánh cá, dân làng còn làm giấy, dệt vải và buôn bán. Cạnh đình làng hiện nay có bến Cổ Đô, xưa kia là một bến lớn, trên bến dưới thuyền buôn bán sầm uất. Bến này là “vệ tinh” của chợ Bưởi cách làng không xa - một chợ lớn ở ngoại ô Kinh đô Thăng Long xưa.
Đình Võng Thị thờ Mục Thận - ông là Thái sư Lê Văn Thịnh đã lập công trong "Vụ án hồ Dâm Đàm" vào tháng Ba năm Bính Tý đời vua Lý Nhân Tông (năm 1096). Lê Văn Thịnh là người làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đỗ đầu kỳ thi Nho học đầu tiên của nước nhà - năm Ất Mão (1075), Ông là người văn - võ song toàn, từng dẫn đầu phái bộ nhà Lý sang Quảng Tây (Trung Quốc) đàm phán thành công, buộc nhà Tống phải trả lại cho Việt Nam diện tích đã chiếm, rồi làm Thái sư trong 11 năm (1085 - 1096).
Đường vào làng Võng Thị trước là con đường đất chạy men ra đến đình Võng Thị, đền cổ Sùng Khánh, được dựng cuối đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) rồi ra đến hồ Tây, nay đã là một phố đẹp, rất đặc biệt của Hà Nội. Năm 2001, con đường đã được gắn biển phố Võng Thị. Một phố mới chạy vòng quanh hồ Tây, bờ được kè đá, có những hàng cây xanh, những khu biệt thự mới xây cùng các tòa nhà cao 7, 8 tầng và hàng trăm phòng nghỉ, an dưỡng hướng mặt đón gió hồ, ngắm con phố làng đang rộng cánh tay ôm lấy hồ Tây, tạo một cánh cung phong thuỷ đẹp như một bức tranh thủy mặc rất độc đáo của Thủ đô. Bên cạnh sự thay da đổi thịt của một làng ven hồ thành phố thị, du khách vẫn tìm được ngay trên phố mới những khoảng không gian tĩnh lặng và một miền tâm linh cổ kính của Tây Hồ xưa.
Với tốc độ phát triển Thủ đô hiện đại, Võng Thị - làng trong phố sẽ nhanh chóng trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách trong quần thể du lịch Tây Hồ.
Bài: Trần Trí Công - Ảnh: Hoàng Quang Hà
http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/49/924/NewsEvents/Default.aspx
Phố Võng Thị- bờ biển giữa lòng Hà Nội?
"đầu tuần rùi nên em cũng muốn giới thiệu với mọi người một địa điểm mới mà theo em là khá romatic, ít nhất là hơn cái hồ Hai Bà ở gần ký túc xá. Thực ra đây chính là một con đường nằm ngay sát hồ Tây (giống như các con đường chạy dọc bãi biển Sầm Sơn :019: ), nó nằm về phía bên kia hồ (đối diện với đường Thanh Niên). Các bác đi hết đường Thụy Khuê rồi rẽ phải sang đường Lạc Long Quân, đi thêm khoảng 200 mét nữa có một phố nhỏ ở bên tay phải- đó chính là phố Võng Thị. Các bác cứ đi sâu vào phố này thì sẽ thấy ngay con đường em muốn nói. Theo cá nhân em thì nó khá đẹp, nhất là vào buổi tối vì không nhìn thấy bờ bên kia, lúc đấy chả khác gì đang đứng bên bãi biển cả."
http://www.duochanoi.com/diendan/showthread.php?t=231
Hồi đầu nghe tên con phố này thấy lạ lạ nên em hỏi bác Google thấy hóa ra nó có tên cả nghìn năm rồi nên em mạn phép chép lại mấy bài tặng các bác:
Bước chậm ở Võng Thị
Thứ hai, 12 Tháng 4 2010 09:37 PDF. In Email
Những ngày này, Hà Nội đang trong cữ trời lâm râm mưa bụi rất đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc, tự dưng tôi thấy mênh mang một cảm giác hoài niệm, muốn tìm về những gì mang hơi hướng xưa cũ. Tôi quyết định chạy xe xuống mạn hồ Tây. Con đường ven hồ Tây mịt mù khói sóng như màn sương mờ ảo về truyền thuyết Thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ cách đây hơn 900 năm mà cho đến bây giờ người đời còn mang mang hư thực. Lác đác trong đám sương ven hồ là mấy bóng người buông câu đứng lặng. Vào đến làng Võng Thị thì lập tức thấy mình như lạc hẳn vào thế giới khác, tách biệt hẳn với ồn ào, đông đúc, hiện đại và bụi bặm ngoài kia.
Đường nhỏ, ngõ nhỏ lát gạch cổ kính đan xen, mấy mảng tường gạch đất rêu phủ xanh mướt cùng những bụi cây xạc xào. Khác biệt hẳn với những tòa nhà cao tầng vươn mình đón gió hồ Tây ngoài kia, Võng Thị - ngôi làng trong phố - còn nhiều nhà xây từ đầu thế kỷ trước, những ngôi nhà gạch mang dáng dấp Hà Nội xưa. Trên trục đường chính chạy vào làng có ngôi đình Sùng Khánh niên đại cách đây ngót nghìn năm, chùa Võng Thị ẩn chứa nhiều vẻ đẹp của cảnh vật, góp phần tạo nên sự phong phú cho thành phố nghìn năm tuổi.
![buihanhcan1.jpg](http://36pho.vn/images/stories/Nam2010/Thang4/Tuan2/buihanhcan1.jpg)
Võng Thị vốn là một phường thuộc huyện Quảng Đức của Kinh thành Thăng Long xưa. Có thuyết cho rằng, xưa kia nơi đây là chợ bán lưới đánh bắt cá cho người dân làm nghề ngư phủ quanh vùng hồ Tây rộng mênh mông và những tỉnh lân cận, bởi vậy mới có tên là Võng Thị. Trải qua bao dâu bể, Võng Thị vẫn là ngôi làng đẹp hiền hòa nằm sát mép nước hồ Tây. Sống nhiều năm ở Hà Nội, nhiều người vẫn thật sự bất ngờ khi một lần dợm bước chân vào ngôi làng này.
Và, khi thả những bước chân thật chậm ở làng Võng Thị, tôi còn có cơ hội gặp một người thú vị khác. Đó là ông đồ Bùi Hạnh Cẩn, người vẽ tranh chữ nổi tiếng của Hà Nội. 91 tuổi, cái tuổi ấy người ta dễ hình dung về một cụ già râu bạc tóc bạc lui cui chống gậy trong góc nhà. Nhưng với Bùi Hạnh Cẩn, “ông đồ tài tử” tuổi “cửu thập” vẫn một mình dời nhà riêng không cần gậy gộc dắt dìu bước qua những ngõ xóm đường làng để đến với phòng tranh, do con cháu thuê riêng để ông tiện viết, vẽ và tiếp đón bạn bè.
Cái tên Bùi Hạnh Cẩn có thể nhiều người không biết, nhưng thế hệ đi trước mỗi khi nhắc tới tên ông, ai cũng nhớ. Đơn giản là bởi ông từng là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Hà Nội, Giám đốc NXB Hà Nội, Phó Tổng biên tập báo Hà Nội mới, là tác giả của mấy mươi đầu sách, trong đó phải kể đến các công trình dịch thơ của Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn hay cuốn “Nguyễn Bính và tôi”, “Thăng Long thi văn tuyển”…
Về hưu, Bùi Hạnh Cẩn mới xoay ra chơi tranh chữ. Ông không chịu để mình cũ đi, vì thế, ông cố gắng tìm cho mình một lối đi riêng. Và tranh chữ chợt đến. Đó là một buổi chiều năm 1988, ngồi ngắm tranh của Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Du ở Văn Miếu, bỗng nhiên Bùi Hạnh Cẩn xuất thần, ông cầm lấy bút viết chữ “Đại” bằng chữ Nôm cách điệu hình bông hoa đại treo trên lá cờ đại.
Được mọi người công nhận và thế là ông bắt đầu mày mò thử nghiệm với tranh chữ, sử dụng tính chất tượng hình, hội ý của chữ Nôm, Hán. Vì ít người có thể hiểu được loại chữ này, nên ông phải có thêm chữ Quốc ngữ và cả quốc tế ngữ ở phía dưới, như là một thành phần của tranh chữ để tránh tình trạng tranh chữ rơi vào mù mờ, đánh đố.
Bước vào phòng tranh của ông đồ họ Bùi ở giữa làng Võng Thị, tôi lại càng thêm những ngạc nhiên thú vị. Ông rút từ trong chiếc bị vải luôn đeo bên người ra cuốn sách “Tranh chữ Bùi Hạnh Cẩn” dày 122 trang vừa được ấn hành ký tặng tôi. Ông tiết lộ rằng, cuốn sách sẽ ra mắt như một cách mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội mà ông từng gửi gắm qua bức tranh chữ “1.000 năm 1 gặp”.
Tôi nhớ mãi hình ảnh lúc chia tay, ông đồ Bùi Hạnh Cẩn cứ đứng mãi trên con ngõ nhỏ mang đầy dấu vết thời gian. Ở đâu đó Hà Nội đang ngập tràn sự bận rộn. Nhưng ở đây đó, rất gần với những vội vã kia thôi, Hà Nội vẫn còn nhiều người bước chậm, sống chậm; vẫn còn nhiều nơi chất chồng trầm tích như một phần của hồn vía Thăng Long nghìn xưa…
Theo Anninhthudo
http://36pho.vn/index.php/nguoi-ha-noi/3460-buoc-cham-o-vong-thi
Làng Võng Thị
![3308.jpg](http://vietnam.vnanet.vn/VNP_Upload/News/2008-7/Images/3308.jpg)
Con phố chính đi vào làng.
![3302.jpg](http://vietnam.vnanet.vn/VNP_Upload/News/2008-7/Images/3302.jpg)
Gian thờ chính của đình làng.
![9392.jpg](http://vietnam.vnanet.vn/VNP_Upload/News/2008-7/Images/9392.jpg)
Những kiến trúc cổ còn lưu giữ
lại trong làng.
![3321.jpg](http://vietnam.vnanet.vn/VNP_Upload/News/2008-7/Images/3321.jpg)
Ngôi biệt thự kiến trúc mới trong làng.
Võng Thị xưa kia là một phường thuộc huyện Quảng Đức của Kinh thành Thăng Long. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng Võng Thị còn được giữ nguyên tên gọi và nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội).
Làng Võng Thị xưa kia có một số ít ruộng nằm ven hồ Tây, nên chỉ có một bộ phận rất nhỏ làm ruộng kết hợp thả sen; còn đa phần dân làng sống bằng nghề đánh cá trong hồ. Tên gọi “Võng Thị” xuất phát từ đặc điểm này (Võng là lưới cá). Cũng có ý kiến cho rằng, từ xa xưa tại đây đã hình thành một chợ bán lưới đánh cá nên gọi như vậy. Ngoài đánh cá, dân làng còn làm giấy, dệt vải và buôn bán. Cạnh đình làng hiện nay có bến Cổ Đô, xưa kia là một bến lớn, trên bến dưới thuyền buôn bán sầm uất. Bến này là “vệ tinh” của chợ Bưởi cách làng không xa - một chợ lớn ở ngoại ô Kinh đô Thăng Long xưa.
Đình Võng Thị thờ Mục Thận - ông là Thái sư Lê Văn Thịnh đã lập công trong "Vụ án hồ Dâm Đàm" vào tháng Ba năm Bính Tý đời vua Lý Nhân Tông (năm 1096). Lê Văn Thịnh là người làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đỗ đầu kỳ thi Nho học đầu tiên của nước nhà - năm Ất Mão (1075), Ông là người văn - võ song toàn, từng dẫn đầu phái bộ nhà Lý sang Quảng Tây (Trung Quốc) đàm phán thành công, buộc nhà Tống phải trả lại cho Việt Nam diện tích đã chiếm, rồi làm Thái sư trong 11 năm (1085 - 1096).
Đường vào làng Võng Thị trước là con đường đất chạy men ra đến đình Võng Thị, đền cổ Sùng Khánh, được dựng cuối đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) rồi ra đến hồ Tây, nay đã là một phố đẹp, rất đặc biệt của Hà Nội. Năm 2001, con đường đã được gắn biển phố Võng Thị. Một phố mới chạy vòng quanh hồ Tây, bờ được kè đá, có những hàng cây xanh, những khu biệt thự mới xây cùng các tòa nhà cao 7, 8 tầng và hàng trăm phòng nghỉ, an dưỡng hướng mặt đón gió hồ, ngắm con phố làng đang rộng cánh tay ôm lấy hồ Tây, tạo một cánh cung phong thuỷ đẹp như một bức tranh thủy mặc rất độc đáo của Thủ đô. Bên cạnh sự thay da đổi thịt của một làng ven hồ thành phố thị, du khách vẫn tìm được ngay trên phố mới những khoảng không gian tĩnh lặng và một miền tâm linh cổ kính của Tây Hồ xưa.
Với tốc độ phát triển Thủ đô hiện đại, Võng Thị - làng trong phố sẽ nhanh chóng trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách trong quần thể du lịch Tây Hồ.
Bài: Trần Trí Công - Ảnh: Hoàng Quang Hà
http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/49/924/NewsEvents/Default.aspx
Phố Võng Thị- bờ biển giữa lòng Hà Nội?
"đầu tuần rùi nên em cũng muốn giới thiệu với mọi người một địa điểm mới mà theo em là khá romatic, ít nhất là hơn cái hồ Hai Bà ở gần ký túc xá. Thực ra đây chính là một con đường nằm ngay sát hồ Tây (giống như các con đường chạy dọc bãi biển Sầm Sơn :019: ), nó nằm về phía bên kia hồ (đối diện với đường Thanh Niên). Các bác đi hết đường Thụy Khuê rồi rẽ phải sang đường Lạc Long Quân, đi thêm khoảng 200 mét nữa có một phố nhỏ ở bên tay phải- đó chính là phố Võng Thị. Các bác cứ đi sâu vào phố này thì sẽ thấy ngay con đường em muốn nói. Theo cá nhân em thì nó khá đẹp, nhất là vào buổi tối vì không nhìn thấy bờ bên kia, lúc đấy chả khác gì đang đứng bên bãi biển cả."
http://www.duochanoi.com/diendan/showthread.php?t=231