trochoivui
New Member
Những nghịch cảnh có thể được coi như những viên đá mài của cuộc sống. Tuy nó nhằm để đánh bóng khiến bạn tỏa sáng, nhưng cũng có khả năng khiến bạn đau đớn hoặc tan vỡ. Kết quả phụ thuộc vào việc bạn làm gì với những khó khăn đến với bạn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cứ thử nhìn vào những thành quả ấn tượng của một số người phải trải qua nghịch cảnh xem.
Beethoven sáng tác những tác phẩm truyệt vời nhất sau khi ông bị điếc. Sir Walter Raleigh viết “Lịch sử của thế giới suốt 13 năm ông bị giam cầm”. Nếu Columbus ngần ngại mà quay đầu, thì cũng không ai có thể trách ông được, khi nghĩ đến những khó khăn mà ông phải chịu đựng. Nhưng tất nhiên, cũng sẽ chẳng ai nhớ đến ông. Abraham Lincoln được coi là vĩ đại bởi ông thể hiện tính cách kiên trì và thông thái giữa cuộc Nội chiến hoang tàn…
Cuối cùng, bạn hãy nghĩ đến một ví dụ gần đây hơn:
Tan vỡ hoặc tỏa sáng: Truyện ngắn hạt giống tâm hồn về lòng kiên trì trong cuộc sống
Ngày còn nhỏ, Mary Groda không được học đọc hoặc viết. Các chuyên gia kết luận rằng đây là một cô bé “chậm phát triển” và bị chứng khó đọc. Khi lớn lên một chút, Mary “giành được” thêm một cái nhãn nữa: “Hết hy vọng”. Mary bị đưa vào trại cải tạo 2 năm. Thật ngạc nhiên, chính ở nơi này, Mary – bất chấp mọi thách thức – đã cố gắng học 16 tiếng mỗi ngày. Sự chăm chỉ của bà đã được đền đáp. Bà nhận được bằng tốt nghiệp trung học, đúng vào năm 18 tuổi như tất cả mọi người khác.
Nhưng Mary vẫn chưa hết xui xẻo. Sau khi rời trại cải tạo, bà sinh con, và khi mang bầu lần thứ hai, bà bị một cơn đột quỵ, xóa sạch khả năng đọc và viết vốn rất vất vả mới có được. Với sự giúp đỡ và động viên của cha, Mary chiến đấu lại từ đầu, học lại từ đầu những gì bà đã “đánh rơi” mất.
Do khó khăn, Mary sống nhờ vào trợ cấp xã hội. Cuối cùng, để có thể trang trải cuộc sống, bà đi làm thêm đủ thứ việc và nhận bảy đứa con nuôi, nhằm có thêm trợ cấp. Không chỉ nuôi dạy tốt những đứa trẻ, Mary bắt đầu tham gia những khóa học của trường cao đẳng cộng đồng. Bà được nhận giải thưởng sinh viên nổi bật của Oregon. Tuy nhiên, ước mơ làm bác sĩ của Mary tưởng như vãn quá xa vời khi bà bị 15 trường Đại học từ chối. Rất kiên trì, Mary tiếp tục nộp đơn và cuối cùng cũng được nhận vào trường Y Albany.
Bác sĩ Mary Groda
Vào mùa xuân năm 1984, ở Oregon, Mary Groda, 35 tuổi, đã đứng lên bục nhận bằng tốt nghiệp đại học Y. Không ai biết lúc đó có những ý nghĩ nào chạy qua trong tâm trí của Mary – một con người vô cùng kiên trì và tự tin. Bà đã tự hào đỡ lầy tấm bằng, ngẩng cao đầu, bởi bà là người dám mơ một giấc mơ tưởng như không thể, một người đã xác nhận với tất cả chúng ta về sức mạnh bền vững bên trong.
Mỗi khi gặp khó khăn, bạn đừng quên rằng chúng giống như những viên đá mài. Việc chúng giúp cho bạn tỏa sáng hơn nữa, hay khiến cho bạn tan vỡ, tất cả tùy thuộc vào chính bạn. Hãy coi mỗi khó khăn đó là một hạnh phúc, bởi vì bạn biết rằng những thử thách đó giúp bạn phát triển sự kiên nhẫn, bền bỉ. Để rồi bạn sẽ trưởng thành và trọn vẹn hơn, chứ chẳng mất đi gì cả.
nguồn: sưu tầm
Beethoven sáng tác những tác phẩm truyệt vời nhất sau khi ông bị điếc. Sir Walter Raleigh viết “Lịch sử của thế giới suốt 13 năm ông bị giam cầm”. Nếu Columbus ngần ngại mà quay đầu, thì cũng không ai có thể trách ông được, khi nghĩ đến những khó khăn mà ông phải chịu đựng. Nhưng tất nhiên, cũng sẽ chẳng ai nhớ đến ông. Abraham Lincoln được coi là vĩ đại bởi ông thể hiện tính cách kiên trì và thông thái giữa cuộc Nội chiến hoang tàn…
Cuối cùng, bạn hãy nghĩ đến một ví dụ gần đây hơn:
Tan vỡ hoặc tỏa sáng: Truyện ngắn hạt giống tâm hồn về lòng kiên trì trong cuộc sống
Ngày còn nhỏ, Mary Groda không được học đọc hoặc viết. Các chuyên gia kết luận rằng đây là một cô bé “chậm phát triển” và bị chứng khó đọc. Khi lớn lên một chút, Mary “giành được” thêm một cái nhãn nữa: “Hết hy vọng”. Mary bị đưa vào trại cải tạo 2 năm. Thật ngạc nhiên, chính ở nơi này, Mary – bất chấp mọi thách thức – đã cố gắng học 16 tiếng mỗi ngày. Sự chăm chỉ của bà đã được đền đáp. Bà nhận được bằng tốt nghiệp trung học, đúng vào năm 18 tuổi như tất cả mọi người khác.
Nhưng Mary vẫn chưa hết xui xẻo. Sau khi rời trại cải tạo, bà sinh con, và khi mang bầu lần thứ hai, bà bị một cơn đột quỵ, xóa sạch khả năng đọc và viết vốn rất vất vả mới có được. Với sự giúp đỡ và động viên của cha, Mary chiến đấu lại từ đầu, học lại từ đầu những gì bà đã “đánh rơi” mất.
Do khó khăn, Mary sống nhờ vào trợ cấp xã hội. Cuối cùng, để có thể trang trải cuộc sống, bà đi làm thêm đủ thứ việc và nhận bảy đứa con nuôi, nhằm có thêm trợ cấp. Không chỉ nuôi dạy tốt những đứa trẻ, Mary bắt đầu tham gia những khóa học của trường cao đẳng cộng đồng. Bà được nhận giải thưởng sinh viên nổi bật của Oregon. Tuy nhiên, ước mơ làm bác sĩ của Mary tưởng như vãn quá xa vời khi bà bị 15 trường Đại học từ chối. Rất kiên trì, Mary tiếp tục nộp đơn và cuối cùng cũng được nhận vào trường Y Albany.
Bác sĩ Mary Groda
Vào mùa xuân năm 1984, ở Oregon, Mary Groda, 35 tuổi, đã đứng lên bục nhận bằng tốt nghiệp đại học Y. Không ai biết lúc đó có những ý nghĩ nào chạy qua trong tâm trí của Mary – một con người vô cùng kiên trì và tự tin. Bà đã tự hào đỡ lầy tấm bằng, ngẩng cao đầu, bởi bà là người dám mơ một giấc mơ tưởng như không thể, một người đã xác nhận với tất cả chúng ta về sức mạnh bền vững bên trong.
Mỗi khi gặp khó khăn, bạn đừng quên rằng chúng giống như những viên đá mài. Việc chúng giúp cho bạn tỏa sáng hơn nữa, hay khiến cho bạn tan vỡ, tất cả tùy thuộc vào chính bạn. Hãy coi mỗi khó khăn đó là một hạnh phúc, bởi vì bạn biết rằng những thử thách đó giúp bạn phát triển sự kiên nhẫn, bền bỉ. Để rồi bạn sẽ trưởng thành và trọn vẹn hơn, chứ chẳng mất đi gì cả.
nguồn: sưu tầm