conghieu1978
Moderator
Nguồn: Có một thời như thế
Tôi sinh ra và lớn lên ở làng quê, gắn bó với ruộng đồng, vì thế từ tấm bé con trâu đã là người bạn thân thiết của gia đình chúng tôi.
Ngày ấy, ruộng nương nhà tôi nhiều do công lao khai phá của bố mẹ, ngoài đôi bàn tay của bố mẹ đánh gốc, bốc trà, be bờ, đắp đập, tạo dựng nên những thửa ruộng dài, ngắn, to, nhỏ với đủ kích cỡ khác nhau thì những con trâu của gia đình tôi cũng đóng một phần công sức rất lớn, chúng là nguồn sức kéo chủ yếu phục vụ cho công việc canh nông, mùa vụ nối tiếp nhau làm ra những hạt thóc nuôi sống cả nhà. Khi ấy rừng bãi còn rậm rạp, dân cư thưa thớt, cả làng tôi khi đó chỉ mới có hơn chục nóc nhà nhưng trâu nhà nào cũng có, đông thì 2-3 chục con, ít thì cũng năm, bảy con. Riêng nhà tôi cũng có chục con, vừa trâu đực vừa trâu mẹ con. Mỗi khi mùa vụ tới, bố mẹ tôi thường bắt những con trâu mộng to khoẻ trong đàn để cày bừa đầu vụ, vào giữa vụ, trâu được thay đổi để chúng có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức. Trẻ con chúng tôi ngày đó từ năm, bảy tuổi đã phải làm quen với công việc chăn trâu, đây là một công việc không mấy vất vả mà còn khá vui với đám trẻ nhơ nhỡ, bởi khi thả trâu chúng được tự do nô đùa, chơi khăng, đánh đáo hay chơi trận giả hoặc săn tìm chim thú… Nhưng nhiều khi nó cũng là nỗi khổ của những đứa trẻ nhà có nhiều trâu, mỗi khi trâu lạc vào rừng hay chúng theo đàn khác là cứ ba chân, bốn cẳng chạy luồn rừng theo các lõng đi của chúng để tìm, vừa tìm vừa khóc, nhiều khi tìm được con này dong về đàn thì con khác lại đi mất, vậy là lại chạy, lại tìm, lại khóc, áo quần rách bươm, chân, tay bị gai rừng cào xây sát, máu chảy loang lổ, mặt mũi lấm lem, ấy vậy mà đâu đã hết lo, tối về không khéo còn bị bố mẹ cho ăn đòn vì để trâu phá hoa màu… Chính vì thế việc chăn trâu đã để lại những dấu ấn hằn sâu trong tâm trí chúng tôi cho mãi tận bây giờ. Vui nhất đối với lũ trẻ chăn trâu là dịp làng quê thu hoạch vụ mùa, lúa, ngô, khoai được thu, dỡ về nhà hết, lũ trẻ chăn trâu chúng tôi khi ấy lùa trâu ra đồng, mặc cho chúng tự ăn còn chúng tôi tụm lại nhóm lửa lên ngồi sưởi, nhiều đứa trước khi đi chăn trâu đã giấu sẵn khoai, sắn để mang theo. Chờ bếp lửa hồng than liền bóc sắn và đem khoai vùi than nướng. Khoai sắn ngày ấy là những thứ sẵn có của mọi nhà, tuy hầu như ngày nào cũng ăn nhưng không hiểu vì sao bọn trẻ trâu chúng tôi vẫn cứ thích thú, tranh giành nhau những củ khoai, khúc sắn nướng vội ngoài đồng như thế để ăn, có miếng còn sống, có miếng lại đã cháy đen nhẻm mà ăn vẫn thấy ngon đến lạ thường, có lẽ vì vậy mà người ta thường có câu: “Của chả ngon nhà nhiều con cũng hết” là thế! Ăn khoai, sắn chán chê, bọn trẻ lại nghĩ ra các trò như chơi trận giả, quân được chia ra làm hai phe, mỗi phe có một chỉ huy, vậy là trận chiến diễn ra như thật cũng có kẻ chết, kẻ bị bắt làm tù binh, rồi cũng tranh cãi, nhiều phen quyết liệt…và từ chơi “giả” chuyển sang đấm đá nhau thật, thằng khoẻ thắng thì cười, thằng yếu thua thì khóc, chửi bới nhau om sòm, chúng thề từ mặt nhau, đám chơi đến lúc ấy thành tan rã, đứa nào, đứa nấy xoay ra thu dọn đồ nghề, nón, mũ rồi hò nhau đi tìm trâu, mải chơi nhiều đứa để trâu lạc đàn vậy là tất cả lại nháo nhào phân nhau, thằng chạy lõng này, thằng đón lõng kia, tìm trâu nháo nhác khắp đồng trên, ngõ dưới. Lúc này thì mọi giận dỗi trong lòng bọn trẻ bỗng tan biến cả, chúng lo tìm trâu giúp nhau mà chẳng đứa nào còn nghĩ gì tới thù hận ban nãy nữa, trẻ con ở làng là thế, dễ giận dỗi song cũng chẳng bao giờ thù oán nhau lâu… Khổ nỗi lũ trâu trước đó ít ngày đồng chưa gặt xong nên chúng được chăn ở từng khu riêng biệt, giờ đã gặt xong chủ thả ra đồng chúng được tự do, cũng giống như lũ trẻ lâu ngày không gặp lại bạn nên khi đã no ăn, lũ trâu đực hăng tiết lồng đi “tán tỉnh” các “ả nái hoa” của đàn khác, đến nơi lại gặp ngay mấy “anh chàng” chủ nhà, chúng “ghen nhau”, vậy là chúng lao vào húc nhau thục mạng để giành, giữ “người đẹp”.Lại kẻ nào khoẻ thì thắng và có cơ chiếm được “cảm tình” của các “ả nái hoa”, kẻ thua bị đuổi, chạy bán sới đi nơi khác thành ra lạc đàn! Có nhiều con trâu đực to khoẻ và hiếu chiến kinh khủng, chỉ nhìn thấy đối phương từ xa, nó đã lao ngay đến đuổi đánh chí mạng từ đồng này sang đồng khác, có nhiều cặp trâu luôn là đối thủ của nhau, chúng nhớ và thù nhau rất dai, có khi vừa thả ra, nhìn thấy nhau là chúng lao vào nhau ngay, quần nhau đến tơi bời, cỏ rạ dưới chân chúng nát bươm, đất bị cày lên, mặc cho người xung quanh xua đuổi thế nào chúng cũng không buông nhau ra, chúng xoay tròn, mõn ghì sát đất, hơi thở phì phò, mắt long lên đỏ sọng, bọt mép trào ra trắng nhểu. Chúng ghì nhau, lừa từng miếng để đánh trả đối phương. Có những trận đánh kéo dài cả buổi chiều, thường những trận như thế hai cậu chủ trâu áo quần đều lấm lem, khóc hết nước mắt vì lo trâu chết, chúng chạy bên này, xoay sang bên kia, gào hét đến khản tiếng mong lũ bạn trợ giúp. Có những trận cả làng phải tìm cách đốt rơm thả lên đầu hai con trâu, chỉ khi thấy lửa khói nóng bỏng chúng mới chịu buông nhau ra bỏ chạy mà thôi, nên khi đã gỡ được những cặp như thế ra, chủ trâu bắt con mình không được chăn chung đồng với nhau nữa, nếu không chúng cứ nhìn thấy nhau từ xa đã ầm ầm lao đến không tài nào cản nổi… Rồi những buổi thả trâu xong chúng tôi đem lồng đi bẫy chim xít . Mùa gặt hái đã xong, lũ chim xít bay từng đàn, đông đến hàng trăm con, chúng tôi đem những chiếc lồng được làm bằng thân lau, thân đế, nan lồng được vót bằng nứa hoặc tre tạo thành những chiếc lồng xinh xắn ở ô chính giữa là nơi nhốt chim mồi, các ô mé ngoài dùng để thả thóc làm mồi nhử lũ chim vào ăn, những ô này được thiết kế có cửa, trong các cửa vào có bàn đế chống cửa lên, khi chim chui vào sẽ làm đổ bàn đế và khi đó cửa lồng sẽ sập xuống và chim bị nhốt lại. Khi bẫy chim chúng tôi lấy rơm, rạ phủ lên trên những lùm cây ở giữa đồng rồi đặt lồng lên trên, giương bẫy rồi tản đi chơi nơi khác, lũ chim trời bay đến nhìn thấy rơm rạ và nghe thấy lũ chim mồi kêu liền sà ngay xuống, chúng thấy trong lồng có bạn và có thóc thế là chúng tìm lối chui vào vậy là bẫy sập! Chim thời đó nhiều nên có đứa “sát chim” có buổi bẫy được vài ba chục con liền. Hồi hộp và thú nhất là khi đi thăm lồng chim, trèo lên nơi đặt lồng thấy các cửa sập hết, mỗi ô được một, hai con chim mới, chúng thấy người hoảng sợ kêu và bay loạn sạ trong lồng, bọn trẻ sướng run lên, khi ấy chúng tôi chỉ việc xách lồng xuống và bắt những con mới bẫy được nhốt vào chiếc lồng mang theo, rồi lại cho thêm thóc vào bẫy, rót nước cho chim mồi, song giương bẫy đánh mẻ khác, chim bẫy được, về nhà người ta liền vặt lông, mổ sạch cho vào chảo rán giòn, thịt của chúng thơm ngọt, ăn thật ngon...Ngày đó rừng còn rậm, chim sáo sậu và quạ thường bay từng đàn đen kịt, chúng đậu, bám theo những đàn trâu trên đồng, tiếng sáo và quạ kêu ầm ĩ hoà cùng tiếng mõ trâu lốc cốc mỗi khi chiều buông xuống. Những âm thanh ấy trở nên thân quen với mỗi chúng tôi.Nhưng nhớ nhất là tiếng cuốc kêu róng rả ven rừng những khi chiều xuống và những sớm mai lên, tất cả những âm thanh ấy gợi lên cảnh làng quê thanh bình, yên ấm một thời! Nhưng rồi người cứ đông thêm, núi rừng bị phá trụi, chim thú vắng dần những đàn sáo sậu, quạ đen, le le, chim xít… cũng vắng bóng dần và đã lâu lắm rồi người làng tôi không còn nhìn thấy bóng dáng chúng đâu nữa, lũ trẻ giờ cũng không biết hình dáng chúng ra sao, và lũ trẻ cũng không thể hình dung ra các trò săn bắt chim của lớp cha anh ngày trước thế nào. Làng quê đã đổi thay nhiều, đồi bãi quang lâng, đồng không còn một bụi cây, bãi cỏ, tất cả đã biến thành “bờ xôi, ruộng mật”, con trâu vốn thân thiết là vậy mà giờ cũng vắng bóng dần ở chốn làng quê.
Chiều đầu xuân, tôi bồi hồi đứng ngắm đồng làng, tôi hình dung ra những gương mặt thân quen của bạn bè thuở ấy.Tôi nhớ tên từng cánh đồng, từng thửa ruộng. Kia là khu bãi Cỏ Gianh nơi chúng tôi thường chơi khăng, đá bóng, kia là đồng Gốc Sòi, trước cửa nhà tôi là đồng Gốc Mai, phía xa ngoài kia là đồng Đá Rùa có hòn đá to trông giống hệt con rùa…Mọi vật vẫn còn đó, chỉ có quang cảnh đồng làng là đã đổi thay, đồng làng giờ đã quang lâng, thoảng hoặc mới nhìn thấy một, hai con trâu, không còn đâu tiếng mõ trâu lốc cốc mỗi buổi chiều về. Không gian tĩnh lặng, đồng quê như hoang phế dưới ánh dương nhạt nhoà, nó vắng hẳn những âm thanh thân quen ngày nào. Lòng tôi khi đó lại trào dâng những hoài niệm cũ, bạn bè tôi giờ ở những nơi nào? Năm qua, tháng lại, dĩ vãng đã xa xôi khiến lòng tôi cảm thấy nao nao! Vẳng bên tôi tiềng gió thì thầm, phải chăng đó là lời tự tình của đồng quê đưa tôi về với quá khứ xa xôi!
Mùa đông 2008
Đ/C : Bùi Nhật Lai
Cầu Lân- Động Đạt - Phú Lương - Thái Nguyên
ĐT: 0978.719.403
Ngày ấy, ruộng nương nhà tôi nhiều do công lao khai phá của bố mẹ, ngoài đôi bàn tay của bố mẹ đánh gốc, bốc trà, be bờ, đắp đập, tạo dựng nên những thửa ruộng dài, ngắn, to, nhỏ với đủ kích cỡ khác nhau thì những con trâu của gia đình tôi cũng đóng một phần công sức rất lớn, chúng là nguồn sức kéo chủ yếu phục vụ cho công việc canh nông, mùa vụ nối tiếp nhau làm ra những hạt thóc nuôi sống cả nhà. Khi ấy rừng bãi còn rậm rạp, dân cư thưa thớt, cả làng tôi khi đó chỉ mới có hơn chục nóc nhà nhưng trâu nhà nào cũng có, đông thì 2-3 chục con, ít thì cũng năm, bảy con. Riêng nhà tôi cũng có chục con, vừa trâu đực vừa trâu mẹ con. Mỗi khi mùa vụ tới, bố mẹ tôi thường bắt những con trâu mộng to khoẻ trong đàn để cày bừa đầu vụ, vào giữa vụ, trâu được thay đổi để chúng có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức. Trẻ con chúng tôi ngày đó từ năm, bảy tuổi đã phải làm quen với công việc chăn trâu, đây là một công việc không mấy vất vả mà còn khá vui với đám trẻ nhơ nhỡ, bởi khi thả trâu chúng được tự do nô đùa, chơi khăng, đánh đáo hay chơi trận giả hoặc săn tìm chim thú… Nhưng nhiều khi nó cũng là nỗi khổ của những đứa trẻ nhà có nhiều trâu, mỗi khi trâu lạc vào rừng hay chúng theo đàn khác là cứ ba chân, bốn cẳng chạy luồn rừng theo các lõng đi của chúng để tìm, vừa tìm vừa khóc, nhiều khi tìm được con này dong về đàn thì con khác lại đi mất, vậy là lại chạy, lại tìm, lại khóc, áo quần rách bươm, chân, tay bị gai rừng cào xây sát, máu chảy loang lổ, mặt mũi lấm lem, ấy vậy mà đâu đã hết lo, tối về không khéo còn bị bố mẹ cho ăn đòn vì để trâu phá hoa màu… Chính vì thế việc chăn trâu đã để lại những dấu ấn hằn sâu trong tâm trí chúng tôi cho mãi tận bây giờ. Vui nhất đối với lũ trẻ chăn trâu là dịp làng quê thu hoạch vụ mùa, lúa, ngô, khoai được thu, dỡ về nhà hết, lũ trẻ chăn trâu chúng tôi khi ấy lùa trâu ra đồng, mặc cho chúng tự ăn còn chúng tôi tụm lại nhóm lửa lên ngồi sưởi, nhiều đứa trước khi đi chăn trâu đã giấu sẵn khoai, sắn để mang theo. Chờ bếp lửa hồng than liền bóc sắn và đem khoai vùi than nướng. Khoai sắn ngày ấy là những thứ sẵn có của mọi nhà, tuy hầu như ngày nào cũng ăn nhưng không hiểu vì sao bọn trẻ trâu chúng tôi vẫn cứ thích thú, tranh giành nhau những củ khoai, khúc sắn nướng vội ngoài đồng như thế để ăn, có miếng còn sống, có miếng lại đã cháy đen nhẻm mà ăn vẫn thấy ngon đến lạ thường, có lẽ vì vậy mà người ta thường có câu: “Của chả ngon nhà nhiều con cũng hết” là thế! Ăn khoai, sắn chán chê, bọn trẻ lại nghĩ ra các trò như chơi trận giả, quân được chia ra làm hai phe, mỗi phe có một chỉ huy, vậy là trận chiến diễn ra như thật cũng có kẻ chết, kẻ bị bắt làm tù binh, rồi cũng tranh cãi, nhiều phen quyết liệt…và từ chơi “giả” chuyển sang đấm đá nhau thật, thằng khoẻ thắng thì cười, thằng yếu thua thì khóc, chửi bới nhau om sòm, chúng thề từ mặt nhau, đám chơi đến lúc ấy thành tan rã, đứa nào, đứa nấy xoay ra thu dọn đồ nghề, nón, mũ rồi hò nhau đi tìm trâu, mải chơi nhiều đứa để trâu lạc đàn vậy là tất cả lại nháo nhào phân nhau, thằng chạy lõng này, thằng đón lõng kia, tìm trâu nháo nhác khắp đồng trên, ngõ dưới. Lúc này thì mọi giận dỗi trong lòng bọn trẻ bỗng tan biến cả, chúng lo tìm trâu giúp nhau mà chẳng đứa nào còn nghĩ gì tới thù hận ban nãy nữa, trẻ con ở làng là thế, dễ giận dỗi song cũng chẳng bao giờ thù oán nhau lâu… Khổ nỗi lũ trâu trước đó ít ngày đồng chưa gặt xong nên chúng được chăn ở từng khu riêng biệt, giờ đã gặt xong chủ thả ra đồng chúng được tự do, cũng giống như lũ trẻ lâu ngày không gặp lại bạn nên khi đã no ăn, lũ trâu đực hăng tiết lồng đi “tán tỉnh” các “ả nái hoa” của đàn khác, đến nơi lại gặp ngay mấy “anh chàng” chủ nhà, chúng “ghen nhau”, vậy là chúng lao vào húc nhau thục mạng để giành, giữ “người đẹp”.Lại kẻ nào khoẻ thì thắng và có cơ chiếm được “cảm tình” của các “ả nái hoa”, kẻ thua bị đuổi, chạy bán sới đi nơi khác thành ra lạc đàn! Có nhiều con trâu đực to khoẻ và hiếu chiến kinh khủng, chỉ nhìn thấy đối phương từ xa, nó đã lao ngay đến đuổi đánh chí mạng từ đồng này sang đồng khác, có nhiều cặp trâu luôn là đối thủ của nhau, chúng nhớ và thù nhau rất dai, có khi vừa thả ra, nhìn thấy nhau là chúng lao vào nhau ngay, quần nhau đến tơi bời, cỏ rạ dưới chân chúng nát bươm, đất bị cày lên, mặc cho người xung quanh xua đuổi thế nào chúng cũng không buông nhau ra, chúng xoay tròn, mõn ghì sát đất, hơi thở phì phò, mắt long lên đỏ sọng, bọt mép trào ra trắng nhểu. Chúng ghì nhau, lừa từng miếng để đánh trả đối phương. Có những trận đánh kéo dài cả buổi chiều, thường những trận như thế hai cậu chủ trâu áo quần đều lấm lem, khóc hết nước mắt vì lo trâu chết, chúng chạy bên này, xoay sang bên kia, gào hét đến khản tiếng mong lũ bạn trợ giúp. Có những trận cả làng phải tìm cách đốt rơm thả lên đầu hai con trâu, chỉ khi thấy lửa khói nóng bỏng chúng mới chịu buông nhau ra bỏ chạy mà thôi, nên khi đã gỡ được những cặp như thế ra, chủ trâu bắt con mình không được chăn chung đồng với nhau nữa, nếu không chúng cứ nhìn thấy nhau từ xa đã ầm ầm lao đến không tài nào cản nổi… Rồi những buổi thả trâu xong chúng tôi đem lồng đi bẫy chim xít . Mùa gặt hái đã xong, lũ chim xít bay từng đàn, đông đến hàng trăm con, chúng tôi đem những chiếc lồng được làm bằng thân lau, thân đế, nan lồng được vót bằng nứa hoặc tre tạo thành những chiếc lồng xinh xắn ở ô chính giữa là nơi nhốt chim mồi, các ô mé ngoài dùng để thả thóc làm mồi nhử lũ chim vào ăn, những ô này được thiết kế có cửa, trong các cửa vào có bàn đế chống cửa lên, khi chim chui vào sẽ làm đổ bàn đế và khi đó cửa lồng sẽ sập xuống và chim bị nhốt lại. Khi bẫy chim chúng tôi lấy rơm, rạ phủ lên trên những lùm cây ở giữa đồng rồi đặt lồng lên trên, giương bẫy rồi tản đi chơi nơi khác, lũ chim trời bay đến nhìn thấy rơm rạ và nghe thấy lũ chim mồi kêu liền sà ngay xuống, chúng thấy trong lồng có bạn và có thóc thế là chúng tìm lối chui vào vậy là bẫy sập! Chim thời đó nhiều nên có đứa “sát chim” có buổi bẫy được vài ba chục con liền. Hồi hộp và thú nhất là khi đi thăm lồng chim, trèo lên nơi đặt lồng thấy các cửa sập hết, mỗi ô được một, hai con chim mới, chúng thấy người hoảng sợ kêu và bay loạn sạ trong lồng, bọn trẻ sướng run lên, khi ấy chúng tôi chỉ việc xách lồng xuống và bắt những con mới bẫy được nhốt vào chiếc lồng mang theo, rồi lại cho thêm thóc vào bẫy, rót nước cho chim mồi, song giương bẫy đánh mẻ khác, chim bẫy được, về nhà người ta liền vặt lông, mổ sạch cho vào chảo rán giòn, thịt của chúng thơm ngọt, ăn thật ngon...Ngày đó rừng còn rậm, chim sáo sậu và quạ thường bay từng đàn đen kịt, chúng đậu, bám theo những đàn trâu trên đồng, tiếng sáo và quạ kêu ầm ĩ hoà cùng tiếng mõ trâu lốc cốc mỗi khi chiều buông xuống. Những âm thanh ấy trở nên thân quen với mỗi chúng tôi.Nhưng nhớ nhất là tiếng cuốc kêu róng rả ven rừng những khi chiều xuống và những sớm mai lên, tất cả những âm thanh ấy gợi lên cảnh làng quê thanh bình, yên ấm một thời! Nhưng rồi người cứ đông thêm, núi rừng bị phá trụi, chim thú vắng dần những đàn sáo sậu, quạ đen, le le, chim xít… cũng vắng bóng dần và đã lâu lắm rồi người làng tôi không còn nhìn thấy bóng dáng chúng đâu nữa, lũ trẻ giờ cũng không biết hình dáng chúng ra sao, và lũ trẻ cũng không thể hình dung ra các trò săn bắt chim của lớp cha anh ngày trước thế nào. Làng quê đã đổi thay nhiều, đồi bãi quang lâng, đồng không còn một bụi cây, bãi cỏ, tất cả đã biến thành “bờ xôi, ruộng mật”, con trâu vốn thân thiết là vậy mà giờ cũng vắng bóng dần ở chốn làng quê.
Chiều đầu xuân, tôi bồi hồi đứng ngắm đồng làng, tôi hình dung ra những gương mặt thân quen của bạn bè thuở ấy.Tôi nhớ tên từng cánh đồng, từng thửa ruộng. Kia là khu bãi Cỏ Gianh nơi chúng tôi thường chơi khăng, đá bóng, kia là đồng Gốc Sòi, trước cửa nhà tôi là đồng Gốc Mai, phía xa ngoài kia là đồng Đá Rùa có hòn đá to trông giống hệt con rùa…Mọi vật vẫn còn đó, chỉ có quang cảnh đồng làng là đã đổi thay, đồng làng giờ đã quang lâng, thoảng hoặc mới nhìn thấy một, hai con trâu, không còn đâu tiếng mõ trâu lốc cốc mỗi buổi chiều về. Không gian tĩnh lặng, đồng quê như hoang phế dưới ánh dương nhạt nhoà, nó vắng hẳn những âm thanh thân quen ngày nào. Lòng tôi khi đó lại trào dâng những hoài niệm cũ, bạn bè tôi giờ ở những nơi nào? Năm qua, tháng lại, dĩ vãng đã xa xôi khiến lòng tôi cảm thấy nao nao! Vẳng bên tôi tiềng gió thì thầm, phải chăng đó là lời tự tình của đồng quê đưa tôi về với quá khứ xa xôi!
Mùa đông 2008
Đ/C : Bùi Nhật Lai
Cầu Lân- Động Đạt - Phú Lương - Thái Nguyên
ĐT: 0978.719.403