vkc
Well-Known Member
Tại sao TV LCD cần thêm LED?
Cùng là công nghệ LCD nhưng TV LED được các nhà sản xuất, đặc biệt là Samsung, nâng lên như một trào lưu mới.
Lớp cắt của TV dùng đèn huỳnh quang điện cực lạnh cho thấy các lớp lọc phân cực, lọc màu và các ống huỳnh quanh mảnh ở bên phải.
Là một công nghệ dành cho người tiêu dùng, LCD trở nên phổ biến từ đầu những năm 70, khi nó lần đầu xuất hiện trong đồng hồ kỹ thuật số. Như cái tên Liquid Crystal Display, màn hình này có lớp chất lỏng được kẹp giữa hai tấm vật chất cứng, và nó thay đổi khi có dòng điện chạy qua.
LCD mới đầu chỉ có màu đen - trắng, sau đó thêm màu nhưng vẫn giữ nguyên công nghệ. Màn hình LCD hay TV LCD đều cần một nguồn sáng phía sau để chiếu bởi bản thân tinh thể lỏng không phát sáng.
Có nhiều công nghệ chiếu sáng. Hiện tại có hai phương pháp phổ biến cho LCD. Một là dùng đèn huỳnh quang điện cực lạnh (Cold-Cathode Fluorescent Lamp) và diode phát quang LED (light-emitting diode). Công nghệ đèn huỳnh quang điện cực nóng (Hot Cathode Fluorescent Lamp) của Sony mới được áp dụng trên một mẫu TV của hãng.
Đèn huỳnh quang điện cực lạnh là phương pháp phổ biến nhất và bao gồm hai dãy bóng đèn đặt theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới màn hình.
TV LED của Samsung.
Phương pháp diode phát quang vẫn còn hiếm nhưng thực chất xuất hiện trong TV từ năm 2004, trên mẫu Sony WEGA. Trong loạt sản phẩm tung ra giữa năm 2009, Samsung là hãng đưa TV LED lên thành một cái tên riêng để phân biệt với các đối thủ, khiến nhiều người tưởng lầm là một công nghệ mới. Dù vậy, người ta cũng nhận thấy TV chiếu hậu bằng đèn LED có nhiều ưu điểm như: độ sáng cao hơn, thể hiện màu đen sâu hơn, trình diễn được dải màu rộng, tiết kiệm điện, do đèn LED được bố trí ở viền máy nên thân hình TV LED cũng mảnh mai hơn.
Nhiều hãng cũng tung ra TV LCD dùng công nghệ này như Sharp AQUOS LC-XS1US, Vizio VF551XVT, LG LH90... Các màn hình LCD dùng LED như sản phẩm 24 và 30 inch của Apple, Sony BRAVIA KLV-40ZX1M, G2210 và G2410 của Dell.
http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2009/07/3B9B062F/
Cùng là công nghệ LCD nhưng TV LED được các nhà sản xuất, đặc biệt là Samsung, nâng lên như một trào lưu mới.
Lớp cắt của TV dùng đèn huỳnh quang điện cực lạnh cho thấy các lớp lọc phân cực, lọc màu và các ống huỳnh quanh mảnh ở bên phải.
Là một công nghệ dành cho người tiêu dùng, LCD trở nên phổ biến từ đầu những năm 70, khi nó lần đầu xuất hiện trong đồng hồ kỹ thuật số. Như cái tên Liquid Crystal Display, màn hình này có lớp chất lỏng được kẹp giữa hai tấm vật chất cứng, và nó thay đổi khi có dòng điện chạy qua.
LCD mới đầu chỉ có màu đen - trắng, sau đó thêm màu nhưng vẫn giữ nguyên công nghệ. Màn hình LCD hay TV LCD đều cần một nguồn sáng phía sau để chiếu bởi bản thân tinh thể lỏng không phát sáng.
Có nhiều công nghệ chiếu sáng. Hiện tại có hai phương pháp phổ biến cho LCD. Một là dùng đèn huỳnh quang điện cực lạnh (Cold-Cathode Fluorescent Lamp) và diode phát quang LED (light-emitting diode). Công nghệ đèn huỳnh quang điện cực nóng (Hot Cathode Fluorescent Lamp) của Sony mới được áp dụng trên một mẫu TV của hãng.
Đèn huỳnh quang điện cực lạnh là phương pháp phổ biến nhất và bao gồm hai dãy bóng đèn đặt theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới màn hình.
TV LED của Samsung.
Phương pháp diode phát quang vẫn còn hiếm nhưng thực chất xuất hiện trong TV từ năm 2004, trên mẫu Sony WEGA. Trong loạt sản phẩm tung ra giữa năm 2009, Samsung là hãng đưa TV LED lên thành một cái tên riêng để phân biệt với các đối thủ, khiến nhiều người tưởng lầm là một công nghệ mới. Dù vậy, người ta cũng nhận thấy TV chiếu hậu bằng đèn LED có nhiều ưu điểm như: độ sáng cao hơn, thể hiện màu đen sâu hơn, trình diễn được dải màu rộng, tiết kiệm điện, do đèn LED được bố trí ở viền máy nên thân hình TV LED cũng mảnh mai hơn.
Nhiều hãng cũng tung ra TV LCD dùng công nghệ này như Sharp AQUOS LC-XS1US, Vizio VF551XVT, LG LH90... Các màn hình LCD dùng LED như sản phẩm 24 và 30 inch của Apple, Sony BRAVIA KLV-40ZX1M, G2210 và G2410 của Dell.
Việt Toàn (theo Cnet)
http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2009/07/3B9B062F/