Lên kế hoạch từ tháng 6 năm ngoái, đến nay việc thử nghiệm tính năng đọc tin nhắn ngay trong Facebook đang được Meta thực hiện và sẽ được mở rộng trong vài tháng tới.
Tháng 6 năm ngoái, The Verge đã đưa tin Meta lên kế hoạch gộp hai ứng dụng. Tháng 12/2022, nhà tư vấn truyền thông xã hội Matt Navarra phát hiện công ty đang âm thầm thử nghiệm việc hợp nhất. Ông đánh giá động thái này giúp Facebook cạnh tranh tốt hơn với TikTok.
Messenger từng là một tính năng trong ứng dụng Facebook, nhưng được tách ra từ năm 2014. Khi đó, CEO Mark Zuckerberg muốn biến công cụ nhắn tin thành một ứng dụng riêng để mang lại trải nghiệm tốt hơn.
Logo Messenger và Facebook. Ảnh: WindowsReport
Lý do Meta đưa Messenger trở lại Facebook là để người dùng nhanh chóng chia sẻ những gì họ khám phá trên nền tảng qua nhắn tin mà không cần chuyển sang ứng dụng khác. TikTok hiện cho phép gửi video qua tính năng nhắn tin trực tiếp được tích hợp sẵn. Do đó, dù Meta đang quay trở lại cách hoạt động cũ, họ vẫn bị chê là bắt chước đối thủ cạnh tranh.
Trước tình trạng doanh thu quảng cáo, cần câu cơm của nền tảng giảm sút, thời gian qua, Facebook đã phải tìm đủ mọi cách để cứu vãn, bao gồm cả sao chép cách làm của đối thủ. Trước đó, năm 2020, Facebook đã tung ra Instagram Reels như bước đột phá thực sự đầu tiên vào thị trường video dạng ngắn và sau đó đã đưa dịch vụ này lên ứng dụng Facebook cốt lõi của mình. Kết hợp với việc ngày càng chú trọng vào Reels, những thay đổi theo kế hoạch cho thấy Meta đang phản ứng một cách mạnh mẽ như thế nào trước sự trỗi dậy của TikTok, vốn đã nhanh chóng trở thành kẻ thách thức hợp pháp đối với sự thống trị của họ trên thị trường mạng xã hội.
Tình hình đi xuống của mạng xã hội lớn nhất thế giới và sự nổi lên của đối thủ TikTok khiến không ít người cho rằng Facebook đang "chết dần". Đại diện Meta cũng đã lên tiếng trấn an rằng Facebook sẽ không chết, thực tế mạng xã hội đang phát triển mạnh với hai tỷ người dùng hoạt động hàng ngày.
Meta cũng nỗ lực chuyển đổi Facebook từ một ứng dụng giúp người dùng cập nhật thông tin với gia đình và bạn bè sang nền tảng giải trí và khám phá. Công ty đã triển khai tính năng video ngắn Reels trên Facebook và Instagram, nhưng chưa thực sự thành công so với TikTok.
TikTok chỉ có hơn 500 triệu người dùng trên toàn cầu vào cuối năm 2019. Tuy vậy, đến tháng 9/2021, TikTok cho biết họ có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên. Tính đến tháng 3/2022, Facebook đã có 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, nhưng nó đã tồn tại được gần 2 thập kỷ.
Từ mục tiêu ban đầu là kết nối người dùng, Facebook đang tìm đủ cách để tồn tại. Giờ đây, Facebook cũng giống như TikTok, chỉ đang cố gắng giúp người dùng giải trí và giữ họ trên ứng dụng càng lâu càng tốt.
Tháng 6 năm ngoái, The Verge đã đưa tin Meta lên kế hoạch gộp hai ứng dụng. Tháng 12/2022, nhà tư vấn truyền thông xã hội Matt Navarra phát hiện công ty đang âm thầm thử nghiệm việc hợp nhất. Ông đánh giá động thái này giúp Facebook cạnh tranh tốt hơn với TikTok.
Messenger từng là một tính năng trong ứng dụng Facebook, nhưng được tách ra từ năm 2014. Khi đó, CEO Mark Zuckerberg muốn biến công cụ nhắn tin thành một ứng dụng riêng để mang lại trải nghiệm tốt hơn.
Logo Messenger và Facebook. Ảnh: WindowsReport
Lý do Meta đưa Messenger trở lại Facebook là để người dùng nhanh chóng chia sẻ những gì họ khám phá trên nền tảng qua nhắn tin mà không cần chuyển sang ứng dụng khác. TikTok hiện cho phép gửi video qua tính năng nhắn tin trực tiếp được tích hợp sẵn. Do đó, dù Meta đang quay trở lại cách hoạt động cũ, họ vẫn bị chê là bắt chước đối thủ cạnh tranh.
Trước tình trạng doanh thu quảng cáo, cần câu cơm của nền tảng giảm sút, thời gian qua, Facebook đã phải tìm đủ mọi cách để cứu vãn, bao gồm cả sao chép cách làm của đối thủ. Trước đó, năm 2020, Facebook đã tung ra Instagram Reels như bước đột phá thực sự đầu tiên vào thị trường video dạng ngắn và sau đó đã đưa dịch vụ này lên ứng dụng Facebook cốt lõi của mình. Kết hợp với việc ngày càng chú trọng vào Reels, những thay đổi theo kế hoạch cho thấy Meta đang phản ứng một cách mạnh mẽ như thế nào trước sự trỗi dậy của TikTok, vốn đã nhanh chóng trở thành kẻ thách thức hợp pháp đối với sự thống trị của họ trên thị trường mạng xã hội.
Tình hình đi xuống của mạng xã hội lớn nhất thế giới và sự nổi lên của đối thủ TikTok khiến không ít người cho rằng Facebook đang "chết dần". Đại diện Meta cũng đã lên tiếng trấn an rằng Facebook sẽ không chết, thực tế mạng xã hội đang phát triển mạnh với hai tỷ người dùng hoạt động hàng ngày.
Meta cũng nỗ lực chuyển đổi Facebook từ một ứng dụng giúp người dùng cập nhật thông tin với gia đình và bạn bè sang nền tảng giải trí và khám phá. Công ty đã triển khai tính năng video ngắn Reels trên Facebook và Instagram, nhưng chưa thực sự thành công so với TikTok.
TikTok chỉ có hơn 500 triệu người dùng trên toàn cầu vào cuối năm 2019. Tuy vậy, đến tháng 9/2021, TikTok cho biết họ có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên. Tính đến tháng 3/2022, Facebook đã có 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, nhưng nó đã tồn tại được gần 2 thập kỷ.
Từ mục tiêu ban đầu là kết nối người dùng, Facebook đang tìm đủ cách để tồn tại. Giờ đây, Facebook cũng giống như TikTok, chỉ đang cố gắng giúp người dùng giải trí và giữ họ trên ứng dụng càng lâu càng tốt.
Theo Genk