Câu chuyện “bong bóng xanh lá” gần đây đã trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết, sau những cáo buộc liên quan đến việc Apple tận dụng nền tảng iMessage của mình “nhằm gây áp lực và bắt nạt đối thủ như một cách để bán sản phẩm”.
iMessage được trình làng vào năm 2011. Thực tế, đã có vô số tweet cũng như những hình ảnh phản đối bong bóng xanh và chúng sẽ còn xuất hiện chừng nào "tính năng" đó còn tồn tại. Đây không phải là 1 hiện tượng mới và đã xuất hiện trong nhiều tài liệu tham khảo khác nhau về văn hóa đại chúng trong những năm qua.
Giải thích về bong bóng tin nhắn xanh lá và xanh dương
Về cơ bản, ứng dụng tin nhắn mặc định của Apple sẽ hiển thị bong bóng xanh dương khi gửi văn bản, ảnh và video cho những người dùng iMessage. Những tin nhắn này sử dụng Wi-Fi hoặc dữ liệu di động và chúng không tính phí nhận hoặc gửi.
Trong khi đó, ứng dụng sẽ hiển thị các bong bóng màu xanh lá khi liên lạc với những người dùng không-phải-iMessage, chẳng hạn như điện thoại Android, chuyển sang SMS/MMS cho tin nhắn, hình ảnh,... Dẫu các gói thuê bao tại Mỹ và Châu Âu đã không giới hạn SMS, thế nhưng, không phải mọi nơi trên thế giới đều có những tùy chọn như vậy. Thế nên, một số khách hàng iPhone có thể phải trả tiền để nhắn tin cho bạn bè sử dụng điện thoại Android. Tùy thuộc vào giới hạn của nhà mạng, các tệp media cũng có thể được nén khi gửi dưới dạng MMS.
Giao tiếp iMessage – iMessage cũng có những ưu điểm khác. Các tin nhắn được mã hóa và ứng dụng cũng hiển thị thông báo đã đọc và đang nhập. Nói cách khác, người dùng iMessage bong bóng xanh dương có nhiều ưu điểm tương tự WhatsApp và các dịch vụ khác, trong khi bong bóng xanh lá thì không như vậy. Dù nghe có vẻ vô hại, nhưng việc thiếu đi các tính năng này đã khiến một số người dùng iPhone "kỳ thị" những ai có màu xanh lá.
iMessage nằm ở đâu trong bức tranh tổng thể?
iMessage không phải là ứng dụng tin nhắn được sử dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu. Theo Statista, danh hiệu đó thuộc về WhatsApp với khoảng 2 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng vào tháng 02/2021. Bám sát theo sau là Facebook Messenger với 1,3 tỉ người dùng, WeChat với 1,2 tỉ người dùng, QQ có 591 triệu người dùng, Telegram với 500 triệu người dùng, và Snapchat có 538 triệu người dùng. Đáng tiếc, không có bất kỳ số liệu nào liên quan đến iMessage để so sánh. Một số ước tính gợi ý nó có gần 1,3 tỉ người dùng, nhưng vì iMessage là ứng dụng SMS mặc định của iPhone nên bất kỳ người dùng nào nhận được tin nhắn văn bản hoặc đơn giản là tin nhắn spam đều có thể được tính vào số đó.
Các xu hướng khu vực từ 11/2021 xác nhận một loạt các ứng dụng nhắn tin đang được sử dụng trên khắp thế giới. WhatsApp là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất ở 53 quốc gia, bao gồm Châu Âu, Ấn Độ và Nam Mỹ. WeChat là nền tảng được lựa chọn ở Trung Quốc, Viber đặc biệt phổ biến ở Bulgaria, Hy Lạp và Ukraine, và Telegram lại được sử dụng rộng rãi tại Argentina, Isreal và Tây Ban Nha.
Ngay cả ở Mỹ, vốn là quê hương của iPhone, Facebook Messenger là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất. Theo một cuộc khảo sát riêng từ tháng 06/2020, 32% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng Facebook Messenger, 20% sử dụng Instagram, 17% đối với iMessage và 12% cho WhatsApp. Các ứng dụng toàn cầu phổ biến như WeChat, Viber và Telegram chỉ chiếm 2% đối với mỗi ứng dụng, vẽ nên một bức tranh khá khác biệt về thói quen nhắn tin so với phần còn lại của thế giới. Nhưng ngay cả ở Mỹ, iMessage cũng không phải là ứng dụng phổ biến nhất đối với dân số nước này, hoặc ít nhất là chưa.
Dữ liệu cho thấy rằng các ứng dụng nhắn tin không phụ thuộc nền tảng khá được ưa chuộng khi xem xét cả bước tranh toàn cầu lẫn tại Mỹ. Vậy nỗi ám ảnh iMessage này bắt nguồn từ đâu?
iMessage: Một hiện tượng tuổi teen diễn ra ở Mỹ
Yếu tố quan trọng nhất để hiểu hiện tượng bong bóng xanh được tìm thấy trong một cuộc khảo sát của Consumer Intelligence Research Partners. Nghiên cứu nhấn mạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với doanh số bán iPhone gần đây tại Mỹ trong độ tuổi 18 – 24. Tỉ lệ sử dụng iPhone của Gen Z đã tăng từ 47% trong năm 2018 lên 74% vào năm 2021. Trong khi đó, tỉ lệ sở hữu tăng nhẹ từ 34% lên 40% trong cùng thời kỳ đối với những người trên 24 tuổi. Nghiên cứu nội bộ của Apple tuyên bố rằng người dùng iPhone chủ yếu sử dụng iMessage (85% người dùng). Do đó, số lượng người dùng cơ sở của iMessage tại Mỹ tiếp tục phát triển. Điều này diễn ra cụ thể ở các nhóm trẻ tuổi hơn, và kèm theo đó là áp lực phải tiếp tục sử dụng cùng 1 nền tảng với các bạn cùng lứa.
Với sự thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng như vậy, một phần do địa vị xã hội liên quan đến việc sử dụng iMessage, Apple đã biện minh cho quyết định giữ cho dịch vụ nhắn tin của mình độc quyền. Phó Chủ tịch cấp cao về phần mềm và dịch cụ của Apple, Eddy Cue, muốn đưa iMessage lên Android hồi năm 2013 nhưng đã bị các giám đốc điều hành khác phủ quyết. Có vẻ như Apple không muốn cho đi một trong những điểm ăn tiền độc nhất của mình.
Sự bùng nổ của người dùng trẻ tuỗi ở Mỹ nhiều khả năng sẽ chuyển đổi thành sự trung thành với thương hiệu, có thể tồn tại suốt đời. Dù iPhone và iMessage không phải là lựa chọn lớn nhất trên quy mô toàn cầu, nhưng điều này sẽ khiến các công ty đối thủ như Google, Samsung và ngành công nghệ nói chung lo ngại. Nói đúng hơn, họ có nguy cơ mất đi 1 thế hệ kinh doanh béo bở tại Mỹ. Và không chỉ trong lĩnh vực smartphone, lòng trung thành với thương hiệu Apple còn được mở rộng sang cả thị trường PC, âm thanh/âm nhạc, TV và nhà thông minh. Các sản phẩm này cũng có thể sớm trở thành nạn nhân của sự lôi cuốn địa vị so với năng lực công nghệ cổ điển.
Hơn nữa, tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nhận thức thương hiệu đối với bức tranh toàn cầu. Các thương hiệu và xu hướng phát triển mạnh ở Mỹ có thói quen thâm nhập vào Châu Âu cũng như những khu vực xa hơn. Hiện tại, Android chiếm 73% thị phần toàn cầu, đạt mức cao nhất là 88% ở Nam Phi, nhưng Mỹ lại thấp nhất với 40% và con số có vẫn đang giảm xuống. Điều đó không chỉ xuất phát từ ứng dụng nhắn tin. Khoảng cách giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới ngày càng tăng lên khi nói đến hệ điều hành dành cho thiết bị di động và desktop, tablet cũng như việc sử dụng nhà thông minh.
Việc không gì có thể cản trở Apple nắm bắt toàn bộ thế hệ thị trường Mỹ là một rủi ro rất lớn đối với mọi công ty, kể cả những công ty hiện đang thành công ở các khu vực khác.
Giải pháp để chấm dứt nạn bắt nạt bong bóng xanh
Quay trở lại bản chất của iMessage, một trong những khía cạnh thú vị của hiện tượng bong bóng xanh chính là việc không quan trọng liệu các tính năng của iMessage có thể được tìm thấy ở những nơi khác hay không. Thay vào đó, nhận thức của xã hội từ tính độc quyền công nghệ được lựa chọn có chủ đích và sự khác biệt nhận thức giữa các bong bóng màu xanh dương và xanh lá chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Việc khuyến khích Google thiết lập 1 ứng dụng đối thủ trên Android sẽ không giải quyết được vấn đề, ngay cả khi công ty không có thành tích quá tồi đối với lĩnh vực này trong thập kỷ qua. Trên thực tế, bạn sẽ thấy các tính năng tương tự và thường nâng cao hơn có sẵn trên các nền tảng nhắn tin internet của bên thứ ba, vốn đã được sử dụng trên khắp thế giới.
Thay vào đó, Google đang ủng hộ Apple hỗ trợ nhắn tin RCS thay vì các tính năng SMS cơ bản khi giao tiếp với người dùng Android. RCS sẽ giúp tạo ra sự ngang hàng giữa các bong bóng xanh dương và xanh lá bởi nó hỗ trợ các chỉ báo đang gõ, đã đọc cũng như nhiều tính năng khác hiện đang thiếu từ bong bong xanh lá, dù rằng RCS không phải là 1 giải pháp toàn cầu hoàn chỉnh bởi nó phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị cầm tay hỗ trợ. Ngoài ra, thuyết phục Apple đưa iMessage lên Android dường như sẽ có hiệu quả hơn. Nhưng điều này khó xảy ra nếu xét lịch sử của Apple và những gì họ có thể thu được từ tính chất độc quyền của iMessage.
Google tuyên bố, Apple đang kìm hãm sự đổi mới do không hỗ trợ các tính năng nhắn tin mới nhất. Đó là 1 lời chỉ trích công bằng và những lời phàn nàn tương tự có thể xuất hiện khi đề cập đến sự cứng đầu của Apple về cổng kết nối Lightning. Nhưng không giống như Lightning, nhiều khả năng, Apple sẽ bị giám sát pháp lý đối với hành vi chống cạnh tranh liên quan đến iMessage. Tuy vậy, đó là điều trong tương lai, và ở hiện tại, lựa chọn duy nhất mà giới công nghệ có thể làm chính là yêu cầu Apple sòng phẳng hơn trong cuộc chơi.
iMessage được trình làng vào năm 2011. Thực tế, đã có vô số tweet cũng như những hình ảnh phản đối bong bóng xanh và chúng sẽ còn xuất hiện chừng nào "tính năng" đó còn tồn tại. Đây không phải là 1 hiện tượng mới và đã xuất hiện trong nhiều tài liệu tham khảo khác nhau về văn hóa đại chúng trong những năm qua.
Giải thích về bong bóng tin nhắn xanh lá và xanh dương
Về cơ bản, ứng dụng tin nhắn mặc định của Apple sẽ hiển thị bong bóng xanh dương khi gửi văn bản, ảnh và video cho những người dùng iMessage. Những tin nhắn này sử dụng Wi-Fi hoặc dữ liệu di động và chúng không tính phí nhận hoặc gửi.
Trong khi đó, ứng dụng sẽ hiển thị các bong bóng màu xanh lá khi liên lạc với những người dùng không-phải-iMessage, chẳng hạn như điện thoại Android, chuyển sang SMS/MMS cho tin nhắn, hình ảnh,... Dẫu các gói thuê bao tại Mỹ và Châu Âu đã không giới hạn SMS, thế nhưng, không phải mọi nơi trên thế giới đều có những tùy chọn như vậy. Thế nên, một số khách hàng iPhone có thể phải trả tiền để nhắn tin cho bạn bè sử dụng điện thoại Android. Tùy thuộc vào giới hạn của nhà mạng, các tệp media cũng có thể được nén khi gửi dưới dạng MMS.
Giao tiếp iMessage – iMessage cũng có những ưu điểm khác. Các tin nhắn được mã hóa và ứng dụng cũng hiển thị thông báo đã đọc và đang nhập. Nói cách khác, người dùng iMessage bong bóng xanh dương có nhiều ưu điểm tương tự WhatsApp và các dịch vụ khác, trong khi bong bóng xanh lá thì không như vậy. Dù nghe có vẻ vô hại, nhưng việc thiếu đi các tính năng này đã khiến một số người dùng iPhone "kỳ thị" những ai có màu xanh lá.
iMessage nằm ở đâu trong bức tranh tổng thể?
iMessage không phải là ứng dụng tin nhắn được sử dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu. Theo Statista, danh hiệu đó thuộc về WhatsApp với khoảng 2 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng vào tháng 02/2021. Bám sát theo sau là Facebook Messenger với 1,3 tỉ người dùng, WeChat với 1,2 tỉ người dùng, QQ có 591 triệu người dùng, Telegram với 500 triệu người dùng, và Snapchat có 538 triệu người dùng. Đáng tiếc, không có bất kỳ số liệu nào liên quan đến iMessage để so sánh. Một số ước tính gợi ý nó có gần 1,3 tỉ người dùng, nhưng vì iMessage là ứng dụng SMS mặc định của iPhone nên bất kỳ người dùng nào nhận được tin nhắn văn bản hoặc đơn giản là tin nhắn spam đều có thể được tính vào số đó.
Các xu hướng khu vực từ 11/2021 xác nhận một loạt các ứng dụng nhắn tin đang được sử dụng trên khắp thế giới. WhatsApp là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất ở 53 quốc gia, bao gồm Châu Âu, Ấn Độ và Nam Mỹ. WeChat là nền tảng được lựa chọn ở Trung Quốc, Viber đặc biệt phổ biến ở Bulgaria, Hy Lạp và Ukraine, và Telegram lại được sử dụng rộng rãi tại Argentina, Isreal và Tây Ban Nha.
Ngay cả ở Mỹ, vốn là quê hương của iPhone, Facebook Messenger là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất. Theo một cuộc khảo sát riêng từ tháng 06/2020, 32% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng Facebook Messenger, 20% sử dụng Instagram, 17% đối với iMessage và 12% cho WhatsApp. Các ứng dụng toàn cầu phổ biến như WeChat, Viber và Telegram chỉ chiếm 2% đối với mỗi ứng dụng, vẽ nên một bức tranh khá khác biệt về thói quen nhắn tin so với phần còn lại của thế giới. Nhưng ngay cả ở Mỹ, iMessage cũng không phải là ứng dụng phổ biến nhất đối với dân số nước này, hoặc ít nhất là chưa.
Dữ liệu cho thấy rằng các ứng dụng nhắn tin không phụ thuộc nền tảng khá được ưa chuộng khi xem xét cả bước tranh toàn cầu lẫn tại Mỹ. Vậy nỗi ám ảnh iMessage này bắt nguồn từ đâu?
iMessage: Một hiện tượng tuổi teen diễn ra ở Mỹ
Yếu tố quan trọng nhất để hiểu hiện tượng bong bóng xanh được tìm thấy trong một cuộc khảo sát của Consumer Intelligence Research Partners. Nghiên cứu nhấn mạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với doanh số bán iPhone gần đây tại Mỹ trong độ tuổi 18 – 24. Tỉ lệ sử dụng iPhone của Gen Z đã tăng từ 47% trong năm 2018 lên 74% vào năm 2021. Trong khi đó, tỉ lệ sở hữu tăng nhẹ từ 34% lên 40% trong cùng thời kỳ đối với những người trên 24 tuổi. Nghiên cứu nội bộ của Apple tuyên bố rằng người dùng iPhone chủ yếu sử dụng iMessage (85% người dùng). Do đó, số lượng người dùng cơ sở của iMessage tại Mỹ tiếp tục phát triển. Điều này diễn ra cụ thể ở các nhóm trẻ tuổi hơn, và kèm theo đó là áp lực phải tiếp tục sử dụng cùng 1 nền tảng với các bạn cùng lứa.
Với sự thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng như vậy, một phần do địa vị xã hội liên quan đến việc sử dụng iMessage, Apple đã biện minh cho quyết định giữ cho dịch vụ nhắn tin của mình độc quyền. Phó Chủ tịch cấp cao về phần mềm và dịch cụ của Apple, Eddy Cue, muốn đưa iMessage lên Android hồi năm 2013 nhưng đã bị các giám đốc điều hành khác phủ quyết. Có vẻ như Apple không muốn cho đi một trong những điểm ăn tiền độc nhất của mình.
Sự bùng nổ của người dùng trẻ tuỗi ở Mỹ nhiều khả năng sẽ chuyển đổi thành sự trung thành với thương hiệu, có thể tồn tại suốt đời. Dù iPhone và iMessage không phải là lựa chọn lớn nhất trên quy mô toàn cầu, nhưng điều này sẽ khiến các công ty đối thủ như Google, Samsung và ngành công nghệ nói chung lo ngại. Nói đúng hơn, họ có nguy cơ mất đi 1 thế hệ kinh doanh béo bở tại Mỹ. Và không chỉ trong lĩnh vực smartphone, lòng trung thành với thương hiệu Apple còn được mở rộng sang cả thị trường PC, âm thanh/âm nhạc, TV và nhà thông minh. Các sản phẩm này cũng có thể sớm trở thành nạn nhân của sự lôi cuốn địa vị so với năng lực công nghệ cổ điển.
Hơn nữa, tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nhận thức thương hiệu đối với bức tranh toàn cầu. Các thương hiệu và xu hướng phát triển mạnh ở Mỹ có thói quen thâm nhập vào Châu Âu cũng như những khu vực xa hơn. Hiện tại, Android chiếm 73% thị phần toàn cầu, đạt mức cao nhất là 88% ở Nam Phi, nhưng Mỹ lại thấp nhất với 40% và con số có vẫn đang giảm xuống. Điều đó không chỉ xuất phát từ ứng dụng nhắn tin. Khoảng cách giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới ngày càng tăng lên khi nói đến hệ điều hành dành cho thiết bị di động và desktop, tablet cũng như việc sử dụng nhà thông minh.
Việc không gì có thể cản trở Apple nắm bắt toàn bộ thế hệ thị trường Mỹ là một rủi ro rất lớn đối với mọi công ty, kể cả những công ty hiện đang thành công ở các khu vực khác.
Giải pháp để chấm dứt nạn bắt nạt bong bóng xanh
Quay trở lại bản chất của iMessage, một trong những khía cạnh thú vị của hiện tượng bong bóng xanh chính là việc không quan trọng liệu các tính năng của iMessage có thể được tìm thấy ở những nơi khác hay không. Thay vào đó, nhận thức của xã hội từ tính độc quyền công nghệ được lựa chọn có chủ đích và sự khác biệt nhận thức giữa các bong bóng màu xanh dương và xanh lá chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Việc khuyến khích Google thiết lập 1 ứng dụng đối thủ trên Android sẽ không giải quyết được vấn đề, ngay cả khi công ty không có thành tích quá tồi đối với lĩnh vực này trong thập kỷ qua. Trên thực tế, bạn sẽ thấy các tính năng tương tự và thường nâng cao hơn có sẵn trên các nền tảng nhắn tin internet của bên thứ ba, vốn đã được sử dụng trên khắp thế giới.
Thay vào đó, Google đang ủng hộ Apple hỗ trợ nhắn tin RCS thay vì các tính năng SMS cơ bản khi giao tiếp với người dùng Android. RCS sẽ giúp tạo ra sự ngang hàng giữa các bong bóng xanh dương và xanh lá bởi nó hỗ trợ các chỉ báo đang gõ, đã đọc cũng như nhiều tính năng khác hiện đang thiếu từ bong bong xanh lá, dù rằng RCS không phải là 1 giải pháp toàn cầu hoàn chỉnh bởi nó phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị cầm tay hỗ trợ. Ngoài ra, thuyết phục Apple đưa iMessage lên Android dường như sẽ có hiệu quả hơn. Nhưng điều này khó xảy ra nếu xét lịch sử của Apple và những gì họ có thể thu được từ tính chất độc quyền của iMessage.
Google tuyên bố, Apple đang kìm hãm sự đổi mới do không hỗ trợ các tính năng nhắn tin mới nhất. Đó là 1 lời chỉ trích công bằng và những lời phàn nàn tương tự có thể xuất hiện khi đề cập đến sự cứng đầu của Apple về cổng kết nối Lightning. Nhưng không giống như Lightning, nhiều khả năng, Apple sẽ bị giám sát pháp lý đối với hành vi chống cạnh tranh liên quan đến iMessage. Tuy vậy, đó là điều trong tương lai, và ở hiện tại, lựa chọn duy nhất mà giới công nghệ có thể làm chính là yêu cầu Apple sòng phẳng hơn trong cuộc chơi.
Theo VN review