Tuần trước, tòa án đã ra phán quyết kết thúc vụ kiện giữa Epic và Apple; hãng game lớn Epic đã thua. Nhắc cho bạn nhớ, Epic Games đã đệ đơn lên tòa nhằm phản đối chính sách của Apple, là yêu cầu bất cứ ai bán ứng dụng iOS trên App Store đều phải dùng cổng thanh toán Apple Pay để thực hiện mọi giao dịch trong game, đồng thời trả cho Apple 30% số doanh thu có được.
Vụ kiện không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn, tài liệu được đưa trực tiếp tới thẩm phán. Quyết định cuối cùng là 185 trang văn bản bao gồm tài liệu phân tích mọi lý lẽ được đưa ra trong cáo trạng, của cả bên bị và bên nguyên.
Bài viết dưới đây dựa trên quan điểm của luật sư Adam Adler, người đã phân tích và đăng tải ý kiến trên tạp chí Escapist.
Bức tranh toàn cảnh
Không cần phải nói giảm nói tránh làm gì: Epic Games thua nặng. Thực tế, hầu hết quyết định của tòa án đều bất lợi với hãng game lớn. Tòa không thấy có điểm sai trái trong việc Apple yêu cầu Epic (và nhiều nhà phát triển khác) sử dụng App Store để phân phối ứng dụng iOS, không vấn đề gì với yêu cầu trả 30% doanh thu có được nhờ Apple, mà Apple cũng không làm sai luật khi yêu cầu nhà phát triển phải sử dụng Apple Pay cho các thanh toán trong game.
Bên cạnh những điều vừa nêu, tòa án có xét tới chính sách “cấm điều hướng thanh toán” của Apple, vốn ngăn các nhà phát triển chuyển hướng thanh toán sang một cổng thuộc bên thứ ba. Ví dụ, Epic không được phép đưa vào game những đường link dẫn cửa hàng bên thứ ba cho phép người chơi mua V-Bucks - một loại tiền dùng trong game Fortnite. Tòa phán rằng những điều luật do Apple đưa ra chỉ trái với quy định của bang California và vẫn đúng khi xét tới bộ luật liên bang.
Tuy nhiên, chiến thắng của Epic trong vụ kiện vẫn là nhỏ so với những gì họ mất. Epic muốn xoáy sâu vào việc Apple phát hành độc quyền ứng dụng, thu 30% doanh thu và những cơ chế, điều khoản Apple sử dụng để áp đặt những luật lệ trên. Tòa án đã đưa ra những phán quyết không có lợi cho Epic.
Tại sao Epic lại thua kiện
Bài viết của luật sư Adler là phân tích những nguyên nhân sâu xa nhằm xác định được Epic Games đã sảy chân ở đâu, dựa trên phán quyết của tòa án, tư liệu do tòa cung cấp và những tuyên bố chính thức từ phía Epic Games.
Epic không tự nhiên thua kiện; luật lệ về chống độc quyền phức tạp như một vòng xoáy bất tận của những khối hình phân dạng. Trong bức tranh toàn cảnh, phán quyết bên nào sẽ nắm phần thắng dựa hoàn toàn vào những quyết định nhỏ lẻ được đưa ra xuyên suốt vụ kiện.
Ví dụ, trước khi tòa án có thể đưa phán quyết liệu hành vi của Apple có mang tính hạn chế cạnh tranh không, tòa phải xác định được thị trường nơi Apple có thể thực hiện những hành vi trên.
Quá dễ để có thể nêu nhận định chính sách của Apple làm ảnh hưởng tới việc cạnh tranh trong thị trường ứng dụng iOS, bởi lẽ Apple toàn quyền chi phối mảng này. Tuy nhiên, nếu Epic nói các chính sách của Apple đang làm tổn hại tới tính cạnh tranh của cả thị trường game, đây lại là vấn đề khác bởi lẽ Apple chỉ là một phần tương đối nhỏ trong thị trường game rộng lớn.
Để xác định chính xác thị trường nào đang được nói tới trong đơn kiện, tòa án sẽ phải xét tới những sự thật sau: liệu hàng hóa trong thị trường tiềm năng có mang tính chất trao đổi được, độ co giãn của giá bán, các kênh thương mại, tính chất người tiêu dùng và những yếu tố liên quan khác. Một vài sự thật trong số này lại nêu lên một loạt câu hỏi phức tạp khác, mà đây mới chỉ là một bước trong quá trình phân tích hành vi cạnh tranh của Apple. Mỗi bước phân tích lại sở hữu tính phức tạp của riêng mình, nên chẳng lạ khi tài liệu phân tích của tòa án dài tới 185 trang.
Có thể thấy, mỗi quyết định bất lợi dành cho Epic, mỗi mặt trận mà họ nhận phần thua đều cấu thành từ nhiều những trận thua nhỏ lẻ, thua ở mọi cấp độ của bản phân tích từ đơn giản tới phức tạp. Câu hỏi mới đặt ra: bằng cách nào mà Epic có thể thua thảm đến vậy?
Quyết định của tòa án có thể làm sáng tỏ đôi điều.
Vấn đề gốc rễ #1: các chuyên gia chưa đủ tầm
Như đã nói ở trên, những vấn đề xoay quanh quá trình phân tích chính sách cạnh tranh của Apple rất phức tạp, liên đới tới nhiều sự thật cần định rõ. Không quá ngạc nhiên khi cả Apple và Epic cần tới các chuyên gia đầu ngành để định nghĩa các khái niệm thị trường, sự hiện diện của người bán và người mua trong thị trường, hiệu ứng của các chính sách cạnh tranh bên cạnh nhiều yếu tố khác nữa.
Các chuyên gia hỗ trợ Epic đuối lý từ sớm, và tòa án thẳng thừng giải thích tại sao:
Những giải thích mang tính học thuật chưa được làm rõ và thâm niên trong ngành không cung cấp đủ cơ sở để nêu kết luận có tính xác thực. … Chứng cớ do giáo sư Athey đưa ra hoàn toàn thiếu cơ sở làm bằng chứng trước tòa…
"Bằng chứng của các chuyên gia Epic về hiệu ứng khóa trái thị trường dựa trên một bản phân tích nhiều lỗ hổng và chỉ đúng với những người chơi Fortnite trên nền tảng iOS, nó thiếu sự có mặt của những người chơi đa nền tảng, và không đủ điều kiện đại diện cho hai nền tảng iOS và Android.
Bằng chứng do giáo sư Rossi đưa ra cho thấy ông mong muốn có được kết quả có lợi cho thân chủ của mình, chứ không phải cung cấp bằng chứng khách quan nhằm giúp Tòa đưa ra được phán quyết cuối cùng. Nhận thấy độ tín nhiệm nơi giáo sư Rossi không cao, Tòa quyết định không sử dụng bằng chứng ông đưa ra.
Tòa nhận thấy phân tích thử nghiệm SSNIP (tạm dịch là “thử tăng giá độc quyền giả định”) của giáo sư Evans có nhiều lỗ hổng khi xét tới một loạt các quy chuẩn, bao gồm quy chuẩn do chính ông đặt ra. … Bản phân tích của giáo sư Evans không đáng tin, không cung cấp được thêm hiểu biết nào về thị trường phân phối ứng dụng iOS.
Vấn đề gốc rễ #2: Epic Games quá tham lam
Epic khẳng định có hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cạnh tranh thị trường, một là việc phân phối ứng dụng iOS và một là giải pháp thanh toán trong ứng dụng iOS. Epic cho rằng tòa sẽ chấp thuận định nghĩa thị trường mà họ đưa ra, do đó không dồn công sức thuyết phục tòa rằng chính sách của Apple là trái luật khi đưa vào một định nghĩa thị trường khác.
Cuối cùng, tòa bác bỏ định nghĩa mà Epic nêu, khiến hãng game có trong tay những tài liệu chưa hoàn chỉnh. Thực tế, tòa đã nhận định thế này: “Xét cho cùng, Epic Games đã đi quá giới hạn. Và hậu quả, đơn kiện đã không đánh giá đúng tác động của những chính sách cạnh tranh tới những thị trường liên quan. Hàng loạt những tài liệu của Epic đưa ra đều bị liệt vào hạng “chưa phát triển đủ ý”.
Dù sai lầm có nằm ở phía Epic, nhưng dễ thấy tại sao Epic lại mắc lỗi này. Tòa án đã từ chối định nghĩa của cả hai phía Apple và Epic, và tự quyết định mình sẽ định nghĩa thị trường như thế nào. Bên bị và bên nguyên đều không lường trước sự việc này, và đã không có cơ hội đưa ra bằng chứng hậu thuẫn lý lẽ của mình khi ứng vào khái niệm thị trường do tòa đưa ra.
Vấn đề gốc rễ #3: Epic đánh mất lợi thế đạo đức của mình
Luật sư Adler khẳng định “khi trình đơn kiện lên tòa án hay bồi thẩm đoàn, độ tín nhiệm là công cụ quý giá nhất mà một luật sư có trong tay”. Ngay từ những ngày đầu của vụ kiện, Epic đã mất độ tín nhiệm khi đưa ra những luận cứ thiếu tính chính xác. Tuy vậy, đó vẫn là những ngày đầu và Epic vẫn còn cơ hội sửa sai.
Thế nhưng, Epic đã không lấy lại được chữ “tín” trong suốt thời gian diễn ra vụ kiện. Dựa trên thảo luận của tòa xoay quanh thứ được gọi là “Dự án Tự do - Project Liberty”, ta thấy rõ điều đó.
Dự án Tự do là chiến dịch Epic dùng để chặn yêu cầu thanh toán từ phía Apple, sử dụng những cửa hậu kỹ thuật nằm sẵn trên ứng dụng. Tòa án mô tả Dự án Tự do như “một kế hoạch công kích đã được bố trí từ trước vào Apple và Google”, chỉ ra việc lợi dụng cửa hậu là “chủ ý vi phạm các điều khoản và hướng dẫn ghi trong hợp đồng”.
Tim Sweeney, CEO của Epic Games.
Trong bản phân tích dài trên dưới 7 trang của tòa về chiến dịch của Epic, chúng ta thấy rõ tòa không ưa hành động của Epic chút nào. Thậm chí, tòa phản đối cả mô hình kinh doanh của Epic, chỉ trích hành động tận dụng dữ liệu khách hàng để lợi dụng thói quen tiêu dùng của khách.
Các thẩm phán là người cầm cân nảy mực, đưa ra quyết định dựa trên luật pháp chứ không phải cảm xúc chủ quan. Nhưng không thể phủ nhận việc thẩm phán cũng là con người, và góc nhìn của họ vào các bằng chứng sẽ phụ thuộc nhiều vào bối cảnh. Đó là lý do tại sao những chuyên gia về luật khuyên rằng nên mở đầu đơn kiện bằng những sự thật không thể chối cãi, và thuyết phục thẩm phán mình mới là người nên giành phần thắng, trước cả khi áp dụng các điều luật và viện những lý do chứng minh tại sao mình là người thắng kiện.
Nhưng sự thực là đây: Epic đã tự đặt mình vào thế khó trước cả khi vụ kiện bắt đầu, và việc Epic không cố cứu lấy mình đã khiến công ty game nhận về trái đắng.
Ta đã biết tại sao Epic thua kiện, vậy diễn biến tiếp theo là gì? Trong một động thái không khiến ai bất ngờ, Epic đã đệ đơn kháng cáo. Nhưng hồi kết của câu chuyện ra sao, ta phải tiếp tục chờ quyết định của tòa án.
Vụ kiện không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn, tài liệu được đưa trực tiếp tới thẩm phán. Quyết định cuối cùng là 185 trang văn bản bao gồm tài liệu phân tích mọi lý lẽ được đưa ra trong cáo trạng, của cả bên bị và bên nguyên.
Bài viết dưới đây dựa trên quan điểm của luật sư Adam Adler, người đã phân tích và đăng tải ý kiến trên tạp chí Escapist.
Bức tranh toàn cảnh
Không cần phải nói giảm nói tránh làm gì: Epic Games thua nặng. Thực tế, hầu hết quyết định của tòa án đều bất lợi với hãng game lớn. Tòa không thấy có điểm sai trái trong việc Apple yêu cầu Epic (và nhiều nhà phát triển khác) sử dụng App Store để phân phối ứng dụng iOS, không vấn đề gì với yêu cầu trả 30% doanh thu có được nhờ Apple, mà Apple cũng không làm sai luật khi yêu cầu nhà phát triển phải sử dụng Apple Pay cho các thanh toán trong game.
Bên cạnh những điều vừa nêu, tòa án có xét tới chính sách “cấm điều hướng thanh toán” của Apple, vốn ngăn các nhà phát triển chuyển hướng thanh toán sang một cổng thuộc bên thứ ba. Ví dụ, Epic không được phép đưa vào game những đường link dẫn cửa hàng bên thứ ba cho phép người chơi mua V-Bucks - một loại tiền dùng trong game Fortnite. Tòa phán rằng những điều luật do Apple đưa ra chỉ trái với quy định của bang California và vẫn đúng khi xét tới bộ luật liên bang.
Tuy nhiên, chiến thắng của Epic trong vụ kiện vẫn là nhỏ so với những gì họ mất. Epic muốn xoáy sâu vào việc Apple phát hành độc quyền ứng dụng, thu 30% doanh thu và những cơ chế, điều khoản Apple sử dụng để áp đặt những luật lệ trên. Tòa án đã đưa ra những phán quyết không có lợi cho Epic.
Tại sao Epic lại thua kiện
Bài viết của luật sư Adler là phân tích những nguyên nhân sâu xa nhằm xác định được Epic Games đã sảy chân ở đâu, dựa trên phán quyết của tòa án, tư liệu do tòa cung cấp và những tuyên bố chính thức từ phía Epic Games.
Epic không tự nhiên thua kiện; luật lệ về chống độc quyền phức tạp như một vòng xoáy bất tận của những khối hình phân dạng. Trong bức tranh toàn cảnh, phán quyết bên nào sẽ nắm phần thắng dựa hoàn toàn vào những quyết định nhỏ lẻ được đưa ra xuyên suốt vụ kiện.
Ví dụ, trước khi tòa án có thể đưa phán quyết liệu hành vi của Apple có mang tính hạn chế cạnh tranh không, tòa phải xác định được thị trường nơi Apple có thể thực hiện những hành vi trên.
Quá dễ để có thể nêu nhận định chính sách của Apple làm ảnh hưởng tới việc cạnh tranh trong thị trường ứng dụng iOS, bởi lẽ Apple toàn quyền chi phối mảng này. Tuy nhiên, nếu Epic nói các chính sách của Apple đang làm tổn hại tới tính cạnh tranh của cả thị trường game, đây lại là vấn đề khác bởi lẽ Apple chỉ là một phần tương đối nhỏ trong thị trường game rộng lớn.
Để xác định chính xác thị trường nào đang được nói tới trong đơn kiện, tòa án sẽ phải xét tới những sự thật sau: liệu hàng hóa trong thị trường tiềm năng có mang tính chất trao đổi được, độ co giãn của giá bán, các kênh thương mại, tính chất người tiêu dùng và những yếu tố liên quan khác. Một vài sự thật trong số này lại nêu lên một loạt câu hỏi phức tạp khác, mà đây mới chỉ là một bước trong quá trình phân tích hành vi cạnh tranh của Apple. Mỗi bước phân tích lại sở hữu tính phức tạp của riêng mình, nên chẳng lạ khi tài liệu phân tích của tòa án dài tới 185 trang.
Có thể thấy, mỗi quyết định bất lợi dành cho Epic, mỗi mặt trận mà họ nhận phần thua đều cấu thành từ nhiều những trận thua nhỏ lẻ, thua ở mọi cấp độ của bản phân tích từ đơn giản tới phức tạp. Câu hỏi mới đặt ra: bằng cách nào mà Epic có thể thua thảm đến vậy?
Quyết định của tòa án có thể làm sáng tỏ đôi điều.
Vấn đề gốc rễ #1: các chuyên gia chưa đủ tầm
Như đã nói ở trên, những vấn đề xoay quanh quá trình phân tích chính sách cạnh tranh của Apple rất phức tạp, liên đới tới nhiều sự thật cần định rõ. Không quá ngạc nhiên khi cả Apple và Epic cần tới các chuyên gia đầu ngành để định nghĩa các khái niệm thị trường, sự hiện diện của người bán và người mua trong thị trường, hiệu ứng của các chính sách cạnh tranh bên cạnh nhiều yếu tố khác nữa.
Các chuyên gia hỗ trợ Epic đuối lý từ sớm, và tòa án thẳng thừng giải thích tại sao:
Những giải thích mang tính học thuật chưa được làm rõ và thâm niên trong ngành không cung cấp đủ cơ sở để nêu kết luận có tính xác thực. … Chứng cớ do giáo sư Athey đưa ra hoàn toàn thiếu cơ sở làm bằng chứng trước tòa…
"Bằng chứng của các chuyên gia Epic về hiệu ứng khóa trái thị trường dựa trên một bản phân tích nhiều lỗ hổng và chỉ đúng với những người chơi Fortnite trên nền tảng iOS, nó thiếu sự có mặt của những người chơi đa nền tảng, và không đủ điều kiện đại diện cho hai nền tảng iOS và Android.
Bằng chứng do giáo sư Rossi đưa ra cho thấy ông mong muốn có được kết quả có lợi cho thân chủ của mình, chứ không phải cung cấp bằng chứng khách quan nhằm giúp Tòa đưa ra được phán quyết cuối cùng. Nhận thấy độ tín nhiệm nơi giáo sư Rossi không cao, Tòa quyết định không sử dụng bằng chứng ông đưa ra.
Tòa nhận thấy phân tích thử nghiệm SSNIP (tạm dịch là “thử tăng giá độc quyền giả định”) của giáo sư Evans có nhiều lỗ hổng khi xét tới một loạt các quy chuẩn, bao gồm quy chuẩn do chính ông đặt ra. … Bản phân tích của giáo sư Evans không đáng tin, không cung cấp được thêm hiểu biết nào về thị trường phân phối ứng dụng iOS.
Vấn đề gốc rễ #2: Epic Games quá tham lam
Epic khẳng định có hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cạnh tranh thị trường, một là việc phân phối ứng dụng iOS và một là giải pháp thanh toán trong ứng dụng iOS. Epic cho rằng tòa sẽ chấp thuận định nghĩa thị trường mà họ đưa ra, do đó không dồn công sức thuyết phục tòa rằng chính sách của Apple là trái luật khi đưa vào một định nghĩa thị trường khác.
Cuối cùng, tòa bác bỏ định nghĩa mà Epic nêu, khiến hãng game có trong tay những tài liệu chưa hoàn chỉnh. Thực tế, tòa đã nhận định thế này: “Xét cho cùng, Epic Games đã đi quá giới hạn. Và hậu quả, đơn kiện đã không đánh giá đúng tác động của những chính sách cạnh tranh tới những thị trường liên quan. Hàng loạt những tài liệu của Epic đưa ra đều bị liệt vào hạng “chưa phát triển đủ ý”.
Dù sai lầm có nằm ở phía Epic, nhưng dễ thấy tại sao Epic lại mắc lỗi này. Tòa án đã từ chối định nghĩa của cả hai phía Apple và Epic, và tự quyết định mình sẽ định nghĩa thị trường như thế nào. Bên bị và bên nguyên đều không lường trước sự việc này, và đã không có cơ hội đưa ra bằng chứng hậu thuẫn lý lẽ của mình khi ứng vào khái niệm thị trường do tòa đưa ra.
Vấn đề gốc rễ #3: Epic đánh mất lợi thế đạo đức của mình
Luật sư Adler khẳng định “khi trình đơn kiện lên tòa án hay bồi thẩm đoàn, độ tín nhiệm là công cụ quý giá nhất mà một luật sư có trong tay”. Ngay từ những ngày đầu của vụ kiện, Epic đã mất độ tín nhiệm khi đưa ra những luận cứ thiếu tính chính xác. Tuy vậy, đó vẫn là những ngày đầu và Epic vẫn còn cơ hội sửa sai.
Thế nhưng, Epic đã không lấy lại được chữ “tín” trong suốt thời gian diễn ra vụ kiện. Dựa trên thảo luận của tòa xoay quanh thứ được gọi là “Dự án Tự do - Project Liberty”, ta thấy rõ điều đó.
Dự án Tự do là chiến dịch Epic dùng để chặn yêu cầu thanh toán từ phía Apple, sử dụng những cửa hậu kỹ thuật nằm sẵn trên ứng dụng. Tòa án mô tả Dự án Tự do như “một kế hoạch công kích đã được bố trí từ trước vào Apple và Google”, chỉ ra việc lợi dụng cửa hậu là “chủ ý vi phạm các điều khoản và hướng dẫn ghi trong hợp đồng”.
Tim Sweeney, CEO của Epic Games.
Trong bản phân tích dài trên dưới 7 trang của tòa về chiến dịch của Epic, chúng ta thấy rõ tòa không ưa hành động của Epic chút nào. Thậm chí, tòa phản đối cả mô hình kinh doanh của Epic, chỉ trích hành động tận dụng dữ liệu khách hàng để lợi dụng thói quen tiêu dùng của khách.
Các thẩm phán là người cầm cân nảy mực, đưa ra quyết định dựa trên luật pháp chứ không phải cảm xúc chủ quan. Nhưng không thể phủ nhận việc thẩm phán cũng là con người, và góc nhìn của họ vào các bằng chứng sẽ phụ thuộc nhiều vào bối cảnh. Đó là lý do tại sao những chuyên gia về luật khuyên rằng nên mở đầu đơn kiện bằng những sự thật không thể chối cãi, và thuyết phục thẩm phán mình mới là người nên giành phần thắng, trước cả khi áp dụng các điều luật và viện những lý do chứng minh tại sao mình là người thắng kiện.
Nhưng sự thực là đây: Epic đã tự đặt mình vào thế khó trước cả khi vụ kiện bắt đầu, và việc Epic không cố cứu lấy mình đã khiến công ty game nhận về trái đắng.
Ta đã biết tại sao Epic thua kiện, vậy diễn biến tiếp theo là gì? Trong một động thái không khiến ai bất ngờ, Epic đã đệ đơn kháng cáo. Nhưng hồi kết của câu chuyện ra sao, ta phải tiếp tục chờ quyết định của tòa án.
Theo Genk