Dù là thị trường lớn đối với doanh số iPhone, nhưng đóng góp của EU đối với cửa hàng ứng dụng của Apple lại không đáng kể.
Từ trước đến nay, CEO Tim Cook luôn cho biết, Apple sẽ tuân thủ quy định của các thị trường địa phương mà họ kinh doanh. Nhưng điều này đôi khi cũng khiến Apple phải đương đầu với những quy định gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Theo báo cáo từ Bloomberg, hiện Apple đã bắt đầu chỉnh sửa phần mềm của mình để tuân thủ quy định mới của Liên minh châu Âu EU bắt đầu có hiệu lực từ 2024. Dù chưa có gì chắc chắn nhưng Apple đang cân nhắc cho phép các engine trình duyệt bên thứ ba, cho các ứng dụng ví điện tử truy cập vào chip NFC của điện thoại cũng như đổi từ cổng Lightning sang cổng USB-C.
Nhưng đáng chú ý nhất là việc Apple cho phép ứng dụng được cài đặt trực tiếp, hay còn gọi "sideload" ứng dụng từ web cũng như các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba, vào iPhone. Hiện tại cửa hàng ứng dụng App Store là nơi duy nhất được phép cài đặt ứng dụng vào iPhone.
Thiệt hại không đáng kể cho Apple
Thế nhưng có thể điều này không ảnh hưởng nhiều đến Apple cũng như các nhà phát triển ứng dụng cũng đừng quá vội mừng về việc có thể thoát khỏi gọng kìm của nhà sản xuất iPhone.
Đầu tiên, thay đổi này chỉ có hiệu lực ở châu Âu. Dù đây không phải là một thị trường nhỏ nhưng người châu Âu chi tiêu cho ứng dụng ít hơn nhiều so với người Mỹ. Theo ước tính của Data.ai – hãng theo dõi dữ liệu chi tiêu và lượt tải xuống ứng dụng, trong số 85 tỷ USD mà Apple App Store thu được qua ứng dụng iOS từ đầu năm đến nay, thị trường châu Âu chỉ đóng góp 6 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường Mỹ đóng góp 29 tỷ USD.
Do vậy, theo dự đoán của Morgan Stanley, trong trường hợp xấu nhất, nếu các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba tại Châu Âu chiếm hết doanh thu của App Store tại khu vực này, mảng dịch vụ của Apple cũng chỉ thiệt hại khoảng 4%, còn đối với tổng doanh thu của Apple, mức thiệt hại chỉ khoảng 1%.
Cho dù vậy hiên Quốc hội Mỹ cũng đang tranh luận về một dự thảo luật tương tự như vậy có tên Open App Markets Act.
Apple vẫn có thể kiếm tiền từ ứng dụng
Ngay cả khi quy định của Eu buộc Apple phải phá bỏ độc quyền phân phối ứng dụng của mình qua App Store, công ty vẫn có cách kiếm tiền trên ứng dụng ngay cả khi nó được phân phối qua một bên khác.
Trong vụ kiện với Epic vào năm ngoái về chính sách của App Store, đại diện Apple cho rằng mức phí đang được áp dụng còn dành cho cả tài sản trí tuệ - các công cụ phần mềm nhà phát triển sử dụng để tạo ra ứng dụng iPhone – chứ không chỉ quyền phân phối. Ngay cả ứng dụng phân phối qua web cũng vẫn sử dụng giao diện phần mềm của Apple.
Với lý do để đảm bảo an toàn cho người dùng, Apple có thể buộc các nhà phát triển phải đăng ký các chương trình để được truy cập vào các giao diện phần mềm cụ thể để Apple có thể chứng nhận ứng dụng này tuân thủ các yêu cầu bảo mật nhất định.
Ví dụ tại Hàn Quốc cho thấy Apple vẫn có thể thu tiền từ ứng dụng, ngay cả khi chúng né tránh được hệ thống thu phí của công ty. Đầu năm nay tòa án Hàn Quốc đã ra phán quyết buộc Apple phải cho phép các ứng dụng phân phối qua App Store được thu tiền trực tiếp từ người dùng, thay vì phải dùng hệ thống thanh toán của Apple.
Nhưng Apple lại lách luật bằng cách chỉ thu phí 26% đối với các ứng dụng chấp nhận thanh toán qua hệ thống của mình. Họ làm được điều này khi yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng liệt kê các giao dịch thanh toán trong tháng dưới dạng bảng tính để sau đó nhận được khoản chiết khấu phí hoa hồng.
Apple có thể làm được điều này vì họ vẫn kiểm soát App Store để phân phối ứng dụng và các nhà phát triển phải đồng ý với các điều khoản dịch vụ để được hiện diện trên iOS. Do đó họ có thể ép buộc các nhà phát triển xử lý giao dịch thông qua hệ thống của Apple – hiện tại Hàn Quốc đang điều tra xem liệu Apple có vi phạm quy định mới của họ hay không.
Ngoài ra Apple cũng buộc các ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán ngoài phải hiển thị thông báo rằng "Ứng dụng này không hỗ trợ hệ thống thanh toán bảo mật và riêng tư của App Store".
Nếu Apple áp dụng chiến thuật tương tự ở châu Âu, họ có thể khiến người dùng tin rằng App Store là nơi an toàn nhất và tốt nhất cho ứng dụng của iPhone. Hoặc các nhà phát triển có thể kết luận rằng việc theo đuổi các giải pháp thay thế là quá rắc rối và tiếp tục sử dụng hệ thống của Apple.
Ngoài ra còn phải kể đến đội ngũ luật sư của Apple, những người vốn luôn biết cách bào mòn ý chí của các đối thủ trong những cuộc chiến pháp lý muốn thách thức mô hình kinh doanh của App Store. Do vậy, rất có thể Apple sẽ kháng cáo các quyết định này trong tương lai nếu cho rằng nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của họ.
Từ trước đến nay, CEO Tim Cook luôn cho biết, Apple sẽ tuân thủ quy định của các thị trường địa phương mà họ kinh doanh. Nhưng điều này đôi khi cũng khiến Apple phải đương đầu với những quy định gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Theo báo cáo từ Bloomberg, hiện Apple đã bắt đầu chỉnh sửa phần mềm của mình để tuân thủ quy định mới của Liên minh châu Âu EU bắt đầu có hiệu lực từ 2024. Dù chưa có gì chắc chắn nhưng Apple đang cân nhắc cho phép các engine trình duyệt bên thứ ba, cho các ứng dụng ví điện tử truy cập vào chip NFC của điện thoại cũng như đổi từ cổng Lightning sang cổng USB-C.
Nhưng đáng chú ý nhất là việc Apple cho phép ứng dụng được cài đặt trực tiếp, hay còn gọi "sideload" ứng dụng từ web cũng như các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba, vào iPhone. Hiện tại cửa hàng ứng dụng App Store là nơi duy nhất được phép cài đặt ứng dụng vào iPhone.
Điều này dường như sẽ là cú đánh giáng thẳng vào túi tiền của Apple khi đụng đến miếng bánh hoa hồng cho các ứng dụng trên iPhone, nơi Apple thu phí 30% cho mỗi giao dịch thanh toán qua ứng dụng. Khoản phí này cũng trở thành mục tiêu cho các vụ kiện chống độc quyền cũng như những lời phàn nàn từ hãng loạt công ty phần mềm lớn về chính sách của Apple.Thiệt hại không đáng kể cho Apple
Thế nhưng có thể điều này không ảnh hưởng nhiều đến Apple cũng như các nhà phát triển ứng dụng cũng đừng quá vội mừng về việc có thể thoát khỏi gọng kìm của nhà sản xuất iPhone.
Đầu tiên, thay đổi này chỉ có hiệu lực ở châu Âu. Dù đây không phải là một thị trường nhỏ nhưng người châu Âu chi tiêu cho ứng dụng ít hơn nhiều so với người Mỹ. Theo ước tính của Data.ai – hãng theo dõi dữ liệu chi tiêu và lượt tải xuống ứng dụng, trong số 85 tỷ USD mà Apple App Store thu được qua ứng dụng iOS từ đầu năm đến nay, thị trường châu Âu chỉ đóng góp 6 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường Mỹ đóng góp 29 tỷ USD.
Do vậy, theo dự đoán của Morgan Stanley, trong trường hợp xấu nhất, nếu các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba tại Châu Âu chiếm hết doanh thu của App Store tại khu vực này, mảng dịch vụ của Apple cũng chỉ thiệt hại khoảng 4%, còn đối với tổng doanh thu của Apple, mức thiệt hại chỉ khoảng 1%.
Cho dù vậy hiên Quốc hội Mỹ cũng đang tranh luận về một dự thảo luật tương tự như vậy có tên Open App Markets Act.
Apple vẫn có thể kiếm tiền từ ứng dụng
Ngay cả khi quy định của Eu buộc Apple phải phá bỏ độc quyền phân phối ứng dụng của mình qua App Store, công ty vẫn có cách kiếm tiền trên ứng dụng ngay cả khi nó được phân phối qua một bên khác.
Trong vụ kiện với Epic vào năm ngoái về chính sách của App Store, đại diện Apple cho rằng mức phí đang được áp dụng còn dành cho cả tài sản trí tuệ - các công cụ phần mềm nhà phát triển sử dụng để tạo ra ứng dụng iPhone – chứ không chỉ quyền phân phối. Ngay cả ứng dụng phân phối qua web cũng vẫn sử dụng giao diện phần mềm của Apple.
Với lý do để đảm bảo an toàn cho người dùng, Apple có thể buộc các nhà phát triển phải đăng ký các chương trình để được truy cập vào các giao diện phần mềm cụ thể để Apple có thể chứng nhận ứng dụng này tuân thủ các yêu cầu bảo mật nhất định.
Ví dụ tại Hàn Quốc cho thấy Apple vẫn có thể thu tiền từ ứng dụng, ngay cả khi chúng né tránh được hệ thống thu phí của công ty. Đầu năm nay tòa án Hàn Quốc đã ra phán quyết buộc Apple phải cho phép các ứng dụng phân phối qua App Store được thu tiền trực tiếp từ người dùng, thay vì phải dùng hệ thống thanh toán của Apple.
Nhưng Apple lại lách luật bằng cách chỉ thu phí 26% đối với các ứng dụng chấp nhận thanh toán qua hệ thống của mình. Họ làm được điều này khi yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng liệt kê các giao dịch thanh toán trong tháng dưới dạng bảng tính để sau đó nhận được khoản chiết khấu phí hoa hồng.
Apple có thể làm được điều này vì họ vẫn kiểm soát App Store để phân phối ứng dụng và các nhà phát triển phải đồng ý với các điều khoản dịch vụ để được hiện diện trên iOS. Do đó họ có thể ép buộc các nhà phát triển xử lý giao dịch thông qua hệ thống của Apple – hiện tại Hàn Quốc đang điều tra xem liệu Apple có vi phạm quy định mới của họ hay không.
Ngoài ra Apple cũng buộc các ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán ngoài phải hiển thị thông báo rằng "Ứng dụng này không hỗ trợ hệ thống thanh toán bảo mật và riêng tư của App Store".
Nếu Apple áp dụng chiến thuật tương tự ở châu Âu, họ có thể khiến người dùng tin rằng App Store là nơi an toàn nhất và tốt nhất cho ứng dụng của iPhone. Hoặc các nhà phát triển có thể kết luận rằng việc theo đuổi các giải pháp thay thế là quá rắc rối và tiếp tục sử dụng hệ thống của Apple.
Ngoài ra còn phải kể đến đội ngũ luật sư của Apple, những người vốn luôn biết cách bào mòn ý chí của các đối thủ trong những cuộc chiến pháp lý muốn thách thức mô hình kinh doanh của App Store. Do vậy, rất có thể Apple sẽ kháng cáo các quyết định này trong tương lai nếu cho rằng nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của họ.
Theo Genk