Khi Sony tiết lộ các thông tin mới về PlayStation 5 trong năm 2020, một trong những tính năng bị đánh giá thấp nhất trên chiếc console này đó chính là công nghệ âm thanh 3D "Tempest". Công nghệ này sẽ cung cấp chất lượng âm thanh vô song trong các trò chơi điện tử. Đi kèm với đó, Sony cũng trình làng thêm tai nghe không dây Pulse 3D, có thể tận dụng lợi thế của phần mềm độc quyền.
Lưu ý: Đây là bài đánh giá Xbox Wireless Headset của cây viết Tom Caswell của trang Input Mag, VnReview xin phép lược dịch lại.
Mãi đến bây giờ, Microsoft mới tung ra sản phẩm âm thanh cho Xbox Series S và Series X, hòng cạnh tranh với công nghệ âm thanh thế hệ tiếp theo của Sony. Đối với người chơi Xbox (không chỉ riêng Xbox Series X và Series S), Microsoft vừa trình làng ra tai nghe không dây của riêng mình, có tên gọi rất cơ bản là "Xbox Wireless Headset", với giá bán 99 USD (khoảng 2,3 triệu đồng). Dẫu có mức giá tương đương Pulse 3D, thế nhưng, bộ tai nghe không dây này của Microsoft lại vượt xa đối thủ từ Sony. Nếu bạn sở hữu một chiếc Xbox và muốn có một chiếc tai nghe không dây chất lượng cao, siêu thoải mái và giá cả phải chăng, Xbox Wireless Headset chắc chắn là lựa chọn không tồi.
Vừa khi đeo vào, tôi đã ngay lập tức nhận ra sự khác biệt. Xbox Wireless Headset chắc chắn là một sản phẩm cao cấp hơn, sở hữu phần khung chắc chắn hơn so với thiết kế gần như 2 chiều của Pulse 3D.
Xbox Wireless Headset không chỉ có phần đệm tai to và dày hơn trên mỗi ear cups (cốc tai) mà phần headband (băng đô phía trên tai nghe) còn mang đến cảm giác thoải mái hơn. Chiếc tai nghe Xbox này có thiết kế dạng ống lồng (telescoping) cổ điển, kết nối với hai bên tai, có khả năng trượt lên/xuống để điều chỉnh phù hợp với đầu mỗi người. Pulse 3D lại sử dụng giải pháp dual-band (băng đô kép), cho phép quá trình sử dụng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, nhưng lại chính xác bằng.
Khi chọn một chiếc tai nghe, sự thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng không kém chất lượng âm thanh. Và chắc chắn rằng, Xbox Wireless Headset sở hữu thiết kế thoải mái hơn so với Pulse 3D. Điều này không có gì quá ngạc nhiên bởi chiếc tai nghe Surface Headphones 2 của Microsoft cũng sử dụng thiết kế tương tự với sự thoải mái tuyệt vời. Chúng ta có thể nghĩ rằng, với tất cả chuyên môn của mình trong việc thiết kế những chiếc tai nghe ANC, chẳng hạn như WH-1000XM3/4 được giới công nghệ yêu thích, Sony sẽ có ưu thế hơn. Nhưng than ôi, bộ tai nghe PlayStation này lại chẳng hưởng lợi gì từ điều đó. Điều đó cũng không quá bất ngờ bới PlayStation là một bộ phận kinh doanh riêng biệt của Sony sau khi được tách ra từ năm 2016.
Tuy vậy, không chỉ mỗi độ thoải mái, sự khác nhau giữ các chức năng quan trọng cũng như triết lý thiết kế của hai sản phẩm này cũng đã dần bộc lộ ra sau khi trải nghiệm.
Khi chơi game bằng tai nghe, bạn sẽ thường xuyên cần thực hiện các thao tác mà không cần mất nhiều thời gian để mày mò tìm chúng, chẳng hạn như điều chỉnh âm lượng hay tắt micrô.
Đối với tai nghe Pulse 3D, tất cả những điều chỉnh này đều được xử lý thông qua các nút và cần gạt nằm trên một bên tai. Dù đã sử dụng Pulse 3D trong nhiều tháng, nhưng tôi vẫn không biết cần gạt nào sẽ có tác dụng tắt tai nghe, nút nào dùng để theo dõi micrô hay vị trí cụm nút điều khiển mức âm lượng. Khó có thể đếm nổi số lần tôi phải tháo tai nghe ra khi đang chơi game chỉ để tìm vị trí các nút chức năng tôi cần. Thực tế, Sony có lịch sử sắp xếp các nút chức năng rất khó hiểu.
Xbox Wireless Headset (dưới)
Sony Pulse 3D (trên)
Xbox Wireless Headset lại không gặp phải vấn đề này. Hai bên ear cups phẳng đều có thể xoay được, với phần bên trái được sử dụng để điều khiển hỗn hợp và bên phải dùng để điều chỉnh âm lượng tổng thể, tương tự cụm điều khiển của Surface Headphones. Nút tắt tiếng micrô được gắn vào ngay thân micrô. Nút nguồn cũng được nâng lên cao hơn, giúp bạn cảm nhận dễ dàng hơn khi chạm vào. Và giống như nút Xbox trên tay cầm, nút nguồn này cũng đóng vai trò như một cách để bật chiếc console Xbox của bạn.
Ngoài ra, Xbox Wireless Headset cũng có những tính năng hướng đến tương lai, mang đến các thay đổi đối với quá trình chơi game.
Tôi là một người đa nhiệm khi chơi game, thường nghe sách nói hoặc podcast khi đang chơi để tối đa hóa số giờ chơi trong ngày. Tôi cũng thích sử dụng các tính năng trò chuyện mạnh mẽ trên những ứng dụng như Discord thay vì chức năng giao tiếp "củ chuối" của chiếc console. Xbox Wireless Headset cho phép tôi thực hiện những thói quen này nhờ khả năng kết nối đồng thời giữa console và một thiết bị khác, chẳng hạn như PC hay điện thoại. Đây không phải là chiếc tai nghe đầu tiên có tính năng này, nhưng nó lại có mức giá dễ tiếp cận nhất. Giờ đây, sau khi đã sử dụng nó, tôi chẳng thèm bận tâm một chiếc tai nghe khác không có khả năng đó.
Xbox Wireless Headset cũng có những tính năng tiện lớn khác, chẳng hạn như tắt tiếng khi bạn không nói. Điều đó cho thấy Microsoft đã suy nghĩ nhiều về cuộc sống của một game thủ hiện đại như thế nào khi thiết kế bộ tai nghe này. Không như Pulse 3D, Xbox Wireless Headset cũng không cần adapter để sử dụng kết nối không dây. Tuy nhiên, Pulse 3D lại hỗ trợ kết nối có dây thông qua jack cắm 3,5mm, trong khi tai nghe Xbox này chỉ có mỗi kết nối không dây.
Về thời lượng pin, Microsoft cho biết, Xbox Wireless Headset có thể hoạt động lên đến 15 giờ sau mỗi lần sạc, hơn một chút so với Pulse 3D. Dĩ nhiên, cả hai cũng không có thời lượng pin lâu như những mẫu tai nghe cao cấp khác. Chẳng hạn, tai nghe Logitech G Pro X Wireless có thời lượng pin hơn 20 giờ hoạt động sau mỗi lần sạc, vượt xa cả Xbox Wireless Headset và Sony Pulse 3D. Dẫu thế, thời lượng pin này là quá đủ đối với một chiếc tai nghe có giá 99 USD. Tất nhiên, thời lượng sử dụng này còn phụ thuộc vào mức độ chơi game liên tục của bạn.
Dù cho có đầy đủ tính năng thủ vị cũng như độ vừa vặn thoải mái, thế nhưng, chiếc tai nghe cũng sẽ xứng đáng bị bỏ vào sọt rác nếu chất lượng âm thanh tệ hại. Rất may, những bộ tai nghe này không quá tệ trong khía cạnh đó. Khi kết hợp với Dolby Atmos (bạn sẽ có 6 tháng sử dụng miễn phí cho đến 30/09/2021 và phải chi 14,99 USD sau thời gian đó để giữ nó vĩnh viễn), Xbox Wireless Headset mang đến trải nghiệm âm thanh ấn tượng với mức giá chỉ 99 USD.
Dẫu không phải là một audiophile (người đam mê âm thanh), thế nhưng, tôi chắc chắn rằng Xbox Wireless Headset sẽ có nhiều khác biệt rõ ràng về chất lượng âm thanh so với những mẫu tai nghe đắt tiền và cao cấp khác mà tôi đang sở hữu. Nhưng với nhu cầu thông thường của tôi, sự khác biệt đó không quá xứng đáng để tôi chi một khoản tiền cao hơn.
Nhưng còn âm thanh 3D "Tempest" của PlayStation thì sao? Đây rõ ràng là thứ mà Pulse 3D vượt trội hơn Xbox Wireless Headset khi có khả năng phân tách âm thanh tốt hơn. Lời thoại của nhân vật, âm nhạc hay hiệu ứng âm thanh được thể hiện riêng biệt hơn. Do vậy, khả năng định hướng âm thanh của PlayStation trở nên vượt trội hơn.
Ở mức độ hệ thống, cả Xbox và PlayStation đều cung cấp các tùy chọn điều chỉnh âm thanh cho những thiết bị tương ứng, nhưng đây lại là một khía cạnh mà Microsoft bỏ xa Sony.
PlayStation 5 hiện cung cấp 5 preset thay đổi "độ cao" của âm thanh truyền vào tai, yêu cầu người dùng quyết định tùy chọn "âm thanh nào gần nhất với tai". Tuy vậy, khó có thể để chúng ta biết được đâu là tùy chọn "tốt nhất". Tất cả chúng đều mang lại âm thanh khác nhau, nhưng không có ngữ cành nào "gần nhất với tai" của tôi, thế nên, tôi chọn mặc định. Mark Cerny, kiến trúc sư của PS5, cho biết, âm thanh "Tempest" sẽ được cải thiện theo thời gian với những tùy chọn điều chỉnh sâu hơn, nhưng ở thời điểm hiện tại, nó cực kỳ mờ nhạt.
Mặc khác, tai nghe Xbox lại chọn đi theo con đường truyền thống hơn vởi khả năng điều chỉnh từng tần số riêng lẻ, hay còn gọi là EQ, nhằm mang đến sự khác biệt rõ ràng. Giống như phần cứng, phần mềm trong tai nghe cho phép mỗi người dùng điều chỉnh chính xác trải nghiệm âm thanh của họ cho đến khi phù hợp với bản thân.
Tóm lại, việc chọn tai nghe nào sẽ phụ thuộc vào cỗ máy consolse mà bạn đang sở hữu. Xbox Wireless Headset được thiết kế riêng cho Xbox, thế nên, bạn chỉ nên mua nó nếu chọn sản phẩm của Microsoft. Ngược lại, nếu đang dùng PS5, hãy mua Pulse 3D. Đáng tiếc là hiện không có cách nào để sử dụng tai nghe Xbox này với PS5 bởi sự khác biệt về thiết kế phần mềm cũng như phần cứng. Các hãng đều muốn bạn chọn duy nhất những sản phẩm cũng như mẫu console mà họ cung cấp. Tuy nhiên, ít nhất là bạn có thể sử dụng Xbox Wireless Headset với PC hoặc điện thoại. Dẫu thế, bạn cũng sẽ có nhiều tùy chọn khác từ những công ty thứ ba, chẳng hạn như Logitech.
Có thể, trên phương diện cá nhân của bạn, âm thanh không quan trọng bằng hình ảnh. Nhưng nếu đang sở hữu Xbox và quan tâm đến chất lượng âm thanh cá nhân tuyệt vời, Xbox Wireless Headset với giá 99 USD chắc chắn là một thiết bị rất xứng đáng để bạn đầu tư.
Lưu ý: Đây là bài đánh giá Xbox Wireless Headset của cây viết Tom Caswell của trang Input Mag, VnReview xin phép lược dịch lại.
Mãi đến bây giờ, Microsoft mới tung ra sản phẩm âm thanh cho Xbox Series S và Series X, hòng cạnh tranh với công nghệ âm thanh thế hệ tiếp theo của Sony. Đối với người chơi Xbox (không chỉ riêng Xbox Series X và Series S), Microsoft vừa trình làng ra tai nghe không dây của riêng mình, có tên gọi rất cơ bản là "Xbox Wireless Headset", với giá bán 99 USD (khoảng 2,3 triệu đồng). Dẫu có mức giá tương đương Pulse 3D, thế nhưng, bộ tai nghe không dây này của Microsoft lại vượt xa đối thủ từ Sony. Nếu bạn sở hữu một chiếc Xbox và muốn có một chiếc tai nghe không dây chất lượng cao, siêu thoải mái và giá cả phải chăng, Xbox Wireless Headset chắc chắn là lựa chọn không tồi.
Vừa khi đeo vào, tôi đã ngay lập tức nhận ra sự khác biệt. Xbox Wireless Headset chắc chắn là một sản phẩm cao cấp hơn, sở hữu phần khung chắc chắn hơn so với thiết kế gần như 2 chiều của Pulse 3D.
Xbox Wireless Headset không chỉ có phần đệm tai to và dày hơn trên mỗi ear cups (cốc tai) mà phần headband (băng đô phía trên tai nghe) còn mang đến cảm giác thoải mái hơn. Chiếc tai nghe Xbox này có thiết kế dạng ống lồng (telescoping) cổ điển, kết nối với hai bên tai, có khả năng trượt lên/xuống để điều chỉnh phù hợp với đầu mỗi người. Pulse 3D lại sử dụng giải pháp dual-band (băng đô kép), cho phép quá trình sử dụng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, nhưng lại chính xác bằng.
Khi chọn một chiếc tai nghe, sự thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng không kém chất lượng âm thanh. Và chắc chắn rằng, Xbox Wireless Headset sở hữu thiết kế thoải mái hơn so với Pulse 3D. Điều này không có gì quá ngạc nhiên bởi chiếc tai nghe Surface Headphones 2 của Microsoft cũng sử dụng thiết kế tương tự với sự thoải mái tuyệt vời. Chúng ta có thể nghĩ rằng, với tất cả chuyên môn của mình trong việc thiết kế những chiếc tai nghe ANC, chẳng hạn như WH-1000XM3/4 được giới công nghệ yêu thích, Sony sẽ có ưu thế hơn. Nhưng than ôi, bộ tai nghe PlayStation này lại chẳng hưởng lợi gì từ điều đó. Điều đó cũng không quá bất ngờ bới PlayStation là một bộ phận kinh doanh riêng biệt của Sony sau khi được tách ra từ năm 2016.
Tuy vậy, không chỉ mỗi độ thoải mái, sự khác nhau giữ các chức năng quan trọng cũng như triết lý thiết kế của hai sản phẩm này cũng đã dần bộc lộ ra sau khi trải nghiệm.
Khi chơi game bằng tai nghe, bạn sẽ thường xuyên cần thực hiện các thao tác mà không cần mất nhiều thời gian để mày mò tìm chúng, chẳng hạn như điều chỉnh âm lượng hay tắt micrô.
Đối với tai nghe Pulse 3D, tất cả những điều chỉnh này đều được xử lý thông qua các nút và cần gạt nằm trên một bên tai. Dù đã sử dụng Pulse 3D trong nhiều tháng, nhưng tôi vẫn không biết cần gạt nào sẽ có tác dụng tắt tai nghe, nút nào dùng để theo dõi micrô hay vị trí cụm nút điều khiển mức âm lượng. Khó có thể đếm nổi số lần tôi phải tháo tai nghe ra khi đang chơi game chỉ để tìm vị trí các nút chức năng tôi cần. Thực tế, Sony có lịch sử sắp xếp các nút chức năng rất khó hiểu.
Xbox Wireless Headset (dưới)
Sony Pulse 3D (trên)
Xbox Wireless Headset lại không gặp phải vấn đề này. Hai bên ear cups phẳng đều có thể xoay được, với phần bên trái được sử dụng để điều khiển hỗn hợp và bên phải dùng để điều chỉnh âm lượng tổng thể, tương tự cụm điều khiển của Surface Headphones. Nút tắt tiếng micrô được gắn vào ngay thân micrô. Nút nguồn cũng được nâng lên cao hơn, giúp bạn cảm nhận dễ dàng hơn khi chạm vào. Và giống như nút Xbox trên tay cầm, nút nguồn này cũng đóng vai trò như một cách để bật chiếc console Xbox của bạn.
Ngoài ra, Xbox Wireless Headset cũng có những tính năng hướng đến tương lai, mang đến các thay đổi đối với quá trình chơi game.
Tôi là một người đa nhiệm khi chơi game, thường nghe sách nói hoặc podcast khi đang chơi để tối đa hóa số giờ chơi trong ngày. Tôi cũng thích sử dụng các tính năng trò chuyện mạnh mẽ trên những ứng dụng như Discord thay vì chức năng giao tiếp "củ chuối" của chiếc console. Xbox Wireless Headset cho phép tôi thực hiện những thói quen này nhờ khả năng kết nối đồng thời giữa console và một thiết bị khác, chẳng hạn như PC hay điện thoại. Đây không phải là chiếc tai nghe đầu tiên có tính năng này, nhưng nó lại có mức giá dễ tiếp cận nhất. Giờ đây, sau khi đã sử dụng nó, tôi chẳng thèm bận tâm một chiếc tai nghe khác không có khả năng đó.
Xbox Wireless Headset cũng có những tính năng tiện lớn khác, chẳng hạn như tắt tiếng khi bạn không nói. Điều đó cho thấy Microsoft đã suy nghĩ nhiều về cuộc sống của một game thủ hiện đại như thế nào khi thiết kế bộ tai nghe này. Không như Pulse 3D, Xbox Wireless Headset cũng không cần adapter để sử dụng kết nối không dây. Tuy nhiên, Pulse 3D lại hỗ trợ kết nối có dây thông qua jack cắm 3,5mm, trong khi tai nghe Xbox này chỉ có mỗi kết nối không dây.
Về thời lượng pin, Microsoft cho biết, Xbox Wireless Headset có thể hoạt động lên đến 15 giờ sau mỗi lần sạc, hơn một chút so với Pulse 3D. Dĩ nhiên, cả hai cũng không có thời lượng pin lâu như những mẫu tai nghe cao cấp khác. Chẳng hạn, tai nghe Logitech G Pro X Wireless có thời lượng pin hơn 20 giờ hoạt động sau mỗi lần sạc, vượt xa cả Xbox Wireless Headset và Sony Pulse 3D. Dẫu thế, thời lượng pin này là quá đủ đối với một chiếc tai nghe có giá 99 USD. Tất nhiên, thời lượng sử dụng này còn phụ thuộc vào mức độ chơi game liên tục của bạn.
Dù cho có đầy đủ tính năng thủ vị cũng như độ vừa vặn thoải mái, thế nhưng, chiếc tai nghe cũng sẽ xứng đáng bị bỏ vào sọt rác nếu chất lượng âm thanh tệ hại. Rất may, những bộ tai nghe này không quá tệ trong khía cạnh đó. Khi kết hợp với Dolby Atmos (bạn sẽ có 6 tháng sử dụng miễn phí cho đến 30/09/2021 và phải chi 14,99 USD sau thời gian đó để giữ nó vĩnh viễn), Xbox Wireless Headset mang đến trải nghiệm âm thanh ấn tượng với mức giá chỉ 99 USD.
Dẫu không phải là một audiophile (người đam mê âm thanh), thế nhưng, tôi chắc chắn rằng Xbox Wireless Headset sẽ có nhiều khác biệt rõ ràng về chất lượng âm thanh so với những mẫu tai nghe đắt tiền và cao cấp khác mà tôi đang sở hữu. Nhưng với nhu cầu thông thường của tôi, sự khác biệt đó không quá xứng đáng để tôi chi một khoản tiền cao hơn.
Nhưng còn âm thanh 3D "Tempest" của PlayStation thì sao? Đây rõ ràng là thứ mà Pulse 3D vượt trội hơn Xbox Wireless Headset khi có khả năng phân tách âm thanh tốt hơn. Lời thoại của nhân vật, âm nhạc hay hiệu ứng âm thanh được thể hiện riêng biệt hơn. Do vậy, khả năng định hướng âm thanh của PlayStation trở nên vượt trội hơn.
Ở mức độ hệ thống, cả Xbox và PlayStation đều cung cấp các tùy chọn điều chỉnh âm thanh cho những thiết bị tương ứng, nhưng đây lại là một khía cạnh mà Microsoft bỏ xa Sony.
PlayStation 5 hiện cung cấp 5 preset thay đổi "độ cao" của âm thanh truyền vào tai, yêu cầu người dùng quyết định tùy chọn "âm thanh nào gần nhất với tai". Tuy vậy, khó có thể để chúng ta biết được đâu là tùy chọn "tốt nhất". Tất cả chúng đều mang lại âm thanh khác nhau, nhưng không có ngữ cành nào "gần nhất với tai" của tôi, thế nên, tôi chọn mặc định. Mark Cerny, kiến trúc sư của PS5, cho biết, âm thanh "Tempest" sẽ được cải thiện theo thời gian với những tùy chọn điều chỉnh sâu hơn, nhưng ở thời điểm hiện tại, nó cực kỳ mờ nhạt.
Mặc khác, tai nghe Xbox lại chọn đi theo con đường truyền thống hơn vởi khả năng điều chỉnh từng tần số riêng lẻ, hay còn gọi là EQ, nhằm mang đến sự khác biệt rõ ràng. Giống như phần cứng, phần mềm trong tai nghe cho phép mỗi người dùng điều chỉnh chính xác trải nghiệm âm thanh của họ cho đến khi phù hợp với bản thân.
Tóm lại, việc chọn tai nghe nào sẽ phụ thuộc vào cỗ máy consolse mà bạn đang sở hữu. Xbox Wireless Headset được thiết kế riêng cho Xbox, thế nên, bạn chỉ nên mua nó nếu chọn sản phẩm của Microsoft. Ngược lại, nếu đang dùng PS5, hãy mua Pulse 3D. Đáng tiếc là hiện không có cách nào để sử dụng tai nghe Xbox này với PS5 bởi sự khác biệt về thiết kế phần mềm cũng như phần cứng. Các hãng đều muốn bạn chọn duy nhất những sản phẩm cũng như mẫu console mà họ cung cấp. Tuy nhiên, ít nhất là bạn có thể sử dụng Xbox Wireless Headset với PC hoặc điện thoại. Dẫu thế, bạn cũng sẽ có nhiều tùy chọn khác từ những công ty thứ ba, chẳng hạn như Logitech.
Có thể, trên phương diện cá nhân của bạn, âm thanh không quan trọng bằng hình ảnh. Nhưng nếu đang sở hữu Xbox và quan tâm đến chất lượng âm thanh cá nhân tuyệt vời, Xbox Wireless Headset với giá 99 USD chắc chắn là một thiết bị rất xứng đáng để bạn đầu tư.
Theo Genk