Với chiếc tai nghe có tên TCAPS, các binh sĩ có thể vừa bảo vệ được thính giác và vừa đảm bảo giao tiếp được với các đồng đội, đặc biệt xác định được vị trí quân địch nhờ xác định tiếng súng phát ra từ đâu.
Chiến trường vốn dĩ luôn ồn ào vì tiếng súng, tiếng pháo và bom đạn nổ liên tục Điều này đặt ra những trở ngại lớn đối với những người lính trên chiến trường.
Nếu những người lính đeo tai nghe để bảo vệ thính giác, họ sẽ khó có thể nghe được tiếng súng của đối phương phát ra từ đâu. Nhưng nếu không đeo tai nghe hoặc nút tai, thính giác của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tiếng súng đạn.
Tuy nhiên các nhà khoa học đã phát triển thành công một giải pháp vừa bảo vệ thính giác cho binh lính và vẫn có thể giúp họ phát hiện được vị trí có tiếng súng hay giọng nói của đồng đội.
Đó là chiếc tai nghe có tên TCAPS, tạm dịch là Hệ thống bảo vệ và liên lạc chiến thuật (Tactical Communication and Protective Systems). Hệ thống này hoạt động dựa vào smartphone và được thiết kế giúp các binh lính có thể xác định được vị trí của kẻ thù qua tiếng súng.
Tai nghe TCAPS sử dụng các micro nhỏ đặt ở bên trong và ngoài ống tai của người lính. Những chiếc micro này cho phép binh sĩ có thể nghe thấy giọng nói của đồng đội và lọc những tiếng động lớn bao gồm tiếng súng bắn để bảo vệ thính giác.
Viện nghiên cứu Saint-Louis của Pháp là nơi đã cho ra đời công nghệ trên. Các nhà khoa học đã áp dụng kiến thức liên quan đến vũ khí hiện đại để phát triển các tính năng. Trong thực tế, vũ khí hiện đại thường tạo ra hai sóng khi khai hỏa. Một là sóng xung kích siêu thanh di chuyền theo hình nón phía trước viên đạn và sóng hình cầu tỏa ra từ họng súng.
Theo đó micro bên trong ống tai có tác dụng đo chênh lệch thời gian giữa hai sóng này khi chúng truyền đến tai của binh sĩ. Dữ liệu chênh lệch trên sẽ được gửi đến ứng dụng trên điện thoại qua kết nối Bluetooth. Hệ thống sau đó sẽ sử dụng một thuật toán để xác định hướng phát ra tiếng súng và giúp binh sĩ định vị được quân địch.
Sébastien Hengy, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Nếu smartphone có bộ xử lý tốt, thời gian tính toán có thể chỉ mất khoảng nửa giây". Công nghệ TCAPS hứa hẹn sẽ sớm được thử nghiệm trên đầu nhân tạo vào cuối năm nay. Nếu mọi thứ thuận lợi, chúng ta có thể sớm thấy công nghệ này xuất hiện trên chiến trường vào năm 2021.
Chiến trường vốn dĩ luôn ồn ào vì tiếng súng, tiếng pháo và bom đạn nổ liên tục Điều này đặt ra những trở ngại lớn đối với những người lính trên chiến trường.
Nếu những người lính đeo tai nghe để bảo vệ thính giác, họ sẽ khó có thể nghe được tiếng súng của đối phương phát ra từ đâu. Nhưng nếu không đeo tai nghe hoặc nút tai, thính giác của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tiếng súng đạn.
Tuy nhiên các nhà khoa học đã phát triển thành công một giải pháp vừa bảo vệ thính giác cho binh lính và vẫn có thể giúp họ phát hiện được vị trí có tiếng súng hay giọng nói của đồng đội.
Đó là chiếc tai nghe có tên TCAPS, tạm dịch là Hệ thống bảo vệ và liên lạc chiến thuật (Tactical Communication and Protective Systems). Hệ thống này hoạt động dựa vào smartphone và được thiết kế giúp các binh lính có thể xác định được vị trí của kẻ thù qua tiếng súng.
Tai nghe TCAPS sử dụng các micro nhỏ đặt ở bên trong và ngoài ống tai của người lính. Những chiếc micro này cho phép binh sĩ có thể nghe thấy giọng nói của đồng đội và lọc những tiếng động lớn bao gồm tiếng súng bắn để bảo vệ thính giác.
Viện nghiên cứu Saint-Louis của Pháp là nơi đã cho ra đời công nghệ trên. Các nhà khoa học đã áp dụng kiến thức liên quan đến vũ khí hiện đại để phát triển các tính năng. Trong thực tế, vũ khí hiện đại thường tạo ra hai sóng khi khai hỏa. Một là sóng xung kích siêu thanh di chuyền theo hình nón phía trước viên đạn và sóng hình cầu tỏa ra từ họng súng.
Theo đó micro bên trong ống tai có tác dụng đo chênh lệch thời gian giữa hai sóng này khi chúng truyền đến tai của binh sĩ. Dữ liệu chênh lệch trên sẽ được gửi đến ứng dụng trên điện thoại qua kết nối Bluetooth. Hệ thống sau đó sẽ sử dụng một thuật toán để xác định hướng phát ra tiếng súng và giúp binh sĩ định vị được quân địch.
Sébastien Hengy, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Nếu smartphone có bộ xử lý tốt, thời gian tính toán có thể chỉ mất khoảng nửa giây". Công nghệ TCAPS hứa hẹn sẽ sớm được thử nghiệm trên đầu nhân tạo vào cuối năm nay. Nếu mọi thứ thuận lợi, chúng ta có thể sớm thấy công nghệ này xuất hiện trên chiến trường vào năm 2021.
Theo Genk