Không thể sửa hay tái chế, chưa có nơi đặc thù để thu gom... những chiếc tai nghe không dây như AirPods đang dần trở thành hiểm họa thật sự đối với môi trường.
Nếu bạn là một trong những người sở hữu thế hệ AirPods đầu tiên vào năm 2016, khả năng cao là bạn đã phải mua những chiếc tai nghe mới.
Nhiều người dùng phàn nàn về việc sau 2 năm sử dụng, tuổi thọ pin của AirPods chỉ còn 50% so với quảng cáo. Pin của chiếc tai nghe không dây này chỉ tương đương khoảng 1% pin iPhone 7 và nhanh chóng cho thấy sự suy giảm tuổi thọ sau một vài năm sử dụng thường xuyên.
Việc bỏ ra hơn 150 USD mỗi hai năm chỉ để đổi tai nghe có lẽ là vấn đề lớn với nhiều người, kể cả iFan. Nhiều người thắc mắc vì sao không thể thay pin với số tiền ít hơn rất nhiều? Vấn đề là, không những không thể thay pin hay sửa chữa, AirPods còn chẳng có nơi để vứt đi.
Không thể sửa chữa
Mặc dù đã trở thành tiêu chuẩn trong sản xuất các thiết bị điện tử cầm tay, pin lithium-ion nhỏ vẫn có những hạn chế nhất định. Sạc đi sạc lại nhiều lần, tuổi thọ pin của AirPods chắc chắn suy giảm và cần được thay thế.
Tuy nhiên, Apple và các nhà sản xuất tai nghe không dây khác đang tạo ra những sản phẩm dường như không thể thay pin, dù việc thay pin có thể khiến sản phẩm được sử dụng trong thời gian dài hơn.
Cấu tạo bên trong của AirPods. Ảnh: iFixit.
Kevin Purdy, từ website chuyên cung cấp giải pháp sửa chữa thiết bị điện tử iFixit, chia sẻ: "Các nhà sản xuất đang ngụ ý rằng bạn không thể sửa chữa, không thể tân trang hay bán lại sản phẩm cũ cho người dùng khác. Mọi cách can thiệp dường như chỉ khiến chúng bị hỏng và trở nên vô dụng sau đó".
Thay vì sử dụng ốc vít, kẹp hay các phương pháp có thể tách rời khác, cấu trúc của những chiếc tai nghe không dây hoàn toàn "khép kín" như được đúc khuôn từ nhà máy. Thiết kế này giúp chúng có được ngoại hình bóng bẩy và không tỳ vết, kéo theo hệ quả không thể mở ra để thay pin dù cho những bộ phận khác của tai nghe vẫn hoạt động tốt.
Trên thực tế, những nỗ lực cố gắng thay pin có thể gây nguy hiểm. Nếu vô tình làm thủng pin trong quá trình sửa chữa, chiếc tai nghe có thể phát nổ và gây hỏa hoạn.
Thiết kế nhỏ gọn tinh giản này khiến những chiếc tai nghe không dây trở nên khó khăn hơn trong việc sửa chữa và tái chế. Ảnh: Getty.
Với những thành công về mặt doanh thu, thiết kế của AirPods dường như đã trở thành hình mẫu lý tưởng cho các nhà sản xuất tai nghe không dây khác. "Mọi thứ ngày càng trở nên nhỏ gọn hơn và các nhà sản xuất ngày càng tham lam hơn. Điều này khiến việc sửa chữa để tái sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng trở nên khó khăn hơn", Amber Schmidt, Giám đốc cải tạo công nghệ của tổ chức tái chế phi lợi nhuận Free Geek, nhận định.
"Tất cả vì lợi ích của các công ty. Họ muốn bán được cặp tai nghe mới".
- Gay Gordon-Byrne, CEO của Repair Organization.
Dựa trên thang đo của iFixit, AirPods của Apple có điểm 0/10 về khả năng sửa chữa. Tuy Apple có cung cấp dịch vụ đổi tai nghe cũ lấy tai nghe mới phụ phí 138 USD/cặp, nhưng có lẽ phần lớn người dùng sẽ bỏ thêm 20 USD để mua hẳn cặp tai nghe mới.
Bí mật phía sau thiết kế không thể sửa chữa này có lẽ rất đơn giản: sửa chữa ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Gay Gordon-Byrne, CEO của Repair Organization, nhận định: "Tất cả vì lợi ích của các công ty. Họ muốn bán được nhiều cặp tai nghe mới".
Không chốn dung thân
Apple có cung cấp dịch vụ nhận lại tai nghe cũ để tái chế. Tuy nhiên, người dùng không được hưởng bất kỳ lợi ích nào từ việc này. Trong khi điều tra, phóng viên của Digital Trends cho biết họ không nhận được câu trả lời thích đáng từ phía Apple.
Hiện không rõ nhà tái chế nào đang chịu trách nhiệm xử lý những chiếc tai nghe không dây của Apple. Công ty này cũng không cho biết thêm về quy trình xử lý loại thiết bị điện tử mini đặc thù này.
Theo nguồn tin trên, hơn 12,5 triệu cặp tai nghe được bán ra chỉ trong quý 4/2018.
Rất nhiều tai nghe không dây trên thị trường đi theo thiết kế nguyên khối không thể tháo rời. Ảnh: Cnet.
Theo chia sẻ từ Amanda LaGrange, CEO của tổ chức tái chế thiết bị điện tử Tech Dump, các thiết bị điện tử sẽ được tách rời để phân loại, trong khi những thứ không thể tách sẽ bị nghiền nát. Tuy nhiên, không thể dùng lực tác động lên tai nghe không dây, vì những lo ngại về hỏa hoạn do pin lithium-ion nhỏ phía trong gây ra.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân lực chỉ để tách những chiếc tai nghe bé tí, sẽ vô cùng lãng phí vì số chi tiết tái chế không nhiều.
Ở trường hợp của riêng AirPods, lợi nhuận thu được từ việc tái chế chúng ít hơn nhiều so với chi phí bỏ ra. Do đó, Apple đã phải trả phần chênh lệch cho đối tác của mình là Winstrom.
Điều tốt nhất chúng ta có thể làm
Với hàng triệu cặp tai nghe mới được bán ra mỗi tháng, nhưng lại chưa có những giải pháp rõ ràng để xử lý hay tái chế, tai nghe không dây đang dần trở thành vấn đề môi trường thực thụ.
Rác thải điện tử đang ngày càng trở thành gánh nặng lớn cho môi trường. Đặc biệt, tai nghe không dây là loại rác khó nhằn vì không thể nghiền nát, tốn nhiều chi phí để tách rời nhưng hiệu quả tái chế thấp. Ảnh: Wesa.
Các nhà sản xuất như Apple, nên cho người tiêu dùng "quyền được sửa" các thiết bị của mình. Trong bối cảnh chủ nghĩa tiêu thụ được đẩy lên mạnh mẽ, công việc sửa chữa những vật dụng bị hư dường như đang bị mai một dần trong các hộ gia đình. Các thiết bị ngày càng phức tạp và người dùng không thể tự sửa chữa chúng, chỉ còn cách mua mới.
Tai nghe không dây không nên là thiết bị dùng một lần. Việc này tạo ra sự lãng phí và lượng rác thải điện tử cực lớn. Khi thiết bị này trở nên phổ biến hơn, các thiết kế mới nên cho phép khả năng thay thế pin cũng như những linh kiện bị hư khác bên trong thay vì chỉ có thể vứt đi mua mới như hiện nay.
Các khách hàng ngày càng khó tính và luôn muốn đảm bảo rằng thiết bị họ sử dụng sẽ được thu gom và tái chế đúng cách, thay vì trở thành áp lực cho môi trường.
Đối với những người dùng AirPods hiện tại, việc tốt nhất họ có thể làm là gửi lại những chiếc tai nghe cũ không dùng nữa để Apple xử lý đúng cách.
Nếu bạn là một trong những người sở hữu thế hệ AirPods đầu tiên vào năm 2016, khả năng cao là bạn đã phải mua những chiếc tai nghe mới.
Nhiều người dùng phàn nàn về việc sau 2 năm sử dụng, tuổi thọ pin của AirPods chỉ còn 50% so với quảng cáo. Pin của chiếc tai nghe không dây này chỉ tương đương khoảng 1% pin iPhone 7 và nhanh chóng cho thấy sự suy giảm tuổi thọ sau một vài năm sử dụng thường xuyên.
Việc bỏ ra hơn 150 USD mỗi hai năm chỉ để đổi tai nghe có lẽ là vấn đề lớn với nhiều người, kể cả iFan. Nhiều người thắc mắc vì sao không thể thay pin với số tiền ít hơn rất nhiều? Vấn đề là, không những không thể thay pin hay sửa chữa, AirPods còn chẳng có nơi để vứt đi.
Không thể sửa chữa
Mặc dù đã trở thành tiêu chuẩn trong sản xuất các thiết bị điện tử cầm tay, pin lithium-ion nhỏ vẫn có những hạn chế nhất định. Sạc đi sạc lại nhiều lần, tuổi thọ pin của AirPods chắc chắn suy giảm và cần được thay thế.
Tuy nhiên, Apple và các nhà sản xuất tai nghe không dây khác đang tạo ra những sản phẩm dường như không thể thay pin, dù việc thay pin có thể khiến sản phẩm được sử dụng trong thời gian dài hơn.
Cấu tạo bên trong của AirPods. Ảnh: iFixit.
Kevin Purdy, từ website chuyên cung cấp giải pháp sửa chữa thiết bị điện tử iFixit, chia sẻ: "Các nhà sản xuất đang ngụ ý rằng bạn không thể sửa chữa, không thể tân trang hay bán lại sản phẩm cũ cho người dùng khác. Mọi cách can thiệp dường như chỉ khiến chúng bị hỏng và trở nên vô dụng sau đó".
Thay vì sử dụng ốc vít, kẹp hay các phương pháp có thể tách rời khác, cấu trúc của những chiếc tai nghe không dây hoàn toàn "khép kín" như được đúc khuôn từ nhà máy. Thiết kế này giúp chúng có được ngoại hình bóng bẩy và không tỳ vết, kéo theo hệ quả không thể mở ra để thay pin dù cho những bộ phận khác của tai nghe vẫn hoạt động tốt.
Trên thực tế, những nỗ lực cố gắng thay pin có thể gây nguy hiểm. Nếu vô tình làm thủng pin trong quá trình sửa chữa, chiếc tai nghe có thể phát nổ và gây hỏa hoạn.
Thiết kế nhỏ gọn tinh giản này khiến những chiếc tai nghe không dây trở nên khó khăn hơn trong việc sửa chữa và tái chế. Ảnh: Getty.
Với những thành công về mặt doanh thu, thiết kế của AirPods dường như đã trở thành hình mẫu lý tưởng cho các nhà sản xuất tai nghe không dây khác. "Mọi thứ ngày càng trở nên nhỏ gọn hơn và các nhà sản xuất ngày càng tham lam hơn. Điều này khiến việc sửa chữa để tái sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng trở nên khó khăn hơn", Amber Schmidt, Giám đốc cải tạo công nghệ của tổ chức tái chế phi lợi nhuận Free Geek, nhận định.
"Tất cả vì lợi ích của các công ty. Họ muốn bán được cặp tai nghe mới".
- Gay Gordon-Byrne, CEO của Repair Organization.
Dựa trên thang đo của iFixit, AirPods của Apple có điểm 0/10 về khả năng sửa chữa. Tuy Apple có cung cấp dịch vụ đổi tai nghe cũ lấy tai nghe mới phụ phí 138 USD/cặp, nhưng có lẽ phần lớn người dùng sẽ bỏ thêm 20 USD để mua hẳn cặp tai nghe mới.
Bí mật phía sau thiết kế không thể sửa chữa này có lẽ rất đơn giản: sửa chữa ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Gay Gordon-Byrne, CEO của Repair Organization, nhận định: "Tất cả vì lợi ích của các công ty. Họ muốn bán được nhiều cặp tai nghe mới".
Không chốn dung thân
Apple có cung cấp dịch vụ nhận lại tai nghe cũ để tái chế. Tuy nhiên, người dùng không được hưởng bất kỳ lợi ích nào từ việc này. Trong khi điều tra, phóng viên của Digital Trends cho biết họ không nhận được câu trả lời thích đáng từ phía Apple.
Hiện không rõ nhà tái chế nào đang chịu trách nhiệm xử lý những chiếc tai nghe không dây của Apple. Công ty này cũng không cho biết thêm về quy trình xử lý loại thiết bị điện tử mini đặc thù này.
Theo nguồn tin trên, hơn 12,5 triệu cặp tai nghe được bán ra chỉ trong quý 4/2018.
Rất nhiều tai nghe không dây trên thị trường đi theo thiết kế nguyên khối không thể tháo rời. Ảnh: Cnet.
Theo chia sẻ từ Amanda LaGrange, CEO của tổ chức tái chế thiết bị điện tử Tech Dump, các thiết bị điện tử sẽ được tách rời để phân loại, trong khi những thứ không thể tách sẽ bị nghiền nát. Tuy nhiên, không thể dùng lực tác động lên tai nghe không dây, vì những lo ngại về hỏa hoạn do pin lithium-ion nhỏ phía trong gây ra.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân lực chỉ để tách những chiếc tai nghe bé tí, sẽ vô cùng lãng phí vì số chi tiết tái chế không nhiều.
Ở trường hợp của riêng AirPods, lợi nhuận thu được từ việc tái chế chúng ít hơn nhiều so với chi phí bỏ ra. Do đó, Apple đã phải trả phần chênh lệch cho đối tác của mình là Winstrom.
Điều tốt nhất chúng ta có thể làm
Với hàng triệu cặp tai nghe mới được bán ra mỗi tháng, nhưng lại chưa có những giải pháp rõ ràng để xử lý hay tái chế, tai nghe không dây đang dần trở thành vấn đề môi trường thực thụ.
Rác thải điện tử đang ngày càng trở thành gánh nặng lớn cho môi trường. Đặc biệt, tai nghe không dây là loại rác khó nhằn vì không thể nghiền nát, tốn nhiều chi phí để tách rời nhưng hiệu quả tái chế thấp. Ảnh: Wesa.
Các nhà sản xuất như Apple, nên cho người tiêu dùng "quyền được sửa" các thiết bị của mình. Trong bối cảnh chủ nghĩa tiêu thụ được đẩy lên mạnh mẽ, công việc sửa chữa những vật dụng bị hư dường như đang bị mai một dần trong các hộ gia đình. Các thiết bị ngày càng phức tạp và người dùng không thể tự sửa chữa chúng, chỉ còn cách mua mới.
Tai nghe không dây không nên là thiết bị dùng một lần. Việc này tạo ra sự lãng phí và lượng rác thải điện tử cực lớn. Khi thiết bị này trở nên phổ biến hơn, các thiết kế mới nên cho phép khả năng thay thế pin cũng như những linh kiện bị hư khác bên trong thay vì chỉ có thể vứt đi mua mới như hiện nay.
Các khách hàng ngày càng khó tính và luôn muốn đảm bảo rằng thiết bị họ sử dụng sẽ được thu gom và tái chế đúng cách, thay vì trở thành áp lực cho môi trường.
Đối với những người dùng AirPods hiện tại, việc tốt nhất họ có thể làm là gửi lại những chiếc tai nghe cũ không dùng nữa để Apple xử lý đúng cách.
Theo Zing