Trong thời đại số hóa lên ngôi, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn và liên tục cho dữ liệu của họ. Các sự cố gần đây ở những tập đoàn lớn càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của cơ chế sao lưu và phục hồi mạnh mẽ. Dữ liệu là trái tim của doanh nghiệp. Việc bảo vệ và quản lý rủi ro cho dữ liệu đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo sự vận hành liên tục cho doanh nghiệp.
Joanne Weng, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Quốc tế của Synology cho biết: “Synology vẫn luôn đề xuất cho các khách hàng doanh nghiệp xem xét lại các nguy cơ có thể gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như hỏng hóc thiết bị, lỗi từ phía con người hoặc bị tấn công ác ý. Đồng thời, họ cũng nên xem xét lại kế hoạch triển khai IT nội bộ để đảm bảo có thể giảm thiểu thiệt hại kinh doanh trong trường hợp sự cố xảy ra.”
Joanne Weng, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Quốc tế của Synology
Dựa trên kinh nghiệm làm việc và hỗ trợ hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên toàn cầu, Synology đề xuất cho các khách hàng trong ngành sản xuất một chiến lược xây dựng hệ thống IT với tính ổn định cao, giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh của họ có thể diễn ra một cách liên tục với bốn bước như sau:
Bước 1: Đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống sản xuất
Đầu tiên, khi xem xét các thiết bị quan trọng có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chính, Synology đề xuất sử dụng một kiến trúc có tính sẵn sàng cao. Điều này đồng nghĩa rằng khi có sự cố xảy ra trên thiết bị phần cứng chính, các thiết bị dự phòng có khả năng tiếp quản công việc mà không làm gián đoạn dịch vụ, và sau đó mới tiến hành khắc phục sự cố. Với cách làm này, kiến trúc có tính sẵn sàng cao có thể giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro gián đoạn do lỗi thiết bị phần cứng một cách hiệu quả.
Bước 2: Tạo nền tảng giám sát hệ thống để theo dõi tình hình
Tiếp theo, việc xây dựng một nền tảng giám sát tập trung có khả năng theo dõi tình hình của các thiết bị và hệ thống theo thời gian thực là vô cùng quan trọng. Nền tảng này cần có khả năng giám sát hiệu suất, cách sử dụng không gian lưu trữ và nhiều yếu tố khác. Điều này cho phép doanh nghiệp có khả năng cảnh báo cho người quản lý hệ thống trước khi có sự cố xảy ra.
Hơn nữa, các hệ thống giám sát hiện đại còn có khả năng phát hiện sự cố nâng cao. Ngoài việc chỉ đơn thuần giám sát các thiết bị, chúng còn tự động sao lưu theo dạng ảnh chụp nhanh khi hệ thống xuất hiện các dấu hiệu bất thường, sau đó gửi cảnh báo cho người quản trị, giúp họ khởi động kế hoạch ứng phó với sự cố một cách nhanh chóng.
Bước 3: Sao lưu dữ liệu đầy đủ dựa trên mục tiêu phục hồi
Việc sao lưu thường xuyên cung cấp cho doanh nghiệp một cơ hội để khôi phục dữ liệu hoàn chỉnh, dù cho nguyên nhân xảy ra sự cố là do thiết bị hỏng hóc, lỗi từ phía con người hay bị tấn công ác ý. Do đó, doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu thời gian phục hồi tối đa (gọi là RTO - Recovery Time Objective) và khả năng chấp nhận mất dữ liệu tối đa (gọi là RPO - Recovery Point Objective) dựa trên mức độ quan trọng của từng dịch vụ khác nhau, sau đó triển khai các kế hoạch sao lưu và phục hồi sự cố tương ứng.
Một chiến lược bảo vệ dữ liệu phổ biến trong ngành được gọi là "Sao lưu 3-2-1," có nghĩa là doanh nghiệp cần sao lưu dữ liệu quan trọng thành 3 bản sao, lưu trữ trên ít nhất 2 phương tiện lưu trữ khác nhau như đĩa cứng và đám mây, một trong số này cần phải được lưu tại một địa điểm riêng biệt. Ngoài ra, để đối phó với các mối đe dọa như ransomware và các rủi ro nghiêm trọng, chúng tôi cũng đề xuất doanh nghiệp nên tích hợp sao lưu bất biến và sao lưu ngoại tuyến vào kế hoạch sao lưu của mình.
Bước 4: Lập kế hoạch ứng phó sự cố và thực tập phục hồi
Cuối cùng, sao lưu dữ liệu chỉ là một phần trong quá trình đảm bảo sự thành công trong việc phục hồi sau sự cố. Doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, chỉ định đơn vị chịu trách nhiệm, thiết lập quy tắc thực hiện và cách liên lạc trong và ngoài công ty để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp. Họ cũng nên thường xuyên kiểm tra và thực hiện bài tập phục hồi để đảm bảo rằng dữ liệu sao lưu có thể thực sự được khôi phục khi cần và đội ngũ có khả năng phục hồi hệ thống sản xuất quan trọng trong thời gian ngắn nhất.
"Sự 'ổn định của doanh nghiệp' đã trở thành một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất của các nhà lãnh đạo toàn cầu trong vài năm gần đây. Điều này đồng nghĩa với vai trò quan trọng ngày càng gia tăng của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng số hóa," Bà Joanne Weng chia sẻ. "Chúng tôi đề xuất cả chủ doanh nghiệp lẫn nhân viên IT đều nên lên kế hoạch xem xét lại tính ổn định của hệ thống IT doanh nghiệp và chuẩn bị sẵn sàng. Ổn định để phát triển, ổn định để chủ động trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay."
Với kinh nghiệm lâu năm, Synology thấu hiểu khó khăn và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, cũng như biết cách hỗ trợ và tư vấn giải pháp phù hợp cho từng quy mô và lĩnh vực, từ đó có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua những thách thức về lưu trữ và quản lý dữ liệu thường gặp hiện nay. Nếu cần tìm hiểu thêm về công nghệ của Synology hoặc muốn trao đổi thêm về dự án, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Synology tại đây để được tư vấn cụ thể.
Joanne Weng, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Quốc tế của Synology cho biết: “Synology vẫn luôn đề xuất cho các khách hàng doanh nghiệp xem xét lại các nguy cơ có thể gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như hỏng hóc thiết bị, lỗi từ phía con người hoặc bị tấn công ác ý. Đồng thời, họ cũng nên xem xét lại kế hoạch triển khai IT nội bộ để đảm bảo có thể giảm thiểu thiệt hại kinh doanh trong trường hợp sự cố xảy ra.”
Joanne Weng, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Quốc tế của Synology
Dựa trên kinh nghiệm làm việc và hỗ trợ hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên toàn cầu, Synology đề xuất cho các khách hàng trong ngành sản xuất một chiến lược xây dựng hệ thống IT với tính ổn định cao, giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh của họ có thể diễn ra một cách liên tục với bốn bước như sau:
Bước 1: Đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống sản xuất
Đầu tiên, khi xem xét các thiết bị quan trọng có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chính, Synology đề xuất sử dụng một kiến trúc có tính sẵn sàng cao. Điều này đồng nghĩa rằng khi có sự cố xảy ra trên thiết bị phần cứng chính, các thiết bị dự phòng có khả năng tiếp quản công việc mà không làm gián đoạn dịch vụ, và sau đó mới tiến hành khắc phục sự cố. Với cách làm này, kiến trúc có tính sẵn sàng cao có thể giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro gián đoạn do lỗi thiết bị phần cứng một cách hiệu quả.
Bước 2: Tạo nền tảng giám sát hệ thống để theo dõi tình hình
Tiếp theo, việc xây dựng một nền tảng giám sát tập trung có khả năng theo dõi tình hình của các thiết bị và hệ thống theo thời gian thực là vô cùng quan trọng. Nền tảng này cần có khả năng giám sát hiệu suất, cách sử dụng không gian lưu trữ và nhiều yếu tố khác. Điều này cho phép doanh nghiệp có khả năng cảnh báo cho người quản lý hệ thống trước khi có sự cố xảy ra.
Hơn nữa, các hệ thống giám sát hiện đại còn có khả năng phát hiện sự cố nâng cao. Ngoài việc chỉ đơn thuần giám sát các thiết bị, chúng còn tự động sao lưu theo dạng ảnh chụp nhanh khi hệ thống xuất hiện các dấu hiệu bất thường, sau đó gửi cảnh báo cho người quản trị, giúp họ khởi động kế hoạch ứng phó với sự cố một cách nhanh chóng.
Bước 3: Sao lưu dữ liệu đầy đủ dựa trên mục tiêu phục hồi
Việc sao lưu thường xuyên cung cấp cho doanh nghiệp một cơ hội để khôi phục dữ liệu hoàn chỉnh, dù cho nguyên nhân xảy ra sự cố là do thiết bị hỏng hóc, lỗi từ phía con người hay bị tấn công ác ý. Do đó, doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu thời gian phục hồi tối đa (gọi là RTO - Recovery Time Objective) và khả năng chấp nhận mất dữ liệu tối đa (gọi là RPO - Recovery Point Objective) dựa trên mức độ quan trọng của từng dịch vụ khác nhau, sau đó triển khai các kế hoạch sao lưu và phục hồi sự cố tương ứng.
Một chiến lược bảo vệ dữ liệu phổ biến trong ngành được gọi là "Sao lưu 3-2-1," có nghĩa là doanh nghiệp cần sao lưu dữ liệu quan trọng thành 3 bản sao, lưu trữ trên ít nhất 2 phương tiện lưu trữ khác nhau như đĩa cứng và đám mây, một trong số này cần phải được lưu tại một địa điểm riêng biệt. Ngoài ra, để đối phó với các mối đe dọa như ransomware và các rủi ro nghiêm trọng, chúng tôi cũng đề xuất doanh nghiệp nên tích hợp sao lưu bất biến và sao lưu ngoại tuyến vào kế hoạch sao lưu của mình.
Bước 4: Lập kế hoạch ứng phó sự cố và thực tập phục hồi
Cuối cùng, sao lưu dữ liệu chỉ là một phần trong quá trình đảm bảo sự thành công trong việc phục hồi sau sự cố. Doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, chỉ định đơn vị chịu trách nhiệm, thiết lập quy tắc thực hiện và cách liên lạc trong và ngoài công ty để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp. Họ cũng nên thường xuyên kiểm tra và thực hiện bài tập phục hồi để đảm bảo rằng dữ liệu sao lưu có thể thực sự được khôi phục khi cần và đội ngũ có khả năng phục hồi hệ thống sản xuất quan trọng trong thời gian ngắn nhất.
"Sự 'ổn định của doanh nghiệp' đã trở thành một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất của các nhà lãnh đạo toàn cầu trong vài năm gần đây. Điều này đồng nghĩa với vai trò quan trọng ngày càng gia tăng của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng số hóa," Bà Joanne Weng chia sẻ. "Chúng tôi đề xuất cả chủ doanh nghiệp lẫn nhân viên IT đều nên lên kế hoạch xem xét lại tính ổn định của hệ thống IT doanh nghiệp và chuẩn bị sẵn sàng. Ổn định để phát triển, ổn định để chủ động trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay."
Với kinh nghiệm lâu năm, Synology thấu hiểu khó khăn và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, cũng như biết cách hỗ trợ và tư vấn giải pháp phù hợp cho từng quy mô và lĩnh vực, từ đó có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua những thách thức về lưu trữ và quản lý dữ liệu thường gặp hiện nay. Nếu cần tìm hiểu thêm về công nghệ của Synology hoặc muốn trao đổi thêm về dự án, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Synology tại đây để được tư vấn cụ thể.