Từ chỗ là các công ty chuyên lắp ráp gia công, Đài Loan đã cho thấy những kẻ ngồi "chiếu dưới" về công nghệ vẫn có thể vươn mình thành những gã khổng lồ.
Nhắc đến Đài Loan là nhắc đến một vai trò đặc biệt trên thị trường công nghệ toàn cầu: thay vì tung ra những thương hiệu làm khuynh đảo cả thế giới, những gã khổng lồ Đài Loan thường xuyên chọn cách đứng sau các thương hiệu của nước ngoài. Ví dụ, iPhone là do Pegatron và Foxconn lắp ráp, chip Snapdragon là của TSMC và UMC chế tác, laptop Apple hay Dell đều đến từ Quanta và ống kính camera của Huawei hay Xiaomi cũng là do Largan sản xuất.
Dù vậy, vẫn có những thương hiệu Đài Loan in đậm ấn tượng vào tâm trí người dùng, đặc biệt là trên thị trường PC. Và họ đều có những lịch sử thật thật quan trọng.
MSI: Khởi đầu của 5 kẻ bị sa thải
Ít ai biết rằng khởi điểm của đế chế MSI lại là... Sony.
Thành lập năm 1986, MSI kém Sony gần 4 thập niên tuổi đời. 5 nhà sáng lập của công ty này là Joseph Hsu, Jeans Huang, Frank Lin, Kenny Yu và Henry Lu gặp nhau khi cùng làm việc cho Sony. Năm 1985, công ty Nhật Bản tiến hành cắt giảm nhân sự, và cả 5 nhà sáng lập tương lai của MSI đều bị sa thải.
Tháng 8 năm 1986, họ thành lập Micro-Star International. Từ khởi đầu khiêm tốn là bo mạch và card tính năng, qua hơn 3 thập kỷ phát triển giờ MSI thậm chí đã có cả robot thông minh lẫn hệ thống giải trí trên xe hơi.
Năm 2014, khi Sony bán đi toàn bộ mảng kinh doanh PC với giá chỉ vỏn vẹn 490 triệu USD, MSI đạt doanh thu lên tới 5,9 tỷ USD. Năm vừa qua, tập đoàn này thu về 2,9 tỷ USD lợi nhuận trên 6,4 tỷ USD doanh thu. Từ một khởi đầu không thể khiêm tốn hơn, MSI đã trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới.
ASUS: Đánh đổ lợi thế của IBM
Để lấy được lòng tin của Intel, ASUS đã từng phải đánh bại chính gã khổng lồ đã khai phá thị trường PC.
Thành lập vào năm 1989, sản phẩm đầu tiên của ASUS cũng là bo mạch. Tại thời điểm này, vị thế thống trị thị trường PC vẫn đang nằm chắc trong tay IBM. Gã khổng lồ xanh từ nước Mỹ lúc đó được đối tác Intel cho hưởng một lợi thế đặc biệt: các sản phẩm mẫu của Intel sẽ đến tay IBM tận 6 tháng trước khi được cung cấp cho các nhà sản xuất bo mạch khác.
Phép màu vẫn có thể xảy ra: ASUS tự thiết kế bo mạch 486 từ trước khi được Intel cung cấp sản phẩm mẫu. Khi công ty Đài Loan đến gặp gã khổng lồ chip, Intel lúc này vẫn đang loay hoay chưa thể giải quyết lỗi trên bo mạch của chính mình. Chỉ trong vòng vài phút, đội ngũ ASUS đã có thể chỉ ra vấn đề và đưa ra giải pháp tới Intel.
Kể từ đó, đặc quyền của IBM đã được trao lại cho ASUS. Năm tháng trôi qua, IBM biến mất khỏi thị trường PC, còn ASUS thì vẫn liên tục giữ vững vị trí số 1 về bo mạch và top 5 về laptop. Năm 2017, số liệu Digitimes cho thấy ASUS áp đảo các đối thủ với thị phần gần 45%.
Acer: Chia tách, nhưng vẫn đứng vững
Nếu không bị buộc phải chia tách, Acer giờ có lẽ đã là một đế chế hùng mạnh hơn rất nhiều.
Cũng giống như nhiều thương hiệu Đài Loan khác, Acer có khởi điểm là một công ty sản xuất gia công cho các thương hiệu khác. Thế rồi, hãng điện tử Đài Loan này bắt đầu thực hiện những bước tiến mạnh mẽ nhằm xây dựng vị thế cho riêng mình. Những lời phàn nàn nhanh chóng đến từ các đối thủ/khách hàng như IBM hay Sony Vaio: họ không muốn vừa phụ thuộc vào Acer, vừa phải cạnh tranh với PC do Acer sản xuất.
Kết quả là Acer buộc phải thực hiện tự chia tách, không chỉ thành 2 mà là 3 mảng lớn. Mảng sản xuất màn hình, ổ cứng và phụ kiện gắn ngoài (Acer Peripherals) ra một công ty mới hoàn toàn độc lập có tên gọi BenQ. Mảng sản xuất PC cũng bị buộc phải tách ra thành một công ty mới có tên gọi Wistron. Để xoa dịu các đối tác/đối thủ, Acer phải đem hợp đồng từ Wistron ra các công ty khác, bao gồm cả các nhà sản xuất tại Mỹ như Solectron.
Nhưng điều đó không thể ngăn cản Acer trở thành thế lực mới trong làng PC. Cắt gọt mảng sản xuất, Acer tập trung vào thiết kế và marketing, tiến dần vào phân khúc với những sản phẩm cạnh tranh mạnh mẽ như Swift hay Predator. Trong lúc những tên tuổi như IBM và Sony Vaio lụi bại, Acer đã nhanh chóng cùng ASUS lọt vào top 6 ông lớn của làng PC, một vị thế được giữ vững cho đến tận ngày hôm nay.
Cùng lúc, BenQ và Wistron cũng trở thành những tên tuổi lớn trong các lĩnh vực màn hình và ODM. Sự kiện chia cắt của năm 2000 có thể đã được thực hiện vì yêu cầu của các đối thủ/khách hàng của Acer, nhưng kẻ hưởng lợi lớn nhất cuối cùng vẫn là người Đài Loan.
Nhắc đến Đài Loan là nhắc đến một vai trò đặc biệt trên thị trường công nghệ toàn cầu: thay vì tung ra những thương hiệu làm khuynh đảo cả thế giới, những gã khổng lồ Đài Loan thường xuyên chọn cách đứng sau các thương hiệu của nước ngoài. Ví dụ, iPhone là do Pegatron và Foxconn lắp ráp, chip Snapdragon là của TSMC và UMC chế tác, laptop Apple hay Dell đều đến từ Quanta và ống kính camera của Huawei hay Xiaomi cũng là do Largan sản xuất.
Dù vậy, vẫn có những thương hiệu Đài Loan in đậm ấn tượng vào tâm trí người dùng, đặc biệt là trên thị trường PC. Và họ đều có những lịch sử thật thật quan trọng.
MSI: Khởi đầu của 5 kẻ bị sa thải
Ít ai biết rằng khởi điểm của đế chế MSI lại là... Sony.
Thành lập năm 1986, MSI kém Sony gần 4 thập niên tuổi đời. 5 nhà sáng lập của công ty này là Joseph Hsu, Jeans Huang, Frank Lin, Kenny Yu và Henry Lu gặp nhau khi cùng làm việc cho Sony. Năm 1985, công ty Nhật Bản tiến hành cắt giảm nhân sự, và cả 5 nhà sáng lập tương lai của MSI đều bị sa thải.
Tháng 8 năm 1986, họ thành lập Micro-Star International. Từ khởi đầu khiêm tốn là bo mạch và card tính năng, qua hơn 3 thập kỷ phát triển giờ MSI thậm chí đã có cả robot thông minh lẫn hệ thống giải trí trên xe hơi.
Năm 2014, khi Sony bán đi toàn bộ mảng kinh doanh PC với giá chỉ vỏn vẹn 490 triệu USD, MSI đạt doanh thu lên tới 5,9 tỷ USD. Năm vừa qua, tập đoàn này thu về 2,9 tỷ USD lợi nhuận trên 6,4 tỷ USD doanh thu. Từ một khởi đầu không thể khiêm tốn hơn, MSI đã trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới.
ASUS: Đánh đổ lợi thế của IBM
Để lấy được lòng tin của Intel, ASUS đã từng phải đánh bại chính gã khổng lồ đã khai phá thị trường PC.
Thành lập vào năm 1989, sản phẩm đầu tiên của ASUS cũng là bo mạch. Tại thời điểm này, vị thế thống trị thị trường PC vẫn đang nằm chắc trong tay IBM. Gã khổng lồ xanh từ nước Mỹ lúc đó được đối tác Intel cho hưởng một lợi thế đặc biệt: các sản phẩm mẫu của Intel sẽ đến tay IBM tận 6 tháng trước khi được cung cấp cho các nhà sản xuất bo mạch khác.
Phép màu vẫn có thể xảy ra: ASUS tự thiết kế bo mạch 486 từ trước khi được Intel cung cấp sản phẩm mẫu. Khi công ty Đài Loan đến gặp gã khổng lồ chip, Intel lúc này vẫn đang loay hoay chưa thể giải quyết lỗi trên bo mạch của chính mình. Chỉ trong vòng vài phút, đội ngũ ASUS đã có thể chỉ ra vấn đề và đưa ra giải pháp tới Intel.
Kể từ đó, đặc quyền của IBM đã được trao lại cho ASUS. Năm tháng trôi qua, IBM biến mất khỏi thị trường PC, còn ASUS thì vẫn liên tục giữ vững vị trí số 1 về bo mạch và top 5 về laptop. Năm 2017, số liệu Digitimes cho thấy ASUS áp đảo các đối thủ với thị phần gần 45%.
Acer: Chia tách, nhưng vẫn đứng vững
Nếu không bị buộc phải chia tách, Acer giờ có lẽ đã là một đế chế hùng mạnh hơn rất nhiều.
Cũng giống như nhiều thương hiệu Đài Loan khác, Acer có khởi điểm là một công ty sản xuất gia công cho các thương hiệu khác. Thế rồi, hãng điện tử Đài Loan này bắt đầu thực hiện những bước tiến mạnh mẽ nhằm xây dựng vị thế cho riêng mình. Những lời phàn nàn nhanh chóng đến từ các đối thủ/khách hàng như IBM hay Sony Vaio: họ không muốn vừa phụ thuộc vào Acer, vừa phải cạnh tranh với PC do Acer sản xuất.
Kết quả là Acer buộc phải thực hiện tự chia tách, không chỉ thành 2 mà là 3 mảng lớn. Mảng sản xuất màn hình, ổ cứng và phụ kiện gắn ngoài (Acer Peripherals) ra một công ty mới hoàn toàn độc lập có tên gọi BenQ. Mảng sản xuất PC cũng bị buộc phải tách ra thành một công ty mới có tên gọi Wistron. Để xoa dịu các đối tác/đối thủ, Acer phải đem hợp đồng từ Wistron ra các công ty khác, bao gồm cả các nhà sản xuất tại Mỹ như Solectron.
Nhưng điều đó không thể ngăn cản Acer trở thành thế lực mới trong làng PC. Cắt gọt mảng sản xuất, Acer tập trung vào thiết kế và marketing, tiến dần vào phân khúc với những sản phẩm cạnh tranh mạnh mẽ như Swift hay Predator. Trong lúc những tên tuổi như IBM và Sony Vaio lụi bại, Acer đã nhanh chóng cùng ASUS lọt vào top 6 ông lớn của làng PC, một vị thế được giữ vững cho đến tận ngày hôm nay.
Cùng lúc, BenQ và Wistron cũng trở thành những tên tuổi lớn trong các lĩnh vực màn hình và ODM. Sự kiện chia cắt của năm 2000 có thể đã được thực hiện vì yêu cầu của các đối thủ/khách hàng của Acer, nhưng kẻ hưởng lợi lớn nhất cuối cùng vẫn là người Đài Loan.
Theo Genk