Sự thật phũ phàng đằng sau cơn sốt AI: 80% các dự án thất bại, OpenAI còn đang "lỗ chổng vó" 5 tỷ USD

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là tâm điểm của giới đầu tư, được kỳ vọng sẽ tạo ra "cơn sốt" công nghệ tiếp theo, hứa hẹn cách mạng hóa cách chúng ta học tập, làm việc và sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế lại phũ phàng hơn nhiều. Nghiên cứu của RAND Corporation cho thấy hơn 80% dự án AI sẽ thất bại, cao gấp đôi tỷ lệ của startup công nghệ non-AI. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất bại đáng báo động này, và liệu bong bóng AI có nguy cơ vỡ tan?

Kỳ vọng viển vông và hội chứng "đồ mới, thích là nhích"

Theo RAND Corporation, nguyên nhân hàng đầu khiến các dự án AI "chết yểu" chính là sự lệch lạc về mục tiêu giữa các bên liên quan. Các nhà lãnh đạo thường bị cuốn theo những kỳ vọng phi thực tế về AI, bị ảnh hưởng bởi những hình dung thiếu thực tế từ phim ảnh, thay vì bám sát thực tiễn. Trong khi đó, các kỹ sư lại dễ bị "sao nhãng" bởi những công nghệ mới nhất mà không cân nhắc kỹ lưỡng tính ứng dụng thực tiễn của chúng. Hội chứng "đồ mới, thích là nhích" khiến các dự án sa đà vào việc ứng dụng công nghệ "khủng" mà quên mất mục tiêu giải quyết vấn đề thực tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những "hạt sạn" khác cản trở sự thành công của các dự án AI, bao gồm:

  • Thiếu hụt dữ liệu chất lượng.
  • Cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu.
  • AI không phù hợp với bài toán thực tế.
  • Chạy theo thành tích nghiên cứu thay vì ứng dụng thực tiễn.
Bài học nhãn tiền từ Trung Quốc

17011-3b60ab815ec89f89a5916d3a5a620f96.jpg

Thực trạng "loạn" mô hình ngôn ngữ lớn tại Trung Quốc là minh chứng rõ nét cho sự lãng phí nguồn lực trong cuộc đua AI. Mặc dù nộp đơn sáng chế AI gấp 6 lần Mỹ, nhưng Trung Quốc chỉ có duy nhất Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lọt top 20 tổ chức dẫn đầu về AI giai đoạn 2010-2023.

Tương tự, câu chuyện của ChatGPT - chatbot AI từng được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc cách mạng công nghệ - cũng là một ví dụ điển hình. Mặc dù thu hút được lượng người dùng khổng lồ ban đầu, ChatGPT đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ hàng tỷ USD do chi phí vận hành "khủng", mô hình kinh doanh chưa hiệu quả và thất bại trong việc đáp ứng kỳ vọng về một công cụ đột phá. Thực tế, ChatGPT chủ yếu được sử dụng cho các tác vụ đơn giản như viết lách, làm bài tập về nhà, chứ chưa tạo ra tác động đáng kể đến các lĩnh vực như giáo dục, nghiên cứu hay hỗ trợ chuyên môn.


Cảnh báo "bong bóng" AI và bài học cho nhà đầu tư

Cơn sốt AI đang khiến thị trường đầu tư trở nên "nóng" hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những lời hứa hẹn "đổi đời" và nhìn nhận thực tế phũ phàng: hơn 80% dự án AI sẽ thất bại. Bài học từ sự trỗi dậy và "thoái trào" của ChatGPT, cùng thực trạng "loạn" mô hình AI tại Trung Quốc là lời cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư. Việc thận trọng xem xét tính khả thi, ứng dụng thực tiễn và khả năng sinh lời của dự án là điều cần thiết để tránh rủi ro "mất tiền tỷ" khi bong bóng AI vỡ tan.

Theo VN review
 
Bên trên