Thay vì có hành động bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, Elon Musk lại chỉ trích, đe dọa các thương hiệu tạm dừng quảng cáo trên Twitter, một nước đi bị đánh giá là non kém trong ngành.
Nhắc đến Elon Musk là mọi người sẽ nhớ đến những thành công của ông với Paypal, Tesla hay SpaceX. Thế nhưng câu chuyện mạng xã hội Twitter lại là thứ hoàn toàn khác so với các thành công trước đó bởi phần lớn doanh nghiệp ngành này đều cần đến các công ty mua quảng cáo và cố phải chiều lòng họ, điều không dễ dàng với một tỷ phú như Elon Musk.
Kể từ khi chính thức nắm quyền vào ngày 27/10/2022, tờ Quartz đánh giá Elon Musk chưa có một động thái rõ ràng nào giải quyết các vấn đề liên quan đến thông tin giả mạo hay các ngôn luận thù địch gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp quảng cáo trên Twitter.
Như một hệ quả tất yếu, cho dù có kêu gọi mọi người quay lại, có hù họa bằng những lời than vãn Twitter sắp vỡ nợ thì cũng chẳng có công ty nào muốn mạo hiểm đổ tiền cho một mạng xã hội đầy rủi ro.
Ai quan trọng hơn ai
Rất rõ ràng, Elon Musk không giỏi trong mảng dịch vụ, hay nói đúng hơn là chiều lòng người khác. Nhà sáng lập Tesla rất giỏi trong việc đưa ra các ý tưởng hay giải quyết những vấn đề về kỹ thuật công nghệ, đó là lý do Twitter cho ra mắt những sản phẩm dịch vụ mới với tham vọng hạn chế vào quảng cáo.
Tuy nhiên, việc tuyên bố thẳng mặt các doanh nghiệp rằng mạng xã hội này hướng đến hạn chế phụ thuộc vào nguồn tiền quảng cáo của họ, trong khi vẫn mong họ ở lại mà chẳng có động thái bảo đảm quyền lợi nào là chuyện khá phi thực tế.
Hàng loạt những thương hiệu lớn như Mercedes, Volkswagen, United Airlines... đã tuyên bố tạm ngừng quảng cáo trên Twitter cho đến khi Elon Musk có những động thái bảo vệ quyền lợi rõ ràng hơn cho các doanh nghiệp này.
Tệ hơn, hàng loạt tổ chức xã hội như NAACP hay GLAAD cũng đã vận động kêu gọi các thương hiệu tẩy chay Twitter sau khi sa thải một cách cạn tình với một nửa lao động đã đóng góp nhiều năm cho mạng xã hội này mà không có lấy 1 chương trình đền bù thỏa đáng.
Tất nhiên, tờ Quartz cho rằng yếu tố vĩ mô khiến ngân sách quảng cáo suy giảm cũng là một phần nguyên nhân khiến doanh thu của Twitter đi xuống. Thế nhưng ngay cả trong bối cảnh này, các mạng xã hội cũng cần nhạy bén hơn khi quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp, bởi suy cho cùng ai cầm tiền thì người đó quan trọng hơn.
Cãi lộn
Theo Quartz, Elon Musk là một người ngoài ngành trong cả mạng xã hội lẫn quảng cáo. Cho dù vị tỷ phú này có giỏi về công nghệ tài chính, tự động hóa hay công nghệ không gian đi chăng nữa thì ông cũng chẳng có chút kinh nghiệm về bán quảng cáo trực tuyến hay phục vụ các “khách hàng là thượng đế” nào cả.
Thậm chí ngay cả với đế chế Tesla mà Elon Musk xây dựng lên, họ cũng nổi tiếng vì không có ngân sách cho marketing, đồng thời từ chối nhiều hình thức quảng cáo truyền thống với ngành ô tô tại Mỹ, ví dụ như chạy quảng cáo trong chương trình Super Bowl.
“Tesla sẽ không quảng cáo hay trả tiền cho người nổi tiếng để làm việc đó. Thay vì thế, chúng tôi dùng số ngân sách này để cải thiện chất lượng sản phẩm”, CEO Elon Musk đăng trên Twitter vào năm 2019.
Trớ trêu thay, giờ đây Elon Musk lại đang phải vận hành một công ty mà có 92% doanh thu đến từ quảng cáo trong nửa đầu năm 2022, số còn lại đến từ cấp phép số liệu và lệ phí xác nhận tài khoản dấu xanh.
Bởi vậy không có gì khó hiểu khi vị tỷ phú trái ngành này lại muốn Twitter từ bỏ sự phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo, nhưng lại vẫn kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục đổ tiền cho mạng xã hội này để họ vượt qua khó khăn hiện tại.
Theo Elon Musk, hiện Twitter đang mất 4 triệu USD mỗi ngày trong khi vị tỷ phú này phải gánh khoản lãi vay 1 tỷ USD/năm vì vay nợ ngân hàng để hoàn thành thương vụ. Nhà sáng lập này cũng đã bán gần 4 tỷ USD cổ phiếu Tesla sau khi đã xoay sở đủ đường để gom tiền mua Twitter.
Tỷ phú Elon Musk cần các doanh nghiệp quảng cáo trên Twitter là vậy nhưng bản thân ông lại chỉ trích, cãi lộn với các khách hàng. Thay vì có những động thái bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp thì Elon Musk lại chỉ trích họ là đang không hỗ trợ giấc mơ “tự do ngôn luận” khi rời bỏ Twitter. Thậm chí Elon Musk còn đe dọa sẽ công khai và bôi nhọ (Name and Shame) tên những doanh nghiệp ngừng quảng cáo trên Twitter.
Hàng loạt những bước đi được cho là non kém trong ngành marketing này của Elon Musk đã khiến nhiều doanh nghiệp đe dọa sẽ kiện ngược, thậm chí tẩy chay Twitter trong bối cảnh mạng xã hội đang cần tiền nhất.
Hiển nhiên, việc Elon Musk không muốn phải quỵ lụy các doanh nghiệp quảng cáo là điều dễ hiểu, nhưng để xây dựng được nó thì không dễ chút nào.
Twitter ở thế yếu
Tỷ phú Elon Musk và nhiều người đã từng đánh giá Twitter có tiềm năng hơn rất nhiều so với kết quả kinh doanh hiện nay, và đây là một trong những nguyên nhân khiến thương vụ 44 tỷ USD diễn ra.
Tuy nhiên theo chuyên gia phân tích Kelsey Chickering của hãng nghiên cứu thị trường Forredter, Twitter là một mạng xã hội có cũng được mà không thì cũng chẳng sao với các doanh nghiệp cần quảng cáo. Các sản phẩm và định hướng của Twitter không hấp dẫn với doanh nghiệp, chưa kể vô số những rắc rối về quan điểm chính trị khiến việc đăng bài quảng cáo trên đây dễ trở thành tâm điểm chỉ trích.
Dù có đến 238 triệu người dùng nhưng do nổi tiếng về việc bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận các vấn đề chính trị tại Mỹ nên Twitter kém hấp dẫn hơn rất nhiều so với Facebook, Youtube hay Tiktok, những mạng xã hội giải trí biết chiều lòng cả người dùng lẫn doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, chuyên gia Jasmine Enberg của Insider Intelligence nhận định khi ngân sách quảng cáo bị cắt giảm thì Twitter sẽ là đối tượng đầu tiên được nghĩ đến.
“Bỏ quảng cáo trên Twitter là quyết định dễ dàng, không gây tổn hại nhiều cho các thương hiệu nếu so sánh với những nền tảng khác như Facebook hay Google”, chuyên gia Enberg nhận định.
Trong thời buổi khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp sẽ tận dụng hiệu quả đến từng đồng USD quảng cáo, yêu cầu khắt khe hơn và khó tính hơn. Do đó những mạng xã hội “nửa mùa” như Twitter nếu không biết cách phục vụ khách hàng sẽ bị từ bỏ nhanh chóng.
Vạ miệng
Những lời cam kết về một Twitter tươi đẹp hơn của Elon Musk nghe rất mê người, và với vị thế của tỷ phú giàu nhất thế giới thì giấc mơ này có lẽ sẽ thành công.
Thế nhưng thực tế lại cho Elon Musk một cái tát đau điếng. Bỏ qua câu chuyện vị tỷ phú này phải vay nợ để hoàn thành thương vụ, tờ Quartz cho biết chính những phát ngôn hùng hồn của ông vào mùa thu năm 2022 nhằm cải tạo Twitter đã khiến mạng xã hội này mất doanh thu quảng cáo.
Đây là thời điểm mà nhiều hợp đồng quảng cáo lớn tại Mỹ được thiết lập cho đến tận năm sau của giới truyền thông cũng như các nền tảng mạng xã hội. Thế nhưng những cam kết “cải tổ” của Elon Musk đã dọa sợ các thương hiệu.
“Thay vì bước vào một năm 2023 tăng trưởng 15-20% như kế hoạch thì Twitter lại mất sạch tương lai chỉ vì Elon Musk chống lại chính các doanh nghiệp đang rót tiền cho mạng xã hội này. Kể từ tháng 4/2022, ấn phẩm chuyên ngành AdAge đã cho biết các doanh nghiệp đang lo lắng và đã sẵn sàng ngừng bỏ tiền quảng cáo cho Twitter vì Elon Musk”, Chủ tịch Angelo Carusone của hãng Media Matters nói.
Mặc dù Elon Musk đã có những động thái cứu vãn tình hình như gặp mặt các nhà quảng cáo ngày 31/10/2022 cũng như kêu gọi mọi người ở lại ngày 9/11/2022, nhưng kết quả ra sao thì khó nói.
“Tôi hiểu rằng mọi người muốn nhận được kết quả nhanh chóng, nhưng thực tế thì cách tốt nhất để thấy được kết quả là hãy sử dụng Twitter nhiều lên, trải nghiệm nó và cho biết ý kiến”, Elon Musk cho biết.
Dẫu vậy, như thế vẫn là chưa đủ với các nhà quảng cáo.
“Twitter không phải mạng xã hội lớn nhất, mạnh nhất hay thậm chí là hợp xu thế hiện nay nhất. Nền tảng này đã nằm ở cuối danh sách so với các đối thủ cạnh tranh kể từ trước khi Elon Musk mua lại. Thế nhưng ông ấy lại chẳng làm gì nhiều để thay đổi điều đó, nếu không muốn nói là khiến mọi thứ tệ hại hơn”, một thương hiệu mua quảng cáo trên Twitter nói với Quartz.
Nhắc đến Elon Musk là mọi người sẽ nhớ đến những thành công của ông với Paypal, Tesla hay SpaceX. Thế nhưng câu chuyện mạng xã hội Twitter lại là thứ hoàn toàn khác so với các thành công trước đó bởi phần lớn doanh nghiệp ngành này đều cần đến các công ty mua quảng cáo và cố phải chiều lòng họ, điều không dễ dàng với một tỷ phú như Elon Musk.
Kể từ khi chính thức nắm quyền vào ngày 27/10/2022, tờ Quartz đánh giá Elon Musk chưa có một động thái rõ ràng nào giải quyết các vấn đề liên quan đến thông tin giả mạo hay các ngôn luận thù địch gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp quảng cáo trên Twitter.
Như một hệ quả tất yếu, cho dù có kêu gọi mọi người quay lại, có hù họa bằng những lời than vãn Twitter sắp vỡ nợ thì cũng chẳng có công ty nào muốn mạo hiểm đổ tiền cho một mạng xã hội đầy rủi ro.
Ai quan trọng hơn ai
Rất rõ ràng, Elon Musk không giỏi trong mảng dịch vụ, hay nói đúng hơn là chiều lòng người khác. Nhà sáng lập Tesla rất giỏi trong việc đưa ra các ý tưởng hay giải quyết những vấn đề về kỹ thuật công nghệ, đó là lý do Twitter cho ra mắt những sản phẩm dịch vụ mới với tham vọng hạn chế vào quảng cáo.
Tuy nhiên, việc tuyên bố thẳng mặt các doanh nghiệp rằng mạng xã hội này hướng đến hạn chế phụ thuộc vào nguồn tiền quảng cáo của họ, trong khi vẫn mong họ ở lại mà chẳng có động thái bảo đảm quyền lợi nào là chuyện khá phi thực tế.
Hàng loạt những thương hiệu lớn như Mercedes, Volkswagen, United Airlines... đã tuyên bố tạm ngừng quảng cáo trên Twitter cho đến khi Elon Musk có những động thái bảo vệ quyền lợi rõ ràng hơn cho các doanh nghiệp này.
Tệ hơn, hàng loạt tổ chức xã hội như NAACP hay GLAAD cũng đã vận động kêu gọi các thương hiệu tẩy chay Twitter sau khi sa thải một cách cạn tình với một nửa lao động đã đóng góp nhiều năm cho mạng xã hội này mà không có lấy 1 chương trình đền bù thỏa đáng.
Tất nhiên, tờ Quartz cho rằng yếu tố vĩ mô khiến ngân sách quảng cáo suy giảm cũng là một phần nguyên nhân khiến doanh thu của Twitter đi xuống. Thế nhưng ngay cả trong bối cảnh này, các mạng xã hội cũng cần nhạy bén hơn khi quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp, bởi suy cho cùng ai cầm tiền thì người đó quan trọng hơn.
Cãi lộn
Theo Quartz, Elon Musk là một người ngoài ngành trong cả mạng xã hội lẫn quảng cáo. Cho dù vị tỷ phú này có giỏi về công nghệ tài chính, tự động hóa hay công nghệ không gian đi chăng nữa thì ông cũng chẳng có chút kinh nghiệm về bán quảng cáo trực tuyến hay phục vụ các “khách hàng là thượng đế” nào cả.
Thậm chí ngay cả với đế chế Tesla mà Elon Musk xây dựng lên, họ cũng nổi tiếng vì không có ngân sách cho marketing, đồng thời từ chối nhiều hình thức quảng cáo truyền thống với ngành ô tô tại Mỹ, ví dụ như chạy quảng cáo trong chương trình Super Bowl.
“Tesla sẽ không quảng cáo hay trả tiền cho người nổi tiếng để làm việc đó. Thay vì thế, chúng tôi dùng số ngân sách này để cải thiện chất lượng sản phẩm”, CEO Elon Musk đăng trên Twitter vào năm 2019.
Trớ trêu thay, giờ đây Elon Musk lại đang phải vận hành một công ty mà có 92% doanh thu đến từ quảng cáo trong nửa đầu năm 2022, số còn lại đến từ cấp phép số liệu và lệ phí xác nhận tài khoản dấu xanh.
Bởi vậy không có gì khó hiểu khi vị tỷ phú trái ngành này lại muốn Twitter từ bỏ sự phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo, nhưng lại vẫn kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục đổ tiền cho mạng xã hội này để họ vượt qua khó khăn hiện tại.
Theo Elon Musk, hiện Twitter đang mất 4 triệu USD mỗi ngày trong khi vị tỷ phú này phải gánh khoản lãi vay 1 tỷ USD/năm vì vay nợ ngân hàng để hoàn thành thương vụ. Nhà sáng lập này cũng đã bán gần 4 tỷ USD cổ phiếu Tesla sau khi đã xoay sở đủ đường để gom tiền mua Twitter.
Tỷ phú Elon Musk cần các doanh nghiệp quảng cáo trên Twitter là vậy nhưng bản thân ông lại chỉ trích, cãi lộn với các khách hàng. Thay vì có những động thái bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp thì Elon Musk lại chỉ trích họ là đang không hỗ trợ giấc mơ “tự do ngôn luận” khi rời bỏ Twitter. Thậm chí Elon Musk còn đe dọa sẽ công khai và bôi nhọ (Name and Shame) tên những doanh nghiệp ngừng quảng cáo trên Twitter.
Hàng loạt những bước đi được cho là non kém trong ngành marketing này của Elon Musk đã khiến nhiều doanh nghiệp đe dọa sẽ kiện ngược, thậm chí tẩy chay Twitter trong bối cảnh mạng xã hội đang cần tiền nhất.
Hiển nhiên, việc Elon Musk không muốn phải quỵ lụy các doanh nghiệp quảng cáo là điều dễ hiểu, nhưng để xây dựng được nó thì không dễ chút nào.
Twitter ở thế yếu
Tỷ phú Elon Musk và nhiều người đã từng đánh giá Twitter có tiềm năng hơn rất nhiều so với kết quả kinh doanh hiện nay, và đây là một trong những nguyên nhân khiến thương vụ 44 tỷ USD diễn ra.
Tuy nhiên theo chuyên gia phân tích Kelsey Chickering của hãng nghiên cứu thị trường Forredter, Twitter là một mạng xã hội có cũng được mà không thì cũng chẳng sao với các doanh nghiệp cần quảng cáo. Các sản phẩm và định hướng của Twitter không hấp dẫn với doanh nghiệp, chưa kể vô số những rắc rối về quan điểm chính trị khiến việc đăng bài quảng cáo trên đây dễ trở thành tâm điểm chỉ trích.
Dù có đến 238 triệu người dùng nhưng do nổi tiếng về việc bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận các vấn đề chính trị tại Mỹ nên Twitter kém hấp dẫn hơn rất nhiều so với Facebook, Youtube hay Tiktok, những mạng xã hội giải trí biết chiều lòng cả người dùng lẫn doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, chuyên gia Jasmine Enberg của Insider Intelligence nhận định khi ngân sách quảng cáo bị cắt giảm thì Twitter sẽ là đối tượng đầu tiên được nghĩ đến.
“Bỏ quảng cáo trên Twitter là quyết định dễ dàng, không gây tổn hại nhiều cho các thương hiệu nếu so sánh với những nền tảng khác như Facebook hay Google”, chuyên gia Enberg nhận định.
Trong thời buổi khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp sẽ tận dụng hiệu quả đến từng đồng USD quảng cáo, yêu cầu khắt khe hơn và khó tính hơn. Do đó những mạng xã hội “nửa mùa” như Twitter nếu không biết cách phục vụ khách hàng sẽ bị từ bỏ nhanh chóng.
Vạ miệng
Những lời cam kết về một Twitter tươi đẹp hơn của Elon Musk nghe rất mê người, và với vị thế của tỷ phú giàu nhất thế giới thì giấc mơ này có lẽ sẽ thành công.
Thế nhưng thực tế lại cho Elon Musk một cái tát đau điếng. Bỏ qua câu chuyện vị tỷ phú này phải vay nợ để hoàn thành thương vụ, tờ Quartz cho biết chính những phát ngôn hùng hồn của ông vào mùa thu năm 2022 nhằm cải tạo Twitter đã khiến mạng xã hội này mất doanh thu quảng cáo.
Đây là thời điểm mà nhiều hợp đồng quảng cáo lớn tại Mỹ được thiết lập cho đến tận năm sau của giới truyền thông cũng như các nền tảng mạng xã hội. Thế nhưng những cam kết “cải tổ” của Elon Musk đã dọa sợ các thương hiệu.
“Thay vì bước vào một năm 2023 tăng trưởng 15-20% như kế hoạch thì Twitter lại mất sạch tương lai chỉ vì Elon Musk chống lại chính các doanh nghiệp đang rót tiền cho mạng xã hội này. Kể từ tháng 4/2022, ấn phẩm chuyên ngành AdAge đã cho biết các doanh nghiệp đang lo lắng và đã sẵn sàng ngừng bỏ tiền quảng cáo cho Twitter vì Elon Musk”, Chủ tịch Angelo Carusone của hãng Media Matters nói.
Mặc dù Elon Musk đã có những động thái cứu vãn tình hình như gặp mặt các nhà quảng cáo ngày 31/10/2022 cũng như kêu gọi mọi người ở lại ngày 9/11/2022, nhưng kết quả ra sao thì khó nói.
“Tôi hiểu rằng mọi người muốn nhận được kết quả nhanh chóng, nhưng thực tế thì cách tốt nhất để thấy được kết quả là hãy sử dụng Twitter nhiều lên, trải nghiệm nó và cho biết ý kiến”, Elon Musk cho biết.
Dẫu vậy, như thế vẫn là chưa đủ với các nhà quảng cáo.
“Twitter không phải mạng xã hội lớn nhất, mạnh nhất hay thậm chí là hợp xu thế hiện nay nhất. Nền tảng này đã nằm ở cuối danh sách so với các đối thủ cạnh tranh kể từ trước khi Elon Musk mua lại. Thế nhưng ông ấy lại chẳng làm gì nhiều để thay đổi điều đó, nếu không muốn nói là khiến mọi thứ tệ hại hơn”, một thương hiệu mua quảng cáo trên Twitter nói với Quartz.
Theo Genk