Vào khoảng 17h ngày 18/4/2019, các rạp chiếu đã chính thức xin được giấy phép và đồng loạt mở bán vé siêu bom tấn của thập kỷ - The Avengers: Endgame. Theo thông tin ban đầu, hệ thống bán vé của các rạp đều quá tải thậm chí không truy cập được. Tại Hải Phòng còn ghi nhận tình trạng fan....đánh nhau để dành vé. Có thể nói, chưa khi nào sức nóng từ 1 bộ phim lại cao đến vậy.
Bộ phim sẽ đánh dấu kết thúc Phase 3 và đem đến cái kết được dự báo hoành tráng và rất cảm xúc cho Thanos và dàn siêu anh hùng thế hệ đầu tiên. Khép lại 1 kỷ nguyên siêu anh hùng càn quét tất cả các rạp chiếu trên toàn thế giới. Các fan điện ảnh từ khắp nơi đều phát cuồng mỗi khi 1 bộ phim thuộc MCU ra mắt. Và sự kiện Endgame tới đây giống như 1 lễ hội điện ảnh toàn cầu.
Vậy sau đó thì sao?
Nhìn dưới góc độ kinh doanh, Endgame chính là đỉnh của MCU sau 11 năm phát triển thương hiệu. Tất cả tinh tuý của giai đoạn này sẽ được đúc kết bằng việc đánh bại siêu phản diện Thanos trong trận đại chiến long trời lở đất (có thể sẽ là trận chiến cuối cùng với 1 số siêu anh hùng). Và sau phần phim này, MCU sẽ chắc chắn phải đi trên 1 chặng đường mới để tiếp tục phát triển. Marvel chắc hẳn đã có kế hoạch của mình trong các năm tới. Nhưng chúng ta chưa thể biết cụ thể đó là gì. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng ta hoàn toàn có thể suy đoán về chặng đường tiếp theo mà Marvel sẽ đi.
1. Sử dụng các nhân vật mới thâu tóm:
Trước khi đi đến các nhận vật Marvel thâu tóm lại từ Fox, hãy cùng nhìn lại 1 nhân vật đang nổi lên đình đám như 1 truyền nhân của Iron Man cũng xuất hiện trong Avengers sau 1 cuộc thâu tóm: Spider Man. Nếu các bạn theo sát cả loạt phim ngay từ đầu, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy Endgame chính là cột mốc “chuyển giao thế hệ” của cả loạt phim, từ mạch truyện, nhân vật, lẫn cảm xúc. Có nghĩa là, sau sự kiện Thanos, Marvel sẽ không thể lặp lại con đường họ đã đi từ đầu đó là bốc 1 nhân vật nào đó từ truyện tranh ra đưa lên phim giới thiệu từng người 1 rồi gộp lại để đánh nhau với 1 nhân vật phản diện nhiều sức mạnh. Sự lặp lại sẽ dẫn đến sự nhàm chán cho khán giả. Sau Endgame, mạch cảm xúc cao trào của khán giả cần 1 luồng sinh khí mới lạ. Nếu Marvel lặp lại cách làm cũ, lớp khán giả đã theo dõi MCU ngay từ đầu sẽ mãi yêu Iron Man, Captain, Thor,… và sẽ không mấy hứng thú để bắt đầu lại từ đầu với những nhân vật mới. Rất may, Marvel đã không phạm phải sai lầm đó, họ đã tìm thấy chìa khóa mở rộng và phát triển thương hiệu sau Phase 3: ĐƯA NHỮNG NHÂN VẬT SIÊU ANH HÙNG ĐÌNH ĐÁM ĐÃ RA MẮT CỦA ĐIỆN ẢNH THẾ GIỚI VÀO TEAM AVENGERS.
Hãy thử tưởng tượng sự bỉ bựa của Deadpool trong team Avengers hoặc Magneto làm kẻ phản diện trong 1 bộ phim nào đó của MCU, trí tưởng tượng và những mong ước thầm kín bấy lâu của tất cả các fan của mọi dòng phim siêu anh hùng đều có thể thành hiện thực. Cùng với dàn nhân vật mới toanh tự phát triển từ kho truyện tranh của mình đủ để Marvel sống khỏe trong ít nhất 10 năm tới.
Deadpool có thể "gánh team" Avengers trong tương lai?
Và nếu tinh ý, chúng ta dễ dàng nhận ra Marvel đã thể hiện dã tâm này ngay từ sau khi Avengers 1 (2012) ra mắt thành công, họ đã biết trước mình cần làm gì để hấp dẫn khán giả đến tận năm…2030 và bằng chứng là việc thâu tóm thành công (chia sẻ) Spider Man từ Sony từ năm 2014 để 2016 đưa nhân vật này vào trong Civil War và tạo nên 1 cú hit mới cho series. Spider Man cũng được chọn làm nhân vật mở màn cho kỷ nguyên hậu Endgame, mặc dù điều này chẳng khác nào spoil sớm nhân vật này sẽ sống lại sau khi bay màu trong Infinity War, Marvel hoàn toàn có thể dùng 1 nhân vật mới hoàn toàn làm phim kế tiếp sau Endgame, nhưng không, họ chọn Spider Man. Ngoài ra, kể từ khi thương vụ mua lại Fox được công bố cho đến khi chính thức kết thúc, tâm điểm luôn là các nhân vật siêu anh hùng mà Fox đang sở hữu. Thậm chí các bộ phim siêu anh hùng ra mắt trong thời gian này của Fox đều tạo cho chúng ta cảm giác có mùi Marvel và Disney giật dây rất nhiều. Bản quyền nhân vật có lẽ không phải tất cả lý do mà Disney thâu tóm Fox, nhưng chắc chắn là 1 yếu tố cốt lõi. Chứng tỏ tầm quan trọng của các nhân vật được thâu tóm trong tương lai của MCU.
2. Xây dựng nhân vật phản diện:
Hãy nhìn vào chặng đường đã qua của MCU và điểm lại những phần phim được đánh giá cao nhất của cả loạt phim. Chúng ta dễ dàng nhận ra 1 điều đó là tất cả những phần phim thành công nhất đều có 1 nhân vật phản diện xuất sắc. Loki của Phase 1 là điển hình, tiếp đó là Thanos, là Zemo của Civil War, là Killmonger của Black Panther, là Hela của Ragnarok. Tất cả đều làm cho các siêu anh hùng của chúng ta khốn đốn và mạch phim trở nên căng thẳng, hấp dẫn hơn trong mắt khán giả. Điều này thể hiện rằng khán giả yêu thích chiều sâu của các nhân vật phản diện có phần còn nhỉnh hơn cả các nhân vật chính. Thêm 1 minh chứng nữa đó là những bộ phim mà kẻ phản diện thuộc dạng “đầu voi đuôi chuột” thường không hấp dẫn khán giả, dù thành công về thương mại nhưng lại nhận không ít chỉ trích. Có thể kể ra những cái tên như Ultrol, Ronan The Accuser, Malekith, và phần phim có nhiều ý kiến trái triều Captain Marvel vừa ra mắt với phản diện là Yon-Rogg. Thậm chí nam diễn viên Christopher Eccleston còn ví trải nghiệm vai diễn Malekith trong Thor: The Dark World của mình như “nhét súng vào mồm” vậy.
3. Tìm ra nhân vật biểu tượng thay thế Iron Man:
Iron Man là nhân vật có cá tính nhất trong dàn siêu anh hùng thế hệ đầu tiên, cũng là người “gánh team” về nhiều mặt: công nghệ, tài chính, chiến lược,... Có thể nói, số phận của nhân vật này sẽ quyết định hướng đi của cả loạt phim, của các nhân vật khác và cả sự quan tâm của khán giả. Đang có những đồn đại về sự ra đi của nhân vật này trong Endgame. Dẫu có thật hay không, thì việc tìm ra 1 nhân vật biểu tượng mới để tạo 1 luồng sinh khí mới cho The Avengers cũng là việc nên làm. Không thể dựa dẫm vào 1 nhân vật mãi mãi. Điều này không có nghĩa Marvel sẽ không khai thác nhân vật này nữa, mà chỉ là khai thác theo 1 cách khác với ít đất diễn hơn. Thêm vào đó, bằng việc thâu tóm 1 loạt nhân vật, Marvel có hàng tá nhân vật đủ sức nâng tầm cả thương hiệu vốn dĩ đã khổng lồ MCU lên 1 tầm cao mới.
4. Sức nặng từ chất lượng nội dung:
MCU đã 1 tay gây dựng nên cả 1 trào lưu văn hoá mới của thập kỷ. Nhắc đến các khái niệm “vũ trụ điện ảnh” và “siêu anh hùng” là người ta nhắc đến MCU của Marvel. Các hãng phim tên tuổi tại Hollywood (và cả các nền điện ảnh khác) cũng phải dựa hơi trào lưu này nhưng không phải ai cũng thành công, thậm chí thất bại chỉ sau 1, 2 phim đầu. Điều này chứng tỏ Marvel không hề ăn may và cũng không hề dễ dàng khi gây dựng thành công và giữ vững được thành công ấy. Marvel đã đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng nội dung để khiến khán giả từ tò mò chuyển sang mê đắm thế giới của mình. Sự lắng nghe khán giả, 1 tầm nhìn dài hạn và sợi dây liên kết nội dung giữa các phần phim được giữ vững, đảm bảo cho dù 1, 2 phần phim không được như mong đợi nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn để khán giả háo hức đón nhận phần tiếp theo.
Thách thức không hề nhỏ khi đây là giai đoạn “chuyển giao thế hệ”, các diễn viên thế hệ đầu đã đi cùng loạt fim tới 10 năm, sẽ có người đi kẻ ở. Cả khán giả cũng vậy, lớp khán giả theo MCU từ đầu giờ đã lớn hoặc già đi, mạch cảm xúc sau Endgame có thể là con dao 2 lưỡi nếu như các bộ phim mới không thể khoả lấp được chỗ trống để lại. Các lớp khán giả mới cũng cần những nhân vật đủ sức hấp dẫn khi dòng phim siêu anh hùng hiện nay đã không còn là 1 món ăn lạ.
Trên trang web của MCU, Phase 4 đã có lịch công chiếu đến năm 2023 với 1 loạt các nhân vật cả mới và cũ như The Eternals với Angela Jolie, Shang Chi, GOTG 3, Spider Man, Doctor Strange. Có thể thấy yếu tố nữ quyền (Captain Marvel, Sersi) và chủng tộc (Shang Chi) hiện là hot trend của Hollywood cũng được Marvel khai thác triệt để trong thời gian tới. Cùng với dàn nhân vật hoành tráng đến từ Fox, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào 1 MCU hấp dẫn và rộng lớn trong tương lai.
Bộ phim sẽ đánh dấu kết thúc Phase 3 và đem đến cái kết được dự báo hoành tráng và rất cảm xúc cho Thanos và dàn siêu anh hùng thế hệ đầu tiên. Khép lại 1 kỷ nguyên siêu anh hùng càn quét tất cả các rạp chiếu trên toàn thế giới. Các fan điện ảnh từ khắp nơi đều phát cuồng mỗi khi 1 bộ phim thuộc MCU ra mắt. Và sự kiện Endgame tới đây giống như 1 lễ hội điện ảnh toàn cầu.
Vậy sau đó thì sao?
Nhìn dưới góc độ kinh doanh, Endgame chính là đỉnh của MCU sau 11 năm phát triển thương hiệu. Tất cả tinh tuý của giai đoạn này sẽ được đúc kết bằng việc đánh bại siêu phản diện Thanos trong trận đại chiến long trời lở đất (có thể sẽ là trận chiến cuối cùng với 1 số siêu anh hùng). Và sau phần phim này, MCU sẽ chắc chắn phải đi trên 1 chặng đường mới để tiếp tục phát triển. Marvel chắc hẳn đã có kế hoạch của mình trong các năm tới. Nhưng chúng ta chưa thể biết cụ thể đó là gì. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng ta hoàn toàn có thể suy đoán về chặng đường tiếp theo mà Marvel sẽ đi.
1. Sử dụng các nhân vật mới thâu tóm:
Trước khi đi đến các nhận vật Marvel thâu tóm lại từ Fox, hãy cùng nhìn lại 1 nhân vật đang nổi lên đình đám như 1 truyền nhân của Iron Man cũng xuất hiện trong Avengers sau 1 cuộc thâu tóm: Spider Man. Nếu các bạn theo sát cả loạt phim ngay từ đầu, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy Endgame chính là cột mốc “chuyển giao thế hệ” của cả loạt phim, từ mạch truyện, nhân vật, lẫn cảm xúc. Có nghĩa là, sau sự kiện Thanos, Marvel sẽ không thể lặp lại con đường họ đã đi từ đầu đó là bốc 1 nhân vật nào đó từ truyện tranh ra đưa lên phim giới thiệu từng người 1 rồi gộp lại để đánh nhau với 1 nhân vật phản diện nhiều sức mạnh. Sự lặp lại sẽ dẫn đến sự nhàm chán cho khán giả. Sau Endgame, mạch cảm xúc cao trào của khán giả cần 1 luồng sinh khí mới lạ. Nếu Marvel lặp lại cách làm cũ, lớp khán giả đã theo dõi MCU ngay từ đầu sẽ mãi yêu Iron Man, Captain, Thor,… và sẽ không mấy hứng thú để bắt đầu lại từ đầu với những nhân vật mới. Rất may, Marvel đã không phạm phải sai lầm đó, họ đã tìm thấy chìa khóa mở rộng và phát triển thương hiệu sau Phase 3: ĐƯA NHỮNG NHÂN VẬT SIÊU ANH HÙNG ĐÌNH ĐÁM ĐÃ RA MẮT CỦA ĐIỆN ẢNH THẾ GIỚI VÀO TEAM AVENGERS.
Hãy thử tưởng tượng sự bỉ bựa của Deadpool trong team Avengers hoặc Magneto làm kẻ phản diện trong 1 bộ phim nào đó của MCU, trí tưởng tượng và những mong ước thầm kín bấy lâu của tất cả các fan của mọi dòng phim siêu anh hùng đều có thể thành hiện thực. Cùng với dàn nhân vật mới toanh tự phát triển từ kho truyện tranh của mình đủ để Marvel sống khỏe trong ít nhất 10 năm tới.
Deadpool có thể "gánh team" Avengers trong tương lai?
2. Xây dựng nhân vật phản diện:
Hãy nhìn vào chặng đường đã qua của MCU và điểm lại những phần phim được đánh giá cao nhất của cả loạt phim. Chúng ta dễ dàng nhận ra 1 điều đó là tất cả những phần phim thành công nhất đều có 1 nhân vật phản diện xuất sắc. Loki của Phase 1 là điển hình, tiếp đó là Thanos, là Zemo của Civil War, là Killmonger của Black Panther, là Hela của Ragnarok. Tất cả đều làm cho các siêu anh hùng của chúng ta khốn đốn và mạch phim trở nên căng thẳng, hấp dẫn hơn trong mắt khán giả. Điều này thể hiện rằng khán giả yêu thích chiều sâu của các nhân vật phản diện có phần còn nhỉnh hơn cả các nhân vật chính. Thêm 1 minh chứng nữa đó là những bộ phim mà kẻ phản diện thuộc dạng “đầu voi đuôi chuột” thường không hấp dẫn khán giả, dù thành công về thương mại nhưng lại nhận không ít chỉ trích. Có thể kể ra những cái tên như Ultrol, Ronan The Accuser, Malekith, và phần phim có nhiều ý kiến trái triều Captain Marvel vừa ra mắt với phản diện là Yon-Rogg. Thậm chí nam diễn viên Christopher Eccleston còn ví trải nghiệm vai diễn Malekith trong Thor: The Dark World của mình như “nhét súng vào mồm” vậy.
3. Tìm ra nhân vật biểu tượng thay thế Iron Man:
Iron Man là nhân vật có cá tính nhất trong dàn siêu anh hùng thế hệ đầu tiên, cũng là người “gánh team” về nhiều mặt: công nghệ, tài chính, chiến lược,... Có thể nói, số phận của nhân vật này sẽ quyết định hướng đi của cả loạt phim, của các nhân vật khác và cả sự quan tâm của khán giả. Đang có những đồn đại về sự ra đi của nhân vật này trong Endgame. Dẫu có thật hay không, thì việc tìm ra 1 nhân vật biểu tượng mới để tạo 1 luồng sinh khí mới cho The Avengers cũng là việc nên làm. Không thể dựa dẫm vào 1 nhân vật mãi mãi. Điều này không có nghĩa Marvel sẽ không khai thác nhân vật này nữa, mà chỉ là khai thác theo 1 cách khác với ít đất diễn hơn. Thêm vào đó, bằng việc thâu tóm 1 loạt nhân vật, Marvel có hàng tá nhân vật đủ sức nâng tầm cả thương hiệu vốn dĩ đã khổng lồ MCU lên 1 tầm cao mới.
4. Sức nặng từ chất lượng nội dung:
MCU đã 1 tay gây dựng nên cả 1 trào lưu văn hoá mới của thập kỷ. Nhắc đến các khái niệm “vũ trụ điện ảnh” và “siêu anh hùng” là người ta nhắc đến MCU của Marvel. Các hãng phim tên tuổi tại Hollywood (và cả các nền điện ảnh khác) cũng phải dựa hơi trào lưu này nhưng không phải ai cũng thành công, thậm chí thất bại chỉ sau 1, 2 phim đầu. Điều này chứng tỏ Marvel không hề ăn may và cũng không hề dễ dàng khi gây dựng thành công và giữ vững được thành công ấy. Marvel đã đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng nội dung để khiến khán giả từ tò mò chuyển sang mê đắm thế giới của mình. Sự lắng nghe khán giả, 1 tầm nhìn dài hạn và sợi dây liên kết nội dung giữa các phần phim được giữ vững, đảm bảo cho dù 1, 2 phần phim không được như mong đợi nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn để khán giả háo hức đón nhận phần tiếp theo.
Thách thức không hề nhỏ khi đây là giai đoạn “chuyển giao thế hệ”, các diễn viên thế hệ đầu đã đi cùng loạt fim tới 10 năm, sẽ có người đi kẻ ở. Cả khán giả cũng vậy, lớp khán giả theo MCU từ đầu giờ đã lớn hoặc già đi, mạch cảm xúc sau Endgame có thể là con dao 2 lưỡi nếu như các bộ phim mới không thể khoả lấp được chỗ trống để lại. Các lớp khán giả mới cũng cần những nhân vật đủ sức hấp dẫn khi dòng phim siêu anh hùng hiện nay đã không còn là 1 món ăn lạ.
Trên trang web của MCU, Phase 4 đã có lịch công chiếu đến năm 2023 với 1 loạt các nhân vật cả mới và cũ như The Eternals với Angela Jolie, Shang Chi, GOTG 3, Spider Man, Doctor Strange. Có thể thấy yếu tố nữ quyền (Captain Marvel, Sersi) và chủng tộc (Shang Chi) hiện là hot trend của Hollywood cũng được Marvel khai thác triệt để trong thời gian tới. Cùng với dàn nhân vật hoành tráng đến từ Fox, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào 1 MCU hấp dẫn và rộng lớn trong tương lai.