Một cô gái 17 tuổi đã đến gặp nhà tâm lý học để trị liệu cho biết “thủ tục chụp ảnh tự sướng” hằng ngày của cô có thể mất một hoặc nhiều giờ đồng hồ.
Bài viết được thực hiện bởi nhà tâm lý học John Duffy, tác giả cuốn sách “Parenting the New Teen in the Age of Anxiety” (tạm dịch: Nuôi dạy thanh thiếu niên mới lớn trong thời đại của lo âu”. Anh hiện đang làm việc tại Chicago và chuyên tư vấn tâm lý cho thanh thiếu niên, cha mẹ, các cặp vợ chồng và gia đình.
Ảnh: James Martin/CNET
Cô gái trẻ phải mất nhiều thời gian để tìm ra và chỉnh sửa một tấm ảnh mà cô cảm thấy đủ tự tin để đăng nó lên Instagram. Tại cuộc gặp với tôi, cô đã thực hiện lại quá trình này và ngay cả cô bé cũng thừa nhận là tấm ảnh chẳng giống gì với con người thật của cô. Nhưng số lượt “thích” tăng vun vút và cô bé nghĩ rằng ngày mai mình sẽ tiếp tục làm tương tự.
Cô gọi đó là chứng “nghiện sự tự tôn”.
Một số khách hàng trẻ của tôi cho rằng Instagram có thể là một nơi tăm tối và đầy rẫy nguy hiểm đối với giới trẻ. Ví dụ khi họ cảm thấy không đủ đẹp để chụp ảnh tự sướng, họ sẽ sử dụng bộ chỉnh ảnh và thay đổi dáng người sao cho giống với người mẫu hay những người truyền cảm hứng mà họ hâm mộ. Rất nhiều người trong số đó, và có cả trẻ em, đều nhận thức rõ việc chúng đang làm.
Đây quả thực là thứ gây nghiện. Tôi đã làm việc với vô số cô gái cố gắng thay đổi hình ảnh của bản thân theo một cách nhất định và cũng có những người cảm thấy suy sụp khi hình ảnh của họ được đăng lên. Nhóm này thường theo dõi nhiều tài khoản Instagram khác nhưng hiếm khi đăng ảnh của bản thân vì xấu hổ hoặc sợ bị chế giễu về ngoại hình như cân nặng, khuôn mặt, mái tóc… Tất cả đặc điểm ngoại hình đều được những thanh thiếu niên này đưa ra phán xét.
Trên thực tế, theo nghiên cứu của chính Facebook, Instagram có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hình ảnh cơ thể của thanh thiếu niên, đặc biệt là với nữ giới.
Lòng tự tôn của các chàng trai cũng không ngoại lệ
Tuy nhiên, ngay cả những chàng trai trẻ cũng có thể bị tổn hại. Những chàng trai vị thành niên và ở độ tuổi mới lớn thường có xu hướng theo đuổi hình mẫu cơ thể săn chắc của những người trưởng thành mà họ hâm mộ hoặc cảm thấy người đó hấp dẫn hơn bản thân họ. Những chàng trai trẻ cũng mang nhiều nỗi bất an trong thân tâm như những cô gái cùng độ tuổi, nhưng dường như họ ít khi lên tiếng về điều đó.
Có một chàng trai đến gặp tôi, cậu ấy đã xóa ứng dụng Instagram hết lần này đến lần khác, cậu ấy nhận ra những đứa trẻ khác trong lớp có nhiều người theo dõi hơn và nhận được nhiều “tim” hơn. Điều này đã khiến cậu bé tự ghê tởm chính bản thân và cho rằng cậu hẳn là một người chẳng ai ưa.
Những người trẻ tự “trị liệu” cho nhau
Ngay cả những người trẻ tuổi tự tìm cách hỗ trợ và kết nối cũng có thể gây ra một số tổn thương. Một số tài khoản Instagram cố gắng hỗ trợ những người dùng đồng trang lứa đang bị trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống hay một số vấn đề về khả năng chú ý. Họ sẽ đăng tải những đoạn trích dẫn đầy cảm hứng, những hình ảnh về một bữa ăn đầy đủ chất, hay ảnh thật khuôn mặt và cơ thể của họ, những khuyết điểm và nhiều nội dung khác.
Mặc dù mục đích thật sự của họ là giúp đỡ lẫn nhau, và nhiều người cho rằng nó khá có ích, tuy vậy, điều này cũng có thể gây nguy hiểm. Không có chuyên gia đã qua đào tạo bài bản giám sát các nội dung tư vấn của những tài khoản này, và đôi lúc chúng còn đưa ra thông tin sai lệch dẫn đến phản tác dụng, thậm chí là gây nguy hiểm.
Việc những đứa trẻ trở thành nhà trị liệu tâm lý thông qua mớ hỗn độn những hình ảnh và thông tin trên Instagram mà không có sự đồng hành hay giám sát của một người trưởng thành và đáng tin cậy đang diễn ra quá thường xuyên. Đa phần giới trẻ chưa được chuẩn bị và phát triển tâm lý đầy đủ cho cú sốc về giá trị bản thân sau tất cả những biến số trên.
Một vấn đề quan trọng đối với Instagram là sự tổn thương thường xảy ra vào đêm muộn, khi chỉ có một mình. Vì con cái thường không chia sẻ với bố mẹ khi chúng bị tổn thương theo cách này. Sự cô đơn thường kéo theo những vấn đề khác liên quan đến việc nhìn nhận giá trị bản thân. Sau cùng thì một mạng xã hội được thiết kế để có khả năng giải trí và kết nối con người lại mang đến một thực trạng nghiệt ngã đối với giới trẻ.
Nghiên cứu của Facebook cũng cho rằng Instagram có thể có ích đối với sức khỏe tinh thần của giới trẻ. Trong một vài trường hợp thì điều này đúng. Tôi từng làm việc với một cô gái từng tìm được sự giúp đỡ trên Instagram cho chứng rối loạn ăn uống của cô và đã vượt qua nó. Cô ấy đã tiếp tục tạo một tài khoản khác để cung cấp sự hỗ trợ và động viên đến những người trẻ tuổi khác đang gặp phải tình trạng như cô đã từng. Nhưng với những gì tôi nhận thấy trên thực tế, những điều tiêu cực dường như lấn át cả những thứ tích cực.
Do đó, điều quan trọng là người lớn cần phải hành động nhằm đảm bảo việc sử dụng Instagram không làm tổn hại đến giá trị bản thân của thanh thiếu niên và trẻ em.
Mặt tối Instagram: Tài khoản ảo và hội nhóm cực đoan
Hãy hỏi bất kỳ một thanh thiếu niên nào, nếu thành thật, chắc chắn họ sẽ cho bạn biết họ có nhiều hơn một tài khoản Instagram. “Finsta” hay còn được gọi là tài khoản ảo trên Instagram, thường là tài khoản riêng tư và chỉ cho phép những người bạn cụ thể theo dõi. Và chắc chắn trong số đó sẽ không có bố mẹ của chúng. Tài khoản “finsta” thường có nội dung đặc biệt hơn, đôi lúc là không phù hợp, mà bố mẹ của chúng sẽ chẳng bao giờ thấy được. Ngay cả khi các bậc phụ huynh đang theo dõi tài khoản mạng xã hội của chúng, khả năng cao chúng sẽ tự tạo ra những môi trường mà họ không thể kiểm soát được.
Một số khách hàng của tôi thể hiện suy nghĩ thái quá đến cực đoan trên các tài khoản ẩn danh, từ tư tưởng chính trị cho đến những tài khoản chỉ để theo dõi một số nhóm nhất định, và thường là những chàng trai theo dõi các cô gái. Tôi đã từng gặp gỡ một số đứa trẻ bị nhà trường hoặc gia đình phát hiện ra tài khoản như thế. Sự tổn hại gây ra cho các nạn nhân có thể vô cùng lớn.
Nói rộng hơn thì Instagram mang lại những quả mìn cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc đối với cả những thanh thiếu niên đã trưởng thành và có tâm lý ổn định nhất.
Hiện đang nổi lên là câu chuyên xung quanh ứng dụng Instagram Kids dành cho trẻ em từ 10 đến 12 tuổi. Tính thiết thực của ứng dụng này là mối lo ngại lớn nhất. Ngay cả trẻ vị thành niên hầu như không được chuẩn bị đủ cho sự bùng nổ cảm xúc trên Instagram. Tôi đã rùng mình khi nghĩ về những tác động tiêu cực mà một ứng dụng tương tự có thể gây ra cho tâm lý của những đứa trẻ chỉ mới ở lứa tuổi thiếu thi.
Và dù vậy, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng đã có nhiều trẻ em ở lứa tuổi đó đang sử dụng Instagram, hay thậm chí là khai tuổi giả và sử dụng tài khoản ảo. Ít nhất thì việc cho phép trẻ em ở độ tuổi thấp hơn sử dụng Instagram dường như là một rủi ro không cần thiết.
Đừng gạt bỏ sự lo lắng của con bạn
Tôi đã từng làm việc với một số phụ huynh có thể trò chuyện một cách cởi mở với con cái của họ, và chúng cho rằng Instagram có tác động tiêu cực đến cảm xúc và cách chúng nghĩ về bản thân, cùng nhiều câu chuyện khác đã nói ở trên. Một số phụ huynh hoàn toàn tin tưởng con của mình mà không nghi ngờ gì.
Trong khi một số khác lại không quan tâm đến những vấn đề của con mình. Những phụ huynh này nói với tôi rằng họ thấy mạng xã hội là một nơi ngu ngốc và ngớ ngẩn để tìm kiếm giá trị bản thân. Có thể họ nói đúng.
Nhưng họ không hiểu rằng mạng xã hội là một thành phần cốt lõi trong thế giới mà giới trẻ ngày nay đang sinh sống. Và Instagram là phương tiện quan trọng để chúng có thể kết nối với xã hội. Khi con cái nói rằng chúng cảm thấy mình bị lạc lõng trong xã hội khi không dùng Instagram – một phần thiết yếu trong cuộc sống xã hội của chúng – đó chính là sự thật.
Trò chuyện cùng con
Hãy trò chuyện cởi mở với con về bản chất của Instagram và những nền tảng mạng xã hội khác, cả về mặt lợi và mặt hại. Hãy đảm bảo rằng bản thân bạn luôn sẵn sàng lắng nghe chúng. Tất nhiên, phụ huynh của những trẻ đang phải vật lộn với hình ảnh trên Instagram của chúng có thể cũng đã nhận ra điều đó khó khăn như thế nào đối với con họ. Và phụ huynh cũng nên chỉ ra những điều tích cực mà họ nhìn thấy ở con mình.
Các bậc phụ huynh cũng có thể tạo ra nhiều kênh khác để con thể hiện sự tự tôn của bản thân ngoài mạng xã hội. Có thể là các hoạt động ngoại khóa như thể thao, đóng kịch, âm nhạc, hội họa, hay bất kỳ điều gì có thể thu hút chúng hơn số lượng người theo dõi và lượt thả tim trên Instagram.
Tôi cũng khuyến khích các bậc phụ huynh không nên cho con sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính bảng vào buổi tối. Việc thu lại những thiết bị này sẽ đảm bảo rằng con của bạn sẽ không sa vào những chiếc bẫy trên mạng. Hơn nữa, con bạn cũng có thể sẽ ngủ ngon hơn nếu không sử dụng những thiết bị đó trên giường ngủ.
Những đứa trẻ càng có nhiều cơ hội tích lũy giá trị bản thân bên ngoài mạng xã hội sẽ càng có nhiều khả năng chống lại những tác động tiêu cực của Instagram.
Bài viết được thực hiện bởi nhà tâm lý học John Duffy, tác giả cuốn sách “Parenting the New Teen in the Age of Anxiety” (tạm dịch: Nuôi dạy thanh thiếu niên mới lớn trong thời đại của lo âu”. Anh hiện đang làm việc tại Chicago và chuyên tư vấn tâm lý cho thanh thiếu niên, cha mẹ, các cặp vợ chồng và gia đình.
Ảnh: James Martin/CNET
Cô gái trẻ phải mất nhiều thời gian để tìm ra và chỉnh sửa một tấm ảnh mà cô cảm thấy đủ tự tin để đăng nó lên Instagram. Tại cuộc gặp với tôi, cô đã thực hiện lại quá trình này và ngay cả cô bé cũng thừa nhận là tấm ảnh chẳng giống gì với con người thật của cô. Nhưng số lượt “thích” tăng vun vút và cô bé nghĩ rằng ngày mai mình sẽ tiếp tục làm tương tự.
Cô gọi đó là chứng “nghiện sự tự tôn”.
Một số khách hàng trẻ của tôi cho rằng Instagram có thể là một nơi tăm tối và đầy rẫy nguy hiểm đối với giới trẻ. Ví dụ khi họ cảm thấy không đủ đẹp để chụp ảnh tự sướng, họ sẽ sử dụng bộ chỉnh ảnh và thay đổi dáng người sao cho giống với người mẫu hay những người truyền cảm hứng mà họ hâm mộ. Rất nhiều người trong số đó, và có cả trẻ em, đều nhận thức rõ việc chúng đang làm.
Đây quả thực là thứ gây nghiện. Tôi đã làm việc với vô số cô gái cố gắng thay đổi hình ảnh của bản thân theo một cách nhất định và cũng có những người cảm thấy suy sụp khi hình ảnh của họ được đăng lên. Nhóm này thường theo dõi nhiều tài khoản Instagram khác nhưng hiếm khi đăng ảnh của bản thân vì xấu hổ hoặc sợ bị chế giễu về ngoại hình như cân nặng, khuôn mặt, mái tóc… Tất cả đặc điểm ngoại hình đều được những thanh thiếu niên này đưa ra phán xét.
Trên thực tế, theo nghiên cứu của chính Facebook, Instagram có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hình ảnh cơ thể của thanh thiếu niên, đặc biệt là với nữ giới.
Lòng tự tôn của các chàng trai cũng không ngoại lệ
Tuy nhiên, ngay cả những chàng trai trẻ cũng có thể bị tổn hại. Những chàng trai vị thành niên và ở độ tuổi mới lớn thường có xu hướng theo đuổi hình mẫu cơ thể săn chắc của những người trưởng thành mà họ hâm mộ hoặc cảm thấy người đó hấp dẫn hơn bản thân họ. Những chàng trai trẻ cũng mang nhiều nỗi bất an trong thân tâm như những cô gái cùng độ tuổi, nhưng dường như họ ít khi lên tiếng về điều đó.
Có một chàng trai đến gặp tôi, cậu ấy đã xóa ứng dụng Instagram hết lần này đến lần khác, cậu ấy nhận ra những đứa trẻ khác trong lớp có nhiều người theo dõi hơn và nhận được nhiều “tim” hơn. Điều này đã khiến cậu bé tự ghê tởm chính bản thân và cho rằng cậu hẳn là một người chẳng ai ưa.
Những người trẻ tự “trị liệu” cho nhau
Ngay cả những người trẻ tuổi tự tìm cách hỗ trợ và kết nối cũng có thể gây ra một số tổn thương. Một số tài khoản Instagram cố gắng hỗ trợ những người dùng đồng trang lứa đang bị trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống hay một số vấn đề về khả năng chú ý. Họ sẽ đăng tải những đoạn trích dẫn đầy cảm hứng, những hình ảnh về một bữa ăn đầy đủ chất, hay ảnh thật khuôn mặt và cơ thể của họ, những khuyết điểm và nhiều nội dung khác.
Mặc dù mục đích thật sự của họ là giúp đỡ lẫn nhau, và nhiều người cho rằng nó khá có ích, tuy vậy, điều này cũng có thể gây nguy hiểm. Không có chuyên gia đã qua đào tạo bài bản giám sát các nội dung tư vấn của những tài khoản này, và đôi lúc chúng còn đưa ra thông tin sai lệch dẫn đến phản tác dụng, thậm chí là gây nguy hiểm.
Việc những đứa trẻ trở thành nhà trị liệu tâm lý thông qua mớ hỗn độn những hình ảnh và thông tin trên Instagram mà không có sự đồng hành hay giám sát của một người trưởng thành và đáng tin cậy đang diễn ra quá thường xuyên. Đa phần giới trẻ chưa được chuẩn bị và phát triển tâm lý đầy đủ cho cú sốc về giá trị bản thân sau tất cả những biến số trên.
Một vấn đề quan trọng đối với Instagram là sự tổn thương thường xảy ra vào đêm muộn, khi chỉ có một mình. Vì con cái thường không chia sẻ với bố mẹ khi chúng bị tổn thương theo cách này. Sự cô đơn thường kéo theo những vấn đề khác liên quan đến việc nhìn nhận giá trị bản thân. Sau cùng thì một mạng xã hội được thiết kế để có khả năng giải trí và kết nối con người lại mang đến một thực trạng nghiệt ngã đối với giới trẻ.
Nghiên cứu của Facebook cũng cho rằng Instagram có thể có ích đối với sức khỏe tinh thần của giới trẻ. Trong một vài trường hợp thì điều này đúng. Tôi từng làm việc với một cô gái từng tìm được sự giúp đỡ trên Instagram cho chứng rối loạn ăn uống của cô và đã vượt qua nó. Cô ấy đã tiếp tục tạo một tài khoản khác để cung cấp sự hỗ trợ và động viên đến những người trẻ tuổi khác đang gặp phải tình trạng như cô đã từng. Nhưng với những gì tôi nhận thấy trên thực tế, những điều tiêu cực dường như lấn át cả những thứ tích cực.
Do đó, điều quan trọng là người lớn cần phải hành động nhằm đảm bảo việc sử dụng Instagram không làm tổn hại đến giá trị bản thân của thanh thiếu niên và trẻ em.
Mặt tối Instagram: Tài khoản ảo và hội nhóm cực đoan
Hãy hỏi bất kỳ một thanh thiếu niên nào, nếu thành thật, chắc chắn họ sẽ cho bạn biết họ có nhiều hơn một tài khoản Instagram. “Finsta” hay còn được gọi là tài khoản ảo trên Instagram, thường là tài khoản riêng tư và chỉ cho phép những người bạn cụ thể theo dõi. Và chắc chắn trong số đó sẽ không có bố mẹ của chúng. Tài khoản “finsta” thường có nội dung đặc biệt hơn, đôi lúc là không phù hợp, mà bố mẹ của chúng sẽ chẳng bao giờ thấy được. Ngay cả khi các bậc phụ huynh đang theo dõi tài khoản mạng xã hội của chúng, khả năng cao chúng sẽ tự tạo ra những môi trường mà họ không thể kiểm soát được.
Một số khách hàng của tôi thể hiện suy nghĩ thái quá đến cực đoan trên các tài khoản ẩn danh, từ tư tưởng chính trị cho đến những tài khoản chỉ để theo dõi một số nhóm nhất định, và thường là những chàng trai theo dõi các cô gái. Tôi đã từng gặp gỡ một số đứa trẻ bị nhà trường hoặc gia đình phát hiện ra tài khoản như thế. Sự tổn hại gây ra cho các nạn nhân có thể vô cùng lớn.
Nói rộng hơn thì Instagram mang lại những quả mìn cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc đối với cả những thanh thiếu niên đã trưởng thành và có tâm lý ổn định nhất.
Hiện đang nổi lên là câu chuyên xung quanh ứng dụng Instagram Kids dành cho trẻ em từ 10 đến 12 tuổi. Tính thiết thực của ứng dụng này là mối lo ngại lớn nhất. Ngay cả trẻ vị thành niên hầu như không được chuẩn bị đủ cho sự bùng nổ cảm xúc trên Instagram. Tôi đã rùng mình khi nghĩ về những tác động tiêu cực mà một ứng dụng tương tự có thể gây ra cho tâm lý của những đứa trẻ chỉ mới ở lứa tuổi thiếu thi.
Và dù vậy, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng đã có nhiều trẻ em ở lứa tuổi đó đang sử dụng Instagram, hay thậm chí là khai tuổi giả và sử dụng tài khoản ảo. Ít nhất thì việc cho phép trẻ em ở độ tuổi thấp hơn sử dụng Instagram dường như là một rủi ro không cần thiết.
Đừng gạt bỏ sự lo lắng của con bạn
Tôi đã từng làm việc với một số phụ huynh có thể trò chuyện một cách cởi mở với con cái của họ, và chúng cho rằng Instagram có tác động tiêu cực đến cảm xúc và cách chúng nghĩ về bản thân, cùng nhiều câu chuyện khác đã nói ở trên. Một số phụ huynh hoàn toàn tin tưởng con của mình mà không nghi ngờ gì.
Trong khi một số khác lại không quan tâm đến những vấn đề của con mình. Những phụ huynh này nói với tôi rằng họ thấy mạng xã hội là một nơi ngu ngốc và ngớ ngẩn để tìm kiếm giá trị bản thân. Có thể họ nói đúng.
Nhưng họ không hiểu rằng mạng xã hội là một thành phần cốt lõi trong thế giới mà giới trẻ ngày nay đang sinh sống. Và Instagram là phương tiện quan trọng để chúng có thể kết nối với xã hội. Khi con cái nói rằng chúng cảm thấy mình bị lạc lõng trong xã hội khi không dùng Instagram – một phần thiết yếu trong cuộc sống xã hội của chúng – đó chính là sự thật.
Trò chuyện cùng con
Hãy trò chuyện cởi mở với con về bản chất của Instagram và những nền tảng mạng xã hội khác, cả về mặt lợi và mặt hại. Hãy đảm bảo rằng bản thân bạn luôn sẵn sàng lắng nghe chúng. Tất nhiên, phụ huynh của những trẻ đang phải vật lộn với hình ảnh trên Instagram của chúng có thể cũng đã nhận ra điều đó khó khăn như thế nào đối với con họ. Và phụ huynh cũng nên chỉ ra những điều tích cực mà họ nhìn thấy ở con mình.
Các bậc phụ huynh cũng có thể tạo ra nhiều kênh khác để con thể hiện sự tự tôn của bản thân ngoài mạng xã hội. Có thể là các hoạt động ngoại khóa như thể thao, đóng kịch, âm nhạc, hội họa, hay bất kỳ điều gì có thể thu hút chúng hơn số lượng người theo dõi và lượt thả tim trên Instagram.
Tôi cũng khuyến khích các bậc phụ huynh không nên cho con sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính bảng vào buổi tối. Việc thu lại những thiết bị này sẽ đảm bảo rằng con của bạn sẽ không sa vào những chiếc bẫy trên mạng. Hơn nữa, con bạn cũng có thể sẽ ngủ ngon hơn nếu không sử dụng những thiết bị đó trên giường ngủ.
Những đứa trẻ càng có nhiều cơ hội tích lũy giá trị bản thân bên ngoài mạng xã hội sẽ càng có nhiều khả năng chống lại những tác động tiêu cực của Instagram.
Theo VN review