Tháng Sáu tới, cỗ máy gia tốc lượng tử này sẽ được lắp tại trung tâm siêu máy tính Pawsey.
Ngày startup nghiên cứu và sản xuất máy tính lượng tử Quantum Brilliance mắt công chúng cũng là ngày họ công bố đột phá lớn, thành tựu ngay cả Google và IBM cũng chưa làm được: họ công bố máy gia tốc lượng tử đầu tiên trên thế giới có thể hoạt động ở nhiệt độ phòng.
Sử dụng kim cương để tạo nên cỗ máy gia tốc, họ nói rằng hệ thống không cần nhiệt độ gần không tuyệt đối để hoạt động ổn định, cũng không yêu cầu một hệ thống laser phức tạp để giữ máy vận hành. Đây là điểm khác biệt lớn giữa hệ thống của Quantum Brilliance với những cỗ máy tính lượng tử của IBM hay Google, hay như một số các startup điện toán lượng tử khác như Rigetti hay IonQ.
Quantum Brilliance sử dụng kim cương trong sản xuất máy gia tốc lượng tử.
Trong ngành điện toán truyền thống, thông tin được truyền đi dưới dạng các bit - đây là đơn vị cơ bản của việc đo đạc dữ liệu, sẽ đại diện cho hai giá trị hoặc 0 hoặc 1. Máy tính lượng tử lại ứng dụng một công nghệ mới có tên qubit, cho phép giá trị đại diện của nó có thể là 0; 1 hoặc cả hai giá trị cùng một lúc, và chỉ cho ra giá trị khi được đọc. Nhờ khả năng này, một hệ thống lượng tử, trên lý thuyết, có thể lưu được nhiều dữ liệu hơn và tính toán nhanh hơn.
Do tính ổn định của qubit không cao, một cỗ máy tính lượng tử chỉ hoạt động được trong môi trường cực đoan. Google, IBM và Rigetti đều sử dụng nhiệt độ cực thấp để ổn định hạt, trong khi đó IonQ xây dựng phần cứng dựa trên các hạt ion bị giữ chặt. Những hệ thống máy tính lượng tử này đều hoạt động được, nhưng vẫn chưa tối ưu.
Quantum Brilliance nói rằng máy gia tốc hạt kim cương của họ thuộc hệ máy siêu đẳng hơn, bởi lẽ chúng không cần môi trường cực đoan để hoạt động hiệu quả. Hợp tác với Đại học Quốc gia Úc, Quantum Brilliance phát triển công nghệ dựa trên đặc tính của một khoảng trống không chứa nitro nằm giữa viên kim cương, có khả năng bảo vệ qubit bất ổn khỏi nhiễu loạn sinh ra từ rung động của nhiệt và từ trường. Startup tuyên bố máy gia tốc lượng tử của họ hoạt động được tại nhiệt độ phòng, có thể giữ cho ion quay ở môi trường thể rắn trong khoảng thời gian lâu nhất.
CEO Andrew Horsley của Quantum Brilliance.
Startup Úc nói thêm rằng họ sẽ sớm lắp đặt hệ thống tại Trung tâm Siêu máy tính Pawsey của Úc để trình diễn sức mạnh mới có được. Sự kiện này đồng nghĩa với việc Pawsey sẽ trở thành trung tâm siêu máy tính đầu tiên của thế giới sở hữu một máy tính lượng tử ngay tại cơ sở. Hầu hết những công ty cung cấp dịch vụ điện toán lượng tử khác đều yêu cầu khách hàng tương tác với hệ thống qua dịch vụ đám mây.
Người phát ngôn của trung tâm Pawsey nói rằng họ sẽ thành lập Chương trình Lượng tử Tiên phong nhằm phát triển những ứng dụng máy tính lượng tử hiện đại nhất, tiếp sức mạnh cho máy học, logistic, quốc phòng, hàng không vũ trụ, kinh tế lượng tử và nghiên cứu hạt.
Quantum Brilliance đặt mục tiêu cao nhất là tạo ra một máy tính lượng tử đầy đủ chức năng, hoạt động được ở nhiệt độ phòng và cài đặt được ở bất cứ đâu, dù là trung tâm xử lý dữ liệu, bệnh viện, hầm mỏ, ngoài không gian hay thậm chí trên laptop. Họ muốn đại chúng hóa điện toán lượng tử, hòa nó với dòng chảy của công nghệ hiện đại.
“Nhờ việc sở hữu công nghệ kim cương độc đáo, khách hàng sử dụng dịch vụ có thể tự vận hành máy tính lượng tử, chúng tôi sẽ cung cấp cho họ đầy đủ những dụng cụ để khám phá những tiềm năng của công nghệ lượng tử”, Andrew Horsley, giám đốc của Quantum Brilliance, nhận xét. “Chúng tôi là một trong một tổ hợp nhỏ những công ty có khả năng đưa phần cứng điện toán đám mây thẳng tới tay người dùng”.
Nhà phân tích thị trường Holger Mueller tới từ Constellation Research đưa nhận định: điện toán lượng tử đang phát triển nhanh, và phần cứng của Quantum Brilliance là công nghệ mới đầu tiên tiếp cận khả năng hóa nhỏ công nghệ, mang nó tới với nhiều tập khách hàng hơn.
“Thật thú vị khi thấy tuyên bố mới tới từ một công ty Úc, một khu vực không mấy nổi tiếng với những đột phá điện toán”, nhà phân tích Muller nói. “Đây là dấu hiệu cho thấy mối quan tâm và nỗ lực tiếp cận điện toán lượng tử đang lan ra toàn thế giới”.
Quantum Brilliance và Pawsey nói rằng các kỹ sư của họ đang hoàn thiện nốt những bước lắp đặt máy gia tốc lượng tử cuối cùng, quá trình đưa máy đến trung tâm siêu máy tính sẽ bắt đầu nội trong tháng Sáu tới đây.
Ngày startup nghiên cứu và sản xuất máy tính lượng tử Quantum Brilliance mắt công chúng cũng là ngày họ công bố đột phá lớn, thành tựu ngay cả Google và IBM cũng chưa làm được: họ công bố máy gia tốc lượng tử đầu tiên trên thế giới có thể hoạt động ở nhiệt độ phòng.
Sử dụng kim cương để tạo nên cỗ máy gia tốc, họ nói rằng hệ thống không cần nhiệt độ gần không tuyệt đối để hoạt động ổn định, cũng không yêu cầu một hệ thống laser phức tạp để giữ máy vận hành. Đây là điểm khác biệt lớn giữa hệ thống của Quantum Brilliance với những cỗ máy tính lượng tử của IBM hay Google, hay như một số các startup điện toán lượng tử khác như Rigetti hay IonQ.
Quantum Brilliance sử dụng kim cương trong sản xuất máy gia tốc lượng tử.
Trong ngành điện toán truyền thống, thông tin được truyền đi dưới dạng các bit - đây là đơn vị cơ bản của việc đo đạc dữ liệu, sẽ đại diện cho hai giá trị hoặc 0 hoặc 1. Máy tính lượng tử lại ứng dụng một công nghệ mới có tên qubit, cho phép giá trị đại diện của nó có thể là 0; 1 hoặc cả hai giá trị cùng một lúc, và chỉ cho ra giá trị khi được đọc. Nhờ khả năng này, một hệ thống lượng tử, trên lý thuyết, có thể lưu được nhiều dữ liệu hơn và tính toán nhanh hơn.
Do tính ổn định của qubit không cao, một cỗ máy tính lượng tử chỉ hoạt động được trong môi trường cực đoan. Google, IBM và Rigetti đều sử dụng nhiệt độ cực thấp để ổn định hạt, trong khi đó IonQ xây dựng phần cứng dựa trên các hạt ion bị giữ chặt. Những hệ thống máy tính lượng tử này đều hoạt động được, nhưng vẫn chưa tối ưu.
Quantum Brilliance nói rằng máy gia tốc hạt kim cương của họ thuộc hệ máy siêu đẳng hơn, bởi lẽ chúng không cần môi trường cực đoan để hoạt động hiệu quả. Hợp tác với Đại học Quốc gia Úc, Quantum Brilliance phát triển công nghệ dựa trên đặc tính của một khoảng trống không chứa nitro nằm giữa viên kim cương, có khả năng bảo vệ qubit bất ổn khỏi nhiễu loạn sinh ra từ rung động của nhiệt và từ trường. Startup tuyên bố máy gia tốc lượng tử của họ hoạt động được tại nhiệt độ phòng, có thể giữ cho ion quay ở môi trường thể rắn trong khoảng thời gian lâu nhất.
CEO Andrew Horsley của Quantum Brilliance.
Startup Úc nói thêm rằng họ sẽ sớm lắp đặt hệ thống tại Trung tâm Siêu máy tính Pawsey của Úc để trình diễn sức mạnh mới có được. Sự kiện này đồng nghĩa với việc Pawsey sẽ trở thành trung tâm siêu máy tính đầu tiên của thế giới sở hữu một máy tính lượng tử ngay tại cơ sở. Hầu hết những công ty cung cấp dịch vụ điện toán lượng tử khác đều yêu cầu khách hàng tương tác với hệ thống qua dịch vụ đám mây.
Người phát ngôn của trung tâm Pawsey nói rằng họ sẽ thành lập Chương trình Lượng tử Tiên phong nhằm phát triển những ứng dụng máy tính lượng tử hiện đại nhất, tiếp sức mạnh cho máy học, logistic, quốc phòng, hàng không vũ trụ, kinh tế lượng tử và nghiên cứu hạt.
Quantum Brilliance đặt mục tiêu cao nhất là tạo ra một máy tính lượng tử đầy đủ chức năng, hoạt động được ở nhiệt độ phòng và cài đặt được ở bất cứ đâu, dù là trung tâm xử lý dữ liệu, bệnh viện, hầm mỏ, ngoài không gian hay thậm chí trên laptop. Họ muốn đại chúng hóa điện toán lượng tử, hòa nó với dòng chảy của công nghệ hiện đại.
“Nhờ việc sở hữu công nghệ kim cương độc đáo, khách hàng sử dụng dịch vụ có thể tự vận hành máy tính lượng tử, chúng tôi sẽ cung cấp cho họ đầy đủ những dụng cụ để khám phá những tiềm năng của công nghệ lượng tử”, Andrew Horsley, giám đốc của Quantum Brilliance, nhận xét. “Chúng tôi là một trong một tổ hợp nhỏ những công ty có khả năng đưa phần cứng điện toán đám mây thẳng tới tay người dùng”.
Nhà phân tích thị trường Holger Mueller tới từ Constellation Research đưa nhận định: điện toán lượng tử đang phát triển nhanh, và phần cứng của Quantum Brilliance là công nghệ mới đầu tiên tiếp cận khả năng hóa nhỏ công nghệ, mang nó tới với nhiều tập khách hàng hơn.
“Thật thú vị khi thấy tuyên bố mới tới từ một công ty Úc, một khu vực không mấy nổi tiếng với những đột phá điện toán”, nhà phân tích Muller nói. “Đây là dấu hiệu cho thấy mối quan tâm và nỗ lực tiếp cận điện toán lượng tử đang lan ra toàn thế giới”.
Quantum Brilliance và Pawsey nói rằng các kỹ sư của họ đang hoàn thiện nốt những bước lắp đặt máy gia tốc lượng tử cuối cùng, quá trình đưa máy đến trung tâm siêu máy tính sẽ bắt đầu nội trong tháng Sáu tới đây.
Theo Genk