torune
Film critic
Marvel đã có một màn chia tay tuyệt vời cùng Endgame. Nhưng, để nói đâu là phim siêu anh hùng hay nhất năm 2019 (tính tới hiện tại), xin mời đến với Spider-Man: Far From Home (FFH).
Far From Home gặp một trở ngại là định kiến của khán giả dành cho phần đầu. Homecoming quá… thiếu sức sống (nói thẳng là quá dở). Homecoming và Captain Marvel đều rơi vào một hoàn cảnh: bị nhà sản xuất làm vội, cốt cho kịp tiến độ để bổ sung vô nhóm Avengers.
Khi mà cộng đồng pop culture đang bày tỏ sự thương tiếc cho Endgame. Chưa kịp nguội thì Dark Phoenix làm một vố… rõ đau. Bất ngờ, Far From Home xuất hiện như liều thuốc cực mạnh, dẹp bỏ mọi nuối tiếc, vượt dậy dòng phim siêu anh hùng đang lạc lối. Rất dễ nhận thấy nhiều điểm tương đồng (phát ngán) của các phim siêu anh hùng từ rạp xi-nê cho tới màn ảnh nhỏ: Legion, Agents of Shield, Jessica Jones, Gifted… trong giai đoạn MCU tiến dần về Endgame. Ở đây không bàn tới DC vì phía bên này còn rối rắm hơn nhiều.
Quay trở lại với Far From Home, mô tả ngắn gọn nhất cho phim: khi người nhện gặp ‘gương đen’. Khái niệm ‘gương đen’ bước ra từ show Black Mirror, một phần nghĩa dùng để ám chỉ những khủng hoảng, chưa có tiền lệ, bỗng xuất hiện khi con người tương tác với công nghệ cao.
Vốn dĩ có cảm tình với Black Mirror (và quá thất vọng với season 5) nên không ngờ Far From Home lại phục hồi một cách tuyệt vời kỳ vọng mà mình dành cho tư tưởng của ‘gương đen’.
Một lần nữa, trở lại với Far From Home, chuyện phim đụng chạm đến rất nhiều khía cạnh. Dễ quan sát nhất là khủng hoảng về niềm tin của mọi người sau cú ‘snap’ và sau kết cục của Avengers. Sau đó đến màn ‘thổi hồn’ cho nhân vật Spider-Man. Bỏ qua Cominghome, phải đến Far From Home, Tom Holland và Marvel mới có thể tự hào rằng họ đã nhào nặn nên một Spider-Man hoàn toàn mới, rất dễ mến, giàu cảm xúc, đầy cá tính và thoát ra được cái bóng của 2 đàn anh.
Tiếp đến, hãy bàn về Jake Gyllenhaal cùng nhân vật Mysterio. Nửa đầu phim, mình có cảm nhận rất tiêu cực cho nam diễn viên. “Sau tất cả Source Code, Nightcrawler, Enemy… và những phim ‘xoắn não’, thì, anh đang làm gì ở đây?”. “Anh đang lãng phí thời gian của mình để đạt danh tiếng?”. “Trở thành người anh trai tương trợ cho Peter Parker?”. “Làm một siêu anh hùng theo lối mòn?”. Blah blah blah…
Sau cú twist cực mạnh ở giữa phim thì mình thấy hài lòng trước lựa chọn của Jake cho vai diễn, thở ra một cách nhẹ nhõm và tận tưởng Far From Home cùng niềm vui phơi phới đến từ sự liên tưởng về Black Mirror. Cái dị biệt (một điểm chung trong những nhân vật của Jake, không tính hoàng tử xứ cát ) đã trở lại. Thôi, không phàn nàn nữa!
Một ấn tượng nữa đến từ Jon Favreau. Jon xuất hiện rất nhiều và tạo cảm giác rằng ông đang dìu dắt Peter Parker vào MCU, giống như cách mà ông đã đối xử với Tony Stark. Dường như, Jon cũng muốn khán giả hiểu được điều này. Jon đang giúp MCU ‘tiến hóa’, tách khỏi con đường mòn của 10 năm gắn bó cùng Avengers.
Dĩ nhiên, FFH sẽ không hoàn hảo, trước những ai ít mặn mà với dòng phim tâm lý tuổi mới lớn. Nhưng với mình, nhà sản xuất đã đưa một chút coming-of-age vào FFH ở mức độ chấp nhận được. Khó mà làm khác khi đang xây dựng cá tính cho một Peter Parker ở tuối tập tành bắn tơ.
Lời cuối xin được cảm ơn Marvel và Sony khi cùng chung tay giữ gìn Spider-Man. FFH có hai thứ: ‘chất hành động’ chỉ Sony làm được và câu chuyện chỉ mỗi Marvel nghĩ ra. Rất mong hai bên tiếp tục cộng sinh và cùng phát triển Spider-Man trong những phần tới.
Không để khán giả chờ lâu, Spider-Man: Far From Home ngay lập tức đánh dấu một sự thay đổi ít người đoán trước nhưng lại rất cần thiết cho Marvel! Tính tới hiện tại: Far From Home là phim siêu anh hùng hay nhất năm 2019!
Far From Home gặp một trở ngại là định kiến của khán giả dành cho phần đầu. Homecoming quá… thiếu sức sống (nói thẳng là quá dở). Homecoming và Captain Marvel đều rơi vào một hoàn cảnh: bị nhà sản xuất làm vội, cốt cho kịp tiến độ để bổ sung vô nhóm Avengers.
Khi mà cộng đồng pop culture đang bày tỏ sự thương tiếc cho Endgame. Chưa kịp nguội thì Dark Phoenix làm một vố… rõ đau. Bất ngờ, Far From Home xuất hiện như liều thuốc cực mạnh, dẹp bỏ mọi nuối tiếc, vượt dậy dòng phim siêu anh hùng đang lạc lối. Rất dễ nhận thấy nhiều điểm tương đồng (phát ngán) của các phim siêu anh hùng từ rạp xi-nê cho tới màn ảnh nhỏ: Legion, Agents of Shield, Jessica Jones, Gifted… trong giai đoạn MCU tiến dần về Endgame. Ở đây không bàn tới DC vì phía bên này còn rối rắm hơn nhiều.
Quay trở lại với Far From Home, mô tả ngắn gọn nhất cho phim: khi người nhện gặp ‘gương đen’. Khái niệm ‘gương đen’ bước ra từ show Black Mirror, một phần nghĩa dùng để ám chỉ những khủng hoảng, chưa có tiền lệ, bỗng xuất hiện khi con người tương tác với công nghệ cao.
Vốn dĩ có cảm tình với Black Mirror (và quá thất vọng với season 5) nên không ngờ Far From Home lại phục hồi một cách tuyệt vời kỳ vọng mà mình dành cho tư tưởng của ‘gương đen’.
Một lần nữa, trở lại với Far From Home, chuyện phim đụng chạm đến rất nhiều khía cạnh. Dễ quan sát nhất là khủng hoảng về niềm tin của mọi người sau cú ‘snap’ và sau kết cục của Avengers. Sau đó đến màn ‘thổi hồn’ cho nhân vật Spider-Man. Bỏ qua Cominghome, phải đến Far From Home, Tom Holland và Marvel mới có thể tự hào rằng họ đã nhào nặn nên một Spider-Man hoàn toàn mới, rất dễ mến, giàu cảm xúc, đầy cá tính và thoát ra được cái bóng của 2 đàn anh.
Tiếp đến, hãy bàn về Jake Gyllenhaal cùng nhân vật Mysterio. Nửa đầu phim, mình có cảm nhận rất tiêu cực cho nam diễn viên. “Sau tất cả Source Code, Nightcrawler, Enemy… và những phim ‘xoắn não’, thì, anh đang làm gì ở đây?”. “Anh đang lãng phí thời gian của mình để đạt danh tiếng?”. “Trở thành người anh trai tương trợ cho Peter Parker?”. “Làm một siêu anh hùng theo lối mòn?”. Blah blah blah…
Sau cú twist cực mạnh ở giữa phim thì mình thấy hài lòng trước lựa chọn của Jake cho vai diễn, thở ra một cách nhẹ nhõm và tận tưởng Far From Home cùng niềm vui phơi phới đến từ sự liên tưởng về Black Mirror. Cái dị biệt (một điểm chung trong những nhân vật của Jake, không tính hoàng tử xứ cát ) đã trở lại. Thôi, không phàn nàn nữa!
Một ấn tượng nữa đến từ Jon Favreau. Jon xuất hiện rất nhiều và tạo cảm giác rằng ông đang dìu dắt Peter Parker vào MCU, giống như cách mà ông đã đối xử với Tony Stark. Dường như, Jon cũng muốn khán giả hiểu được điều này. Jon đang giúp MCU ‘tiến hóa’, tách khỏi con đường mòn của 10 năm gắn bó cùng Avengers.
Dĩ nhiên, FFH sẽ không hoàn hảo, trước những ai ít mặn mà với dòng phim tâm lý tuổi mới lớn. Nhưng với mình, nhà sản xuất đã đưa một chút coming-of-age vào FFH ở mức độ chấp nhận được. Khó mà làm khác khi đang xây dựng cá tính cho một Peter Parker ở tuối tập tành bắn tơ.
Lời cuối xin được cảm ơn Marvel và Sony khi cùng chung tay giữ gìn Spider-Man. FFH có hai thứ: ‘chất hành động’ chỉ Sony làm được và câu chuyện chỉ mỗi Marvel nghĩ ra. Rất mong hai bên tiếp tục cộng sinh và cùng phát triển Spider-Man trong những phần tới.
Không để khán giả chờ lâu, Spider-Man: Far From Home ngay lập tức đánh dấu một sự thay đổi ít người đoán trước nhưng lại rất cần thiết cho Marvel! Tính tới hiện tại: Far From Home là phim siêu anh hùng hay nhất năm 2019!