Mức giá của mâm than Soulines tt42 đầu bảng đến từ Cộng hòa Serbia dự đoán lên đến khoảng nửa tỉ đồng.
Soulines là nhà sản xuất mâm than đến từ Serbia, ra mắt thị trường cách đây một thập kỷ. Dù chỉ tập trung vào “thị trường ngách” của ngành Audio nhưng các sản phẩm của Soulines thu hút được sự quan tâm của người dùng bằng cách tiếp cận kỹ thuật dựa trên toán học và khoa học. Trong khi các hãng khác chỉ tập trung thiết kế và chế tạo đế plinth, motor hoặc tonearm. Một trong những đỉnh cao của Soulines là Kubrick DCX - mâm than có chất lượng tham chiếu.
Sau vài năm, đại dịch xảy ra và nhiều hãng buộc phải đóng cửa khắp thế giới, người sáng lập và nhà thiết kế của Soulines, Igor Gligorov nhận thấy ông cần có những thiết bị trở thành một chuẩn mực mới trong lĩnh vực sản xuất mâm than.
Theo Igor, tt42 là kết quả của ý tưởng dài hạn về việc thiết kế một mâm than hi-end mang lại âm thanh đẳng cấp tương xứng, đồng thời là một hệ thống cân bằng cơ học, thân thiện với người dùng và có tính thẩm mỹ cao. Mâm than mới cho phép gắn hai tonearm có chiều dài bất kỳ.
Quy ước đặt tên mâm than của Soulines là để vinh danh một trong những cá tính sáng tạo từ thế giới nghệ thuật, người đã truyền cảm hứng cho cá nhân Igor. "Lần này chúng tôi đặt tên chiếc mâm theo một con số thường, không có ý nghĩa gì khác ngoài toán học, nhưng khi đặt trong bối cảnh của cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Hitchhiker's Guide to the Galaxy” nổi tiếng của Douglas Adams đó là một con số biểu tượng. Trong đó số 42 là câu trả lời cho “câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, vũ trụ và mọi thứ”. Ngoài ra, con số 42 cũng mang một ý nghĩa triết học nghiêm túc", Igor tuyên bố.
Khi thiết kế Soulines tt42, Igor cho biết ông một lần nữa chuyển sang sử dụng phần mềm tạo mô hình 3D, đồng thời tuân thủ tỷ lệ vàng và chuỗi Fibonacci để đạt được một hệ thống cân bằng hoàn toàn về mặt cơ học. Do đó, trọng tâm của mâm than được đặt lên trục quay thẳng đứng của trục/mâm platter chịu lực chính. Điều này được cho là để giảm mômen quán tính đối với chính tâm của khối lượng.
Để giảm rung chấn đồng nhất trên toàn bộ phổ tần số, Igor đã sử dụng các vật liệu khác nhau, mỗi vật liệu được chọn cho các thành phần của đế plinth, chassis phụ... và theo các đặc tính cơ học cụ thể của chúng. Tất cả các thành phần được gia công CNC chính xác và hoàn thiện thủ công theo tiêu chuẩn cao nhất.
Platter của chiếc mâm này dày 60mm, nặng 5,4kg và được gia công từ acrylic đúc nhiều lớp đạt độ chính xác cao. Cụm motor và đế plinth phụ làm bằng nhôm khối lớn với 3 hoặc 4 điểm được ghép nối trên các vòng đệm bằng nút cao su có kích thước khác nhau để giảm rung chấn - cho khả năng kiểm soát tối đa các rung động truyền qua cụm cơ khí pod/plinth/motor-pod phức tạp.
Cả hai arm board và cụm ổ trục chính đều được gắn chặt trực tiếp vào plinth phụ bằng nhôm dày, sau đó ghép lần lượt với 3 điểm của bệ acrylic chính, và một lần nữa sử dụng vòng đệm nút cao su có kích thước khác nhau để tăng cường giảm chấn.
Cụm ổ trục chính dạng đảo cũng được gia công CNC với dung sai cực nhỏ, với ổ bi trên cùng được gia công từ thép không gỉ với miếng chèn bằng đồng và đệm đẩy Delrin. Một trục thép không gỉ được đánh bóng giữ chặt ổ bi bằng thép cứng. Cụm ổ trục chính và platter và được sản xuất theo cặp để khớp với nhau một cách chính xác, thay vì sản xuất theo lô.
Cơ chế truyền động của tt42 sử dụng động cơ DC không chổi than, có mô-men xoắn cao và điều khiển tốc độ tích hợp bằng điện tử. Igor cho biết bộ điều khiển động cơ là một thiết bị analog thực sự: “Nó có thể cung cấp tốc độ không đổi và vòng quay đều, đảm bảo âm sắc, độ động, thời gian và âm nhạc của mọi bản ghi được phát một cách tự nhiên và hoàn hảo nhất”.
Mâm tt42 được đỡ bởi 3 chân hình nón kích thước rất lớn có thể điều chỉnh được gia công từ thép không gỉ rắn - cho phép cân bằng chính xác và tối ưu với bề mặt mà nó được đặt lên. Các chân hình nón được kết hợp với vỏ nhôm trên các vòng đệm bằng nút cao su có đường kính khác nhau. Đổi lại, các vỏ nhôm được ghép vào 3 điểm ở chân trụ acrylic chính cũng dùng cao su giảm chấn. Igor cho biết cách tiếp cận phức tạp này có nghĩa là bất kỳ cấu trúc rung động nào (từ môi trường qua kệ/giá đỡ /chân đế) đều được giảm thiểu tối đa.
Hai arm-pod giống hệt nhau bao gồm một số phần: phần trên, phần dưới và arm-board (có thể lắp các loại cần SME x 2, Jelco/Linn/Ortofon, Rega/Origin Live/Audio Note...), tất cả đều được gia công bằng nhôm CNC, trong khi 3 bộ của 4 miếng đệm có chiều cao khác nhau (15, 20, 25 mm) được làm bằng thép không gỉ. Một hệ thống gắn kết thông minh cho phép dễ dàng thay đổi cần với các độ dài khác nhau, 9 hoặc 12 inch. Arm-pod bên phải được trang bị arm-board SME tiêu chuẩn của hãng. Việc lắp đặt arm-pod thứ hai (bên trái) cũng được cho là khá đơn giản. Những arm-board tùy chỉnh sẽ có sẵn thông qua Soulines, bằng cách gửi yêu cầu và bản vẽ kỹ thuật của từng loại tonearm cụ thể.
Vất rất nhiều kỹ thuật cơ khí phức tạp, chế tác tinh xảo với độ chính xác cực cao, mâm than Soulines tt42 được dự đoán có giá tương đương nửa tỉ đồng.
Soulines là nhà sản xuất mâm than đến từ Serbia, ra mắt thị trường cách đây một thập kỷ. Dù chỉ tập trung vào “thị trường ngách” của ngành Audio nhưng các sản phẩm của Soulines thu hút được sự quan tâm của người dùng bằng cách tiếp cận kỹ thuật dựa trên toán học và khoa học. Trong khi các hãng khác chỉ tập trung thiết kế và chế tạo đế plinth, motor hoặc tonearm. Một trong những đỉnh cao của Soulines là Kubrick DCX - mâm than có chất lượng tham chiếu.
Sau vài năm, đại dịch xảy ra và nhiều hãng buộc phải đóng cửa khắp thế giới, người sáng lập và nhà thiết kế của Soulines, Igor Gligorov nhận thấy ông cần có những thiết bị trở thành một chuẩn mực mới trong lĩnh vực sản xuất mâm than.
Theo Igor, tt42 là kết quả của ý tưởng dài hạn về việc thiết kế một mâm than hi-end mang lại âm thanh đẳng cấp tương xứng, đồng thời là một hệ thống cân bằng cơ học, thân thiện với người dùng và có tính thẩm mỹ cao. Mâm than mới cho phép gắn hai tonearm có chiều dài bất kỳ.
Quy ước đặt tên mâm than của Soulines là để vinh danh một trong những cá tính sáng tạo từ thế giới nghệ thuật, người đã truyền cảm hứng cho cá nhân Igor. "Lần này chúng tôi đặt tên chiếc mâm theo một con số thường, không có ý nghĩa gì khác ngoài toán học, nhưng khi đặt trong bối cảnh của cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Hitchhiker's Guide to the Galaxy” nổi tiếng của Douglas Adams đó là một con số biểu tượng. Trong đó số 42 là câu trả lời cho “câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, vũ trụ và mọi thứ”. Ngoài ra, con số 42 cũng mang một ý nghĩa triết học nghiêm túc", Igor tuyên bố.
Khi thiết kế Soulines tt42, Igor cho biết ông một lần nữa chuyển sang sử dụng phần mềm tạo mô hình 3D, đồng thời tuân thủ tỷ lệ vàng và chuỗi Fibonacci để đạt được một hệ thống cân bằng hoàn toàn về mặt cơ học. Do đó, trọng tâm của mâm than được đặt lên trục quay thẳng đứng của trục/mâm platter chịu lực chính. Điều này được cho là để giảm mômen quán tính đối với chính tâm của khối lượng.
Để giảm rung chấn đồng nhất trên toàn bộ phổ tần số, Igor đã sử dụng các vật liệu khác nhau, mỗi vật liệu được chọn cho các thành phần của đế plinth, chassis phụ... và theo các đặc tính cơ học cụ thể của chúng. Tất cả các thành phần được gia công CNC chính xác và hoàn thiện thủ công theo tiêu chuẩn cao nhất.
Platter của chiếc mâm này dày 60mm, nặng 5,4kg và được gia công từ acrylic đúc nhiều lớp đạt độ chính xác cao. Cụm motor và đế plinth phụ làm bằng nhôm khối lớn với 3 hoặc 4 điểm được ghép nối trên các vòng đệm bằng nút cao su có kích thước khác nhau để giảm rung chấn - cho khả năng kiểm soát tối đa các rung động truyền qua cụm cơ khí pod/plinth/motor-pod phức tạp.
Cả hai arm board và cụm ổ trục chính đều được gắn chặt trực tiếp vào plinth phụ bằng nhôm dày, sau đó ghép lần lượt với 3 điểm của bệ acrylic chính, và một lần nữa sử dụng vòng đệm nút cao su có kích thước khác nhau để tăng cường giảm chấn.
Cụm ổ trục chính dạng đảo cũng được gia công CNC với dung sai cực nhỏ, với ổ bi trên cùng được gia công từ thép không gỉ với miếng chèn bằng đồng và đệm đẩy Delrin. Một trục thép không gỉ được đánh bóng giữ chặt ổ bi bằng thép cứng. Cụm ổ trục chính và platter và được sản xuất theo cặp để khớp với nhau một cách chính xác, thay vì sản xuất theo lô.
Cơ chế truyền động của tt42 sử dụng động cơ DC không chổi than, có mô-men xoắn cao và điều khiển tốc độ tích hợp bằng điện tử. Igor cho biết bộ điều khiển động cơ là một thiết bị analog thực sự: “Nó có thể cung cấp tốc độ không đổi và vòng quay đều, đảm bảo âm sắc, độ động, thời gian và âm nhạc của mọi bản ghi được phát một cách tự nhiên và hoàn hảo nhất”.
Mâm tt42 được đỡ bởi 3 chân hình nón kích thước rất lớn có thể điều chỉnh được gia công từ thép không gỉ rắn - cho phép cân bằng chính xác và tối ưu với bề mặt mà nó được đặt lên. Các chân hình nón được kết hợp với vỏ nhôm trên các vòng đệm bằng nút cao su có đường kính khác nhau. Đổi lại, các vỏ nhôm được ghép vào 3 điểm ở chân trụ acrylic chính cũng dùng cao su giảm chấn. Igor cho biết cách tiếp cận phức tạp này có nghĩa là bất kỳ cấu trúc rung động nào (từ môi trường qua kệ/giá đỡ /chân đế) đều được giảm thiểu tối đa.
Hai arm-pod giống hệt nhau bao gồm một số phần: phần trên, phần dưới và arm-board (có thể lắp các loại cần SME x 2, Jelco/Linn/Ortofon, Rega/Origin Live/Audio Note...), tất cả đều được gia công bằng nhôm CNC, trong khi 3 bộ của 4 miếng đệm có chiều cao khác nhau (15, 20, 25 mm) được làm bằng thép không gỉ. Một hệ thống gắn kết thông minh cho phép dễ dàng thay đổi cần với các độ dài khác nhau, 9 hoặc 12 inch. Arm-pod bên phải được trang bị arm-board SME tiêu chuẩn của hãng. Việc lắp đặt arm-pod thứ hai (bên trái) cũng được cho là khá đơn giản. Những arm-board tùy chỉnh sẽ có sẵn thông qua Soulines, bằng cách gửi yêu cầu và bản vẽ kỹ thuật của từng loại tonearm cụ thể.
Vất rất nhiều kỹ thuật cơ khí phức tạp, chế tác tinh xảo với độ chính xác cực cao, mâm than Soulines tt42 được dự đoán có giá tương đương nửa tỉ đồng.
Theo Nghe Nhìn