Trả lời với truyền thông Ấn Độ, đại diện hãng TV Nhật Bản tự tin mức giá đắt hơn của mình là để chi trả cho chất lượng.
Sony Ấn Độ sẽ tránh sa đà vào cuộc chiến giá cả tại đây với các thương hiệu TV Trung Quốc. Thay vì theo đuổi quy mô bán hàng, họ tập trung thúc đẩy lợi nhuận, giám đốc quản lý thị trường Ấn Độ Sunil Nayyar nói vời tờ The Economic Times. Tuy nhiên ở phân khúc TV giá rẻ dưới 40 inch, các hãng như Xiaomi, VU, Thomson, và TCL đang có sự phát triển nhanh chóng, buộc Sony phải giảm giá khoảng 7-8% để tránh xói mòn thị phần.
Sony chú trọng vào xây dựng hình ảnh cao cấp trên thị trường TV
Theo Nayyar, mặc dù đã giảm nhưng hãng vẫn cố giữ mức giá cao hơn 20-35% so với nhiều đối thủ, nhằm bảo toàn lợi nhuận. Hơn nữa, họ không giảm giá các TV màn hình lớn, do vậy công ty đang dẫn đầu về lợi nhuận trên thị trường. Nayyar cho biết Sony tại Ấn Độ đang thống trị nhiều thị trường cao cấp dựa trên giá trị với 40% ở thị trường TV 55 inch trở lên, 50% ở hai thị trường tai nghe chống ồn và máy ảnh mirrorless full-frame. Doanh thu từ thị trường Ấn Độ đóng góp nhiều thứ 4 cho tập đoàn Nhật.
"Chúng tôi tập trung vào phân khúc TV 4K, giáo dục khách hàng để họ hiểu được giá trị khác biệt của Sony so với các đối thủ Trung Quốc, cùng nguyên nhân khiến chúng tôi đắt hơn" - Nayyar nói. "Tấm nền TV giống như con gà sống ai cũng mua được. Vì vậy, một chiếc TV Sony giống như món ăn được chế biến bởi đầu bếp 5 sao [Sony], khác với những quán ăn bên đường [các hãng TV Trung Quốc]". Hãng thừa nhận phân khúc TV 2K đang bị cạnh tranh ác liệt nhưng thông qua điều chỉnh giá, hy vọng có thể cải thiện tình hình. Tổng thể thì ngành hàng TV vẫn tăng trưởng 15%, ông cho biết.
Tập trung vào phân khúc 4K giúp Sony đạt được mức lợi nhuận cao hơn đối thủ Trung Quốc
Tại Ấn Độ, các hãng TV lâu đời như Samsung, Sony đang có cuộc sát phạt không khoan nhượng với nhóm đối thủ do Xiaomi dẫn đầu. Đầu tháng này, Xiaomi thông báo trên Twitter rằng họ đang thống trị thị trường TV thông minh Ấn Độ, chiếm 33,5%. Số liệu được công bố bởi IDC tính cho quý 4 năm 2018 theo sau Xiaomi là LG (16,7%), Sony (14,8%) và Samsung 13,3%. Để đối phó, Samsung buộc phải tung ra một dòng TV dành riêng cho kênh bán online, giảm giá trên nhiều cỡ màn hình.
Tuy nhiên, e ngại giảm lợi nhuận khiến Sony không đi theo Samsung. Nayyar nói rằng họ không có bất kỳ chiến lược hay sản phẩm cụ thể nào cho kênh bán hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, đại diện Sony Ấn Độ nhấn mạnh rằng hãng đang cố giảm phụ thuộc nguồn thu vào mảng TV. Đóng góp của ngành hàng này từ 80% hai năm trước đã giảm còn 65% trong năm vừa rồi. Những mảng kinh doanh khác tăng trưởng tốt gồm có máy ảnh, đồ âm thanh (sound bar, loa, tai nghe không dây). Đóng góp doanh thu của máy ảnh là 10%, còn đồ âm thanh là 15%.
Sony Ấn Độ sẽ tránh sa đà vào cuộc chiến giá cả tại đây với các thương hiệu TV Trung Quốc. Thay vì theo đuổi quy mô bán hàng, họ tập trung thúc đẩy lợi nhuận, giám đốc quản lý thị trường Ấn Độ Sunil Nayyar nói vời tờ The Economic Times. Tuy nhiên ở phân khúc TV giá rẻ dưới 40 inch, các hãng như Xiaomi, VU, Thomson, và TCL đang có sự phát triển nhanh chóng, buộc Sony phải giảm giá khoảng 7-8% để tránh xói mòn thị phần.
Sony chú trọng vào xây dựng hình ảnh cao cấp trên thị trường TV
Theo Nayyar, mặc dù đã giảm nhưng hãng vẫn cố giữ mức giá cao hơn 20-35% so với nhiều đối thủ, nhằm bảo toàn lợi nhuận. Hơn nữa, họ không giảm giá các TV màn hình lớn, do vậy công ty đang dẫn đầu về lợi nhuận trên thị trường. Nayyar cho biết Sony tại Ấn Độ đang thống trị nhiều thị trường cao cấp dựa trên giá trị với 40% ở thị trường TV 55 inch trở lên, 50% ở hai thị trường tai nghe chống ồn và máy ảnh mirrorless full-frame. Doanh thu từ thị trường Ấn Độ đóng góp nhiều thứ 4 cho tập đoàn Nhật.
"Chúng tôi tập trung vào phân khúc TV 4K, giáo dục khách hàng để họ hiểu được giá trị khác biệt của Sony so với các đối thủ Trung Quốc, cùng nguyên nhân khiến chúng tôi đắt hơn" - Nayyar nói. "Tấm nền TV giống như con gà sống ai cũng mua được. Vì vậy, một chiếc TV Sony giống như món ăn được chế biến bởi đầu bếp 5 sao [Sony], khác với những quán ăn bên đường [các hãng TV Trung Quốc]". Hãng thừa nhận phân khúc TV 2K đang bị cạnh tranh ác liệt nhưng thông qua điều chỉnh giá, hy vọng có thể cải thiện tình hình. Tổng thể thì ngành hàng TV vẫn tăng trưởng 15%, ông cho biết.
Tập trung vào phân khúc 4K giúp Sony đạt được mức lợi nhuận cao hơn đối thủ Trung Quốc
Tại Ấn Độ, các hãng TV lâu đời như Samsung, Sony đang có cuộc sát phạt không khoan nhượng với nhóm đối thủ do Xiaomi dẫn đầu. Đầu tháng này, Xiaomi thông báo trên Twitter rằng họ đang thống trị thị trường TV thông minh Ấn Độ, chiếm 33,5%. Số liệu được công bố bởi IDC tính cho quý 4 năm 2018 theo sau Xiaomi là LG (16,7%), Sony (14,8%) và Samsung 13,3%. Để đối phó, Samsung buộc phải tung ra một dòng TV dành riêng cho kênh bán online, giảm giá trên nhiều cỡ màn hình.
Tuy nhiên, e ngại giảm lợi nhuận khiến Sony không đi theo Samsung. Nayyar nói rằng họ không có bất kỳ chiến lược hay sản phẩm cụ thể nào cho kênh bán hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, đại diện Sony Ấn Độ nhấn mạnh rằng hãng đang cố giảm phụ thuộc nguồn thu vào mảng TV. Đóng góp của ngành hàng này từ 80% hai năm trước đã giảm còn 65% trong năm vừa rồi. Những mảng kinh doanh khác tăng trưởng tốt gồm có máy ảnh, đồ âm thanh (sound bar, loa, tai nghe không dây). Đóng góp doanh thu của máy ảnh là 10%, còn đồ âm thanh là 15%.
Theo Vn review