Sony và bài học đa ngành

tuyen_kientruc2010

Well-Known Member
sony-sfSpan.jpg

Sony là một trong những tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản và thế giới, từng là biểu tượng kinh tế của đất nước mặt trời mọc. Tuy nhiên, Sony đang trải qua giai đoạn khủng hoảng chưa từng thấy trong lịch sử công ty. Nguyên do sự trượt dốc này xuất phát từ đâu?

Trong những năm qua, Sony liên tục gặp phải những khó khăn với sự sụt giảm chưa từng thấy của cổ phiếu Sony trên sàn chứng khoán. Dù đã liên tục cắt giảm 10.000 nhân sự, tiết kiệm chi phí, nhưng viễn cảnh trước mắt của Sony khá ảm đạm với mức lỗ khoảng 6,4 tỷ USD trong năm tài khóa vừa qua. Tại sao một tập đoàn hùng mạnh một thời giờ đây lại đối mặt với nhiều khó khăn đến vậy?

Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ đề cập đến những sai lầm của Sony từ góc nhìn marketing. Trên thực tế, những sai lầm của Sony đang bị lặp lại ở khá nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện nay.

1. Bản sắc thương hiệu nhạt nhòa

Một doanh nghiệp mạnh phải là một doanh nghiệp có bản sắc thương hiệu mạnh.

Vậy, bản sắc thương hiệu của Sony là gì?

Có thể nói, Sony đã từng là một đại diện mạnh của dòng sản phẩm điện máy giải trí, trong đó dấu ấn lớn nhất là sản phẩm TV. Cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp truyền hình, nhu cầu sử dụng TV phát triển rất nhanh. TV Sony nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, là thương hiệu mạnh, là con “gà đẻ trứng vàng” của Sony. Đây cũng là sản phẩm “xương sống” mang lại thành công trên toàn cầu cho hãng này.

Tuy nhiên, như rất nhiều công ty thành công khác, Sony không thoát khỏi cám dỗ của việc mở rộng sản phẩm. Hãng này sản xuất hàng loạt dòng sản phẩm thuộc nhiều chủng loại khác nhau cùng mang thương hiệu Sony. Có thể kể ra một số sản phẩm Sony phái sinh (line extention) như máy vi tính, chò trơi điện tử, máy nghe nhạc, sản xuất điện ảnh, sản xuất âm nhạc, dịch vụ tài chính, chuỗi cung ứng dịch vụ, ngân hàng, cung ứng nhân lực, hóa chất v.v…

Sony đã phát triển hàng loạt ngành nghề hoàn toàn khác biệt và thiếu sự liên kết. Chính điều này đã làm lu mờ đi bản sắc thương hiệu của tập đoàn.

Nếu như Microsoft là đại diện cho phần mềm máy tính, CocaCola đại diện cho nước giải khát có gaz, Facebook đại diện cho mạng xã hội…, thì Sony đại điện cho quá nhiều thứ. Điều này đồng nghĩa với việc là nó không đại diện cho điều gì cả.

Sự mở rộng không ngừng và thiếu kiểm soát trên một bình diện rộng là tổn thất lớn khiến Sony gặp nhiều khó khăn và làm người tiêu dùng không còn nhận ra bản sắc thương hiệu Sony. Một công ty khi mất đi bản sắc thương hiệu đồng nghĩa với sự ra đi của một số lượng lớn khách hàng.

httpdoanhnhansaigonvnfilesarticles20121063553stockjpg.jpg

Cổ phiếu Sony tụt dốc trong những năm gần đây. Nguồn: Yahoo Finance
2. Sai lầm trong việc tạo dựng thương hiệu con

Thực ra, trong số những sản phẩm phái sinh của Sony, có nhiều sản phẩm đã gặt hái được những thành công lớn. Trong số đó, phải kể đến máy nghe nhạc bỏ túi Walkman và trò chơi điện tử Play Station.

Tại sao hai sản phẩm này lại thành công hơn những sản phẩm khác của Sony? Ta thử nhìn từ góc độ marketing, hẹp hơn là cách đặt tên thương hiệu.

Máy nghe nhạc bỏ túi Walkman từng là một trong những sản phẩm nghe nhạc bán chạy nhất thế giới. Nó chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nghe nhạc toàn cầu khi người tiêu dùng lúc đó còn sử dụng đĩa CD để nghe nhạc. Nó đáp ứng nhu cầu của con người – vừa muốn thưởng thức âm nhạc chất lượng cao, vừa có thể di chuyển. Khi đó, thị trường cũng đã có những máy nghe nhạc cassette di động nhưng Walkman quả là một bước đột phá.

Từ góc nhìn marketing, sản phẩm này có sự khác biệt với đa số các sản phẩm khác của Sony, đó chính là cách đặt tên.

Nếu như các sản phẩm khác của Sony đều gắn với chữ Sony thì Walkman được đặt một cái tên hoàn toàn mới. Và nó đã nhanh chóng định hình với bản sắc thương hiệu là một chiếc máy nghe nhạc di động trẻ trung.

Nếu Walkman được đặt tên với cái tên Sony CD Player? Những hình ảnh của Sony trước đó sẽ làm mờ đi nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm mới này.

Một sản phẩm cách mạng cần có một cái tên mới. Đó là lý do tại sao Steve Jobs lại lấy tên iPod, iPhone, iPad chứ không lấy tên Apple MP3 Player, Apple Mobile hay Apple PC Pad. Đáng tiếc là do không bắt kịp với thời đại số hóa, Walkman đã trở thành lịch sử cùng với kỷ nguyên đĩa CD.

Với trò chơi điện tử Play Station, câu chuyện không quá khác biệt.

Nếu thực sự Sony nhìn thấy sự phát triển và tiềm năng ở những sản phẩm khác với sản phẩm cốt lõi của mình, Sony cần phải dùng một thương hiệu mới cho sản phẩm đó. Giá đó là máy tính Vaio, chứ không phải là Sony Vaio. Phải chi không phải máy ảnh Sony mà là một cái tên khác…

httpdoanhnhansaigonvnfilesarticles20121063553sonytimelinehd2jpg.jpg

Sản phẩm của Sony theo thời gian
3. Thiếu sự tập trung

Sony đã mở rộng một cách quá mức và mất đi định hướng tập trung. Việc mất đi định hướng và sự tập trung là một sai lầm mà nhiều công ty lớn trên thế giới đã vấp phải.

Dường như việc mở rộng quy mô công ty kèm theo đó là việc mở rộng sản phẩm là một hấp lực không thể cưỡng lại đối với các CEO. Tuy nhiên, những công ty mất tập trung vào sản phẩm cốt lõi sẽ nhanh chóng mất đi vị thế dẫn đầu.

CocaCola cũng như Sony, đã từng muốn mở rộng sản phẩm và mua hãng phim Columbia Pictures. Sau một thời gian, CocaCola đã phải chấp nhận bán hãng phim này đi, tập trung vào sản phẩm nước ngọt (Điều oái oăm là Columbia Pictures giờ lại nằm trong Sony Pictures Entertainment). Hiện giờ, CocaCola vẫn là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới.

Như câu ngạn ngữ Tây phương: “Cỏ bên kia bờ sông luôn trông xanh mướt hơn”, mở rộng sản phẩm luôn là một cám dỗ khó cưỡng. Đó là lý do một doanh nghiệp sau khi thành công với sản phẩm cốt lõi thường không tập trung vào việc khai thác tối đa sản phẩm cốt lõi mà chuyển sang một ngành nghề mới với một sản phẩm mới để rồi mất đi thế mạnh của mình.

Khổng Tử đã nói: “Ai đi săn cùng một lúc hai con thỏ, sẽ trở về nhà với hai bàn tay trắng”. Giờ đây, Sony đã phần nào nhận ra điều này, đã cắt giảm nhân sự, nhưng điều đáng kể mà Sony đã làm đó chính là việc định hướng tập trung hơn bằng việc bán bớt một phần công ty thiết bị, công ty hóa chất v.v… Tuy nhiên, với việc mở rộng quá nhiều ngành nghề trong quá khứ, việc tái cấu trúc lại của Sony hiện nay sẽ là một bài toán không đơn giản.



Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn​
 

moc nhi

Member
Ðề: Sony và bài học đa ngành

Bác sửa chổ này một tí thì bài viết trên đây sẽ hay hơn nữa bác ơi: Có thể kể ra một số sản phẩm Sony phái sinh (line extention) như máy vi tính, chò trơi điện tử, máy nghe nhạc,
 
Chỉnh sửa lần cuối:

saver2012

Member
Ðề: Sony và bài học đa ngành

Quan trọng là phải biết quảng cáo cho người dùng nữa bác ạ, SS cũng kinh doanh luôn điện gia dụng điện lạnh, tuy sản phẩm ko xuất sắc nhưng dùng vẫn bình thường, và còn nhiều cái khác mà SS làm tốt hơn Sony hơn là chất lượng sản phẩm....
 
Ðề: Sony và bài học đa ngành

Ở Việt Nam có ông Điện lực đấy. Ổng lấy lợi nhuân kinh doanh điện đem đầu tư vào Viễn thông với mạng EVN Telecom, tài chính, bảo hiểm,....
ra mắt hoành tráng, khuếch trương thanh thế rầm rộ, rồi bây giờ lỗ phải bán bớt, trong khi vẫn tiền là của dân.
Bộ trưởng thì "rưng rưng nước mắt" khi mức lương trong ngành "quá thấp", có 7tr / tháng!

còn ông Quân đội, chức năng chính của ổng là an ninh quốc phòng bảo vệ tổ quốc, nhưng bây giờ ông tham gia viễn thông (Viettel), bảo hiểm (MIC), ngân hàng (MB),....

Việt nam còn nhiều "tập đoàn" nữa!
 

nguyendiemqn

New Member
Re: Ðề: Sony và bài học đa ngành

Sony đồ gì cũng đắt :-S. Nhưng mà chất lượng thì khỏi chê. Nét như Sony mà

Nhưng mà bây giờ thì hàng ko còn như trước rồi, ngày xưa mỗi khi nói đến mua tivi hiệu Sony là thấy nhà này oách và biết mua rồi, còn bây giờ thì bình thường...
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Sony và bài học đa ngành

Thực ra người ta kinh doanh trên ưu thế của từng cá nhân. Các cty nổi tiếng ở nước ngoài đi lên được cũng là nhờ sử dụng năng lực của những ông CEO cụ thể. Mở thêm, hay khép lại 1 lĩnh vực kinh doanh là do họ có, còn sở hữu những CEO như vậy. Mà nhiều khi năng lực của từng cá nhân lại có thể rất phù hợp với hoàn cảnh này nhưng lại hết phù hợp khi hoàn cảnh thay đổi. Nói là "họ rút kinh nghiệm" thì chưa chắc đã đúng.
Nhưng phương thức kinh doanh như vậy chắc cũng khó phù hợp với VN. Trong giai đoạn đầu, các cty nước ngoài mới vào VN mình họ cũng hy vọng rất nhiều khi lựa chọn trả lương rất cao cho các cá nhân cụ thể, nhưng không phải vì tài cán của nhưng ông CEO ấy mà là quan hệ của các ông ta với các cơ quan chính phủ. Hiện tại thì cá nhân ở VN mình của vẫn còn nhiều lợi thế trong kinh doanh của nhiều cty (tư nhân), nhưng lợi thế ấy cũng ít liên quan đến tài cán mà chủ yếu cũng chỉ ở quan hệ.
Còn khi so sánh với các tập đoàn nhà nước đã vươn ra đa ngành vừa rồi ở VN thì rất khác. Họ vươn ra vì thấy những người khác đã vươn ra được. Tập đoàn, cty khi vươn ra có được hay mất thì mấy ông lãnh đạo vẫn cứ tìm cách để vươn ra vì họ chắc chắn sẽ được. Cứ mở ra, có đầu tư là có tiền hồi lại. Dễ nhìn nhất là mấy cái tập đoàn nhà anh #, sẵn sàng chi tiền cả ngàn tỷ để mua những đồ rác chắc chắn không thể dùng được. Tiền đã đầu tư bị hỏng thì đã có NN can thiệp vào ngân hàng xóa nợ. Chắc mấy ông CEO ở Sony không được cho quyền ưu đãi như vậy. Ở VN, có học thì nên học quân anh #, làm được xong đi trốn được thì cứ làm. Mà không trốn được bị bắt cũng không sao. Có bị tịch biên thì chỉ là vài cái tv, tủ lạnh đứng tên mình, còn lại vẫn nguyên xi vì toàn đứng tên người khác. Ngồi nhà giam mấy hôm, đi ra lại xài tiếp "thành quả".
Với mấy ông chủ cty là của mình thì cũng nên biết nhân viên mình cũng sẽ sẵn sàng làm như vậy rồi họ chuyển nơi làm việc là xong. Luật pháp VN đến giờ chưa can thiệp sâu hơn nếu mấy ông nhân viên "lỡ tay" làm hỏng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trongh

New Member
Ðề: Sony và bài học đa ngành

Hy vọng sony sớm lấy lại phong độ, mình vẫn thích hàng sony.
 
Bên trên