Mảng di động của Sony vừa bị gộp chung với các bộ phận điện tử, chấm dứt thời kì thống trị độc quyền của các sản phẩm Xperia trong doanh số của hãng công nghệ Nhật Bản.
Hồi đầu tuần, Sony vừa công bố quá trình “tái cơ cấu sản phẩm kinh doanh chủ lực” có hiệu lực từ ngày 1/4. Trong công bố ngắn này, Sony tiết lộ thông tin về doanh thu và những thay đổi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh của công ty.
Trong động thái bất ngờ vừa qua, Sony đã quyết định gộp hai mảng sản phẩm có lợi nhuận cao nhất của hãng với mảng di động. Cụ thể, bộ phận giải pháp - sản phẩm hình ảnh (IP&S), âm thanh - giải trí tại gia (HE&S) sẽ được hợp nhất với truyền thông di động, tạo nên một tổ hợp duy nhất với tên gọi sản phẩm điện tử & giải pháp (EP&S).
Bảng doanh thu của Sony năm 2007, mảng truyền thông di động (MC) là mảng duy nhất chịu lỗ. Ảnh: Androidpolice.
Việc gộp chung các bộ phận này ngoài lợi ích về quản lý còn là nước cờ khá thông minh của Sony, khi đã thuận tiện giấu bớt đi những khoản lỗ nếu có của mảng di động trong tương lai. Thực tế, công ty chịu khoản lỗ 480 triệu USD quý III/2018.
Một thông tin quan trọng khác trong công bố của Sony chính là sự rời đi của Chủ tịch Kazuo Hirai, khi ông về hưu sau 35 năm cống hiến cho công ty, góp phần giúp Sony khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ở Nhật Bản.
Hirai đã chuyển giao vai trò CEO cho Kenichiro Yoshida vào năm ngoái, và khi chính thức nghỉ hưu vào ngày 18/6. Ông vẫn sẽ hỗ trợ quản lý Sony với vai trò cố vấn cấp cao.
Nếu bạn có thắc mắc vì sao hãng công nghệ Nhật Bản này vẫn quyết tâm bám trụ với điện thoại thông minh, câu trả lời từ Sony cho biết hãng tự tin rằng công nghệ 5G sẽ thay đổi cục diện vấn đề, mở ra những cánh cửa mới cho bộ phận di động.
Sau khi sa thải 200 nhân viên ở châu Âu và đóng cửa toàn bộ nhà máy điện thoại tại Trung Quốc, có lẽ người dùng sẽ ít bắt gặp những chiếc điện thoại Xperia hơn trước trên thị trường.
Rõ ràng, mảng di động của Sony không còn trong thời hoàng kim như trước, nhưng nếu tập đoàn Nhật Bản nghĩ đây là cách tốt nhất để cứu việc kinh doanh smartphone, nhiều người vẫn tin tưởng vào quyết định này.
Hồi đầu tuần, Sony vừa công bố quá trình “tái cơ cấu sản phẩm kinh doanh chủ lực” có hiệu lực từ ngày 1/4. Trong công bố ngắn này, Sony tiết lộ thông tin về doanh thu và những thay đổi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh của công ty.
Trong động thái bất ngờ vừa qua, Sony đã quyết định gộp hai mảng sản phẩm có lợi nhuận cao nhất của hãng với mảng di động. Cụ thể, bộ phận giải pháp - sản phẩm hình ảnh (IP&S), âm thanh - giải trí tại gia (HE&S) sẽ được hợp nhất với truyền thông di động, tạo nên một tổ hợp duy nhất với tên gọi sản phẩm điện tử & giải pháp (EP&S).
Bảng doanh thu của Sony năm 2007, mảng truyền thông di động (MC) là mảng duy nhất chịu lỗ. Ảnh: Androidpolice.
Việc gộp chung các bộ phận này ngoài lợi ích về quản lý còn là nước cờ khá thông minh của Sony, khi đã thuận tiện giấu bớt đi những khoản lỗ nếu có của mảng di động trong tương lai. Thực tế, công ty chịu khoản lỗ 480 triệu USD quý III/2018.
Một thông tin quan trọng khác trong công bố của Sony chính là sự rời đi của Chủ tịch Kazuo Hirai, khi ông về hưu sau 35 năm cống hiến cho công ty, góp phần giúp Sony khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ở Nhật Bản.
Hirai đã chuyển giao vai trò CEO cho Kenichiro Yoshida vào năm ngoái, và khi chính thức nghỉ hưu vào ngày 18/6. Ông vẫn sẽ hỗ trợ quản lý Sony với vai trò cố vấn cấp cao.
Nếu bạn có thắc mắc vì sao hãng công nghệ Nhật Bản này vẫn quyết tâm bám trụ với điện thoại thông minh, câu trả lời từ Sony cho biết hãng tự tin rằng công nghệ 5G sẽ thay đổi cục diện vấn đề, mở ra những cánh cửa mới cho bộ phận di động.
Sau khi sa thải 200 nhân viên ở châu Âu và đóng cửa toàn bộ nhà máy điện thoại tại Trung Quốc, có lẽ người dùng sẽ ít bắt gặp những chiếc điện thoại Xperia hơn trước trên thị trường.
Rõ ràng, mảng di động của Sony không còn trong thời hoàng kim như trước, nhưng nếu tập đoàn Nhật Bản nghĩ đây là cách tốt nhất để cứu việc kinh doanh smartphone, nhiều người vẫn tin tưởng vào quyết định này.
Theo Zing