Đây là loại màn hình hướng đến người dùng chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiến tạo nội dung, và trong tương lai không xa sẽ được phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng thông thường.
Màn hình thể tích 3D không phải là loại màn hình dễ sản xuất, và chúng cũng không hề thông dụng, bởi để thể hiện được hình ảnh holographic thường phải có sự kết hợp giữa công nghệ màn hình lập thể và các thành phần quang học độc lạ, đôi lúc còn kèm theo cả công nghệ theo dõi ánh mắt tốc độ cao nữa.
Tuy vậy, điều đó không ngăn cản được các chuyên gia về màn hình tại Sony thử sức với một sản phẩm mới gọi là ELF-SR1 - còn được biết đến với tên gọi Spatial Reality Display - một loại màn hình hướng đến người dùng chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiến tạo nội dung, và trong tương lai không xa sẽ được phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng thông thường.
Được thiết kế giống một màn hình máy tính truyền thống, gắn trong một bộ khung hình khối tam giác với độ ngả 45-độ, Spatial Reality Display kết hợp một màn hình 15.6-inch cùng một lớp phủ vi thấu kính quang học và một camear theo dõi ánh mắt. Dù màn hình này có độ phân giải 4K, nhưng trên thực tế, các điểm ảnh được chia đều thành 2 luồng 2K để chiếu vào mắt trái và phải của bạn, sử dụng dữ liệu theo dõi con ngươi thời gian thực và canh chỉnh chính xác các vi thấu kính lên trên các điểm ảnh để mang lại hình ảnh 3D chân thực, sắc nét. Kết quả là chúng ta thu được những vật thể 3D kỹ thuật số trông như đang nổi lên trên màn hình, và khi bạn di chuyển đầu hay mắt, chúng cũng sẽ thay đổi góc độ tương ứng một cách mượt mà.
Nói cách khác, hãy hình dung ra một hình ảnh hologram do máy tính tạo ra xuất hiện ngoài đời thực và có thể xem được từ bất kỳ góc nào mà bạn muốn - đó chính là điều mà Sony hứa hẹn mang lại. Ngoài việc có kích cỡ khá nhỏ, chỉ bằng các màn hình laptop hiện nay, điểm trừ duy nhất là hình ảnh thể tích chỉ được tối ưu cho một người xem một lúc.
Một loại công nghệ tương tự từng xuất hiện trên các thiết bị dành cho người tiêu dùng có thể tìm thấy ở chiếc Nintendo 3DS, nhưng nó hiển nhiên có độ phân giải thấp hơn rất nhiều và còn gây ra tình trạng nhức đầu cho người xem bởi thiếu sự phối hợp của công nghệ theo dõi ảnh mắt. Màn hình của Sony có số điểm ảnh gấp hơn 40 lần, và nó còn có khả năng theo dõi vị trí con ngươi của người xem một cách độc lập trên 3 trục - trên/dưới, trái/phải, và trước/sau - trong khoảng thời gian tính theo mili-giây, cho phép màn hình tinh chỉnh và dựng nên thứ người xem cần thấy trong thời gian thực một cách hợp lý. Một máy tính Windows "mạnh mẽ" chạy Unity hoặc Unreal Engine là yêu cầu duy nhất để có thể thực sự tạo ra nội dung 3D nói trên; trong tương lai, máy Mac cũng sẽ được hỗ trợ.
Ở thời điểm hiện tại, đối tượng sử dụng Spatial Reality Display được Sony hướng đến là các nhà kiến tạo nội dung trong lĩnh vực đồ hoạ máy tính 3D, bao gồm các nhà làm phim và các chuyên gia về hoạt hoạ (như nhóm Ghostbusters: Afterlife tại Sony Pictures), các nhà thiết kế sản phẩm xe hơi, kiến trúc sư, và các nhà kiến tạo nội dung VR/AR. Các mô hình và môi trường 3D có thể được xem trước dưới hình thức thể tích và thực tế, cho phép các nhà kiến tạo tinh chỉnh ánh sáng, vị trí của các vật thể, và kiếm tra xem có góc quay nào bị chắn mất trước khi hoàn thiện các phân cảnh hay không.
Sony kỳ vọng khả năng tiền-trực-quan-hoá phim sẽ là một trong những ứng dụng chính của công nghệ này trong tương lai. Một ứng dụng khác của Spatial Reality Display sẽ là trong việc buôn bán xe hơi, cho phép khách hàng xem xét các mẫu xe hơi tuỳ biến thực tế mà không cần phải "sờ tận tay, nhìn tận mắt". So với các màn hình 2D, những thông số thuần của ELF-SR1 không thực sự hấp dẫn - độ sáng 500 nits, độ tương phản 1.400:1, và hỗ trợ dải màu Adobe RGB xấp xỉ 100%, cùng tần số làm tươi chưa được tiết lộ - nhưng Sony tự tin rằng người dùng sẽ trầm trồ khi họ tự mình chứng kiến các hiệu ứng 3D. Màn hình mới của Sony được tích hợp loa 2.1 và có thể ghép đôi với các phụ kiện bổ sung như bộ điều khiển cử chỉ Leap Motion để nhập liệu hoặc một chiếc hộp đặc biệt do Sony sản xuất để chứa nội dung và chắn ánh sáng môi trường chiếu vào, gây ảnh hưởng đến hiệu năng hiển thị.
Spatial Reality Display ELF-SR1 sẽ được bán với giá 5.000 USD, một mức giá tương đồng với các sản phẩm đối thủ đến từ các công ty như Looking Glass. Nó sẽ được bán ra vào tháng 11/2020 và có thể được đặt hàng trực tiếp từ website của Sony.
Màn hình thể tích 3D không phải là loại màn hình dễ sản xuất, và chúng cũng không hề thông dụng, bởi để thể hiện được hình ảnh holographic thường phải có sự kết hợp giữa công nghệ màn hình lập thể và các thành phần quang học độc lạ, đôi lúc còn kèm theo cả công nghệ theo dõi ánh mắt tốc độ cao nữa.
Tuy vậy, điều đó không ngăn cản được các chuyên gia về màn hình tại Sony thử sức với một sản phẩm mới gọi là ELF-SR1 - còn được biết đến với tên gọi Spatial Reality Display - một loại màn hình hướng đến người dùng chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiến tạo nội dung, và trong tương lai không xa sẽ được phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng thông thường.
Được thiết kế giống một màn hình máy tính truyền thống, gắn trong một bộ khung hình khối tam giác với độ ngả 45-độ, Spatial Reality Display kết hợp một màn hình 15.6-inch cùng một lớp phủ vi thấu kính quang học và một camear theo dõi ánh mắt. Dù màn hình này có độ phân giải 4K, nhưng trên thực tế, các điểm ảnh được chia đều thành 2 luồng 2K để chiếu vào mắt trái và phải của bạn, sử dụng dữ liệu theo dõi con ngươi thời gian thực và canh chỉnh chính xác các vi thấu kính lên trên các điểm ảnh để mang lại hình ảnh 3D chân thực, sắc nét. Kết quả là chúng ta thu được những vật thể 3D kỹ thuật số trông như đang nổi lên trên màn hình, và khi bạn di chuyển đầu hay mắt, chúng cũng sẽ thay đổi góc độ tương ứng một cách mượt mà.
Nói cách khác, hãy hình dung ra một hình ảnh hologram do máy tính tạo ra xuất hiện ngoài đời thực và có thể xem được từ bất kỳ góc nào mà bạn muốn - đó chính là điều mà Sony hứa hẹn mang lại. Ngoài việc có kích cỡ khá nhỏ, chỉ bằng các màn hình laptop hiện nay, điểm trừ duy nhất là hình ảnh thể tích chỉ được tối ưu cho một người xem một lúc.
Một loại công nghệ tương tự từng xuất hiện trên các thiết bị dành cho người tiêu dùng có thể tìm thấy ở chiếc Nintendo 3DS, nhưng nó hiển nhiên có độ phân giải thấp hơn rất nhiều và còn gây ra tình trạng nhức đầu cho người xem bởi thiếu sự phối hợp của công nghệ theo dõi ảnh mắt. Màn hình của Sony có số điểm ảnh gấp hơn 40 lần, và nó còn có khả năng theo dõi vị trí con ngươi của người xem một cách độc lập trên 3 trục - trên/dưới, trái/phải, và trước/sau - trong khoảng thời gian tính theo mili-giây, cho phép màn hình tinh chỉnh và dựng nên thứ người xem cần thấy trong thời gian thực một cách hợp lý. Một máy tính Windows "mạnh mẽ" chạy Unity hoặc Unreal Engine là yêu cầu duy nhất để có thể thực sự tạo ra nội dung 3D nói trên; trong tương lai, máy Mac cũng sẽ được hỗ trợ.
Ở thời điểm hiện tại, đối tượng sử dụng Spatial Reality Display được Sony hướng đến là các nhà kiến tạo nội dung trong lĩnh vực đồ hoạ máy tính 3D, bao gồm các nhà làm phim và các chuyên gia về hoạt hoạ (như nhóm Ghostbusters: Afterlife tại Sony Pictures), các nhà thiết kế sản phẩm xe hơi, kiến trúc sư, và các nhà kiến tạo nội dung VR/AR. Các mô hình và môi trường 3D có thể được xem trước dưới hình thức thể tích và thực tế, cho phép các nhà kiến tạo tinh chỉnh ánh sáng, vị trí của các vật thể, và kiếm tra xem có góc quay nào bị chắn mất trước khi hoàn thiện các phân cảnh hay không.
Sony kỳ vọng khả năng tiền-trực-quan-hoá phim sẽ là một trong những ứng dụng chính của công nghệ này trong tương lai. Một ứng dụng khác của Spatial Reality Display sẽ là trong việc buôn bán xe hơi, cho phép khách hàng xem xét các mẫu xe hơi tuỳ biến thực tế mà không cần phải "sờ tận tay, nhìn tận mắt". So với các màn hình 2D, những thông số thuần của ELF-SR1 không thực sự hấp dẫn - độ sáng 500 nits, độ tương phản 1.400:1, và hỗ trợ dải màu Adobe RGB xấp xỉ 100%, cùng tần số làm tươi chưa được tiết lộ - nhưng Sony tự tin rằng người dùng sẽ trầm trồ khi họ tự mình chứng kiến các hiệu ứng 3D. Màn hình mới của Sony được tích hợp loa 2.1 và có thể ghép đôi với các phụ kiện bổ sung như bộ điều khiển cử chỉ Leap Motion để nhập liệu hoặc một chiếc hộp đặc biệt do Sony sản xuất để chứa nội dung và chắn ánh sáng môi trường chiếu vào, gây ảnh hưởng đến hiệu năng hiển thị.
Spatial Reality Display ELF-SR1 sẽ được bán với giá 5.000 USD, một mức giá tương đồng với các sản phẩm đối thủ đến từ các công ty như Looking Glass. Nó sẽ được bán ra vào tháng 11/2020 và có thể được đặt hàng trực tiếp từ website của Sony.
Theo Genk