Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Khi bắt đầu xem bộ phim này, hãy chuẩn bị sẵn tâm thế bước vào một bộ phim điện ảnh chuẩn mực với từng khung hình, từng góc máy và câu chuyện nhiều suy nghĩ. Song Lang mang đến sự khác biệt lớn so với những phim Việt ra cùng thời điểm và cả những phim Việt từ đầu năm đến nay. Một phim hay đáng xem, nhất là phim còn mang đến một văn hóa hồn cốt của miền Nam là nghệ thuật cải lương.
Nếu nói về câu chuyện, thì có thể khẳng định là chuyện phim không mới, nếu nói về nhân vật, nhân vật cũng không mới, nếu nói về tình tiết về dẫn nhịp về cao trào về hình ảnh về âm thanh ánh sáng, cũng không mới, dễ dàng bắt gặp những nét thân quen trong nhiều bộ phim điện ảnh trước đây. Nhưng đạo diễn Leon Lê đã làm được tròn trịa, ra chất, ra dáng dấp, dung hòa được nhiều yếu tố lại với nhau, kết hợp được cả hơi hướng nghệ thuật nhưng câu chuyện phim không quá dữ dội, nặng nề, thỏa mãn được thị hiếu đại chúng.
Nhân vật chính trong phim là Dũng Thiên Lôi, một đại ca chuyên đòi nợ nhưng mang trong mình quá khứ đau buồn, mang trong mình khát vọng đến với cải lương, gặp gỡ Linh Phụng, một kép hát chính của đoàn cải lương Thiên Lý, rồi sau đó hai người yêu nhau, không phải đâu, không phải như những gì mà poster hay trailer thể hiện đâu, không có chút Bá Vương – Biệt Cơ nào đâu, hãy xem phim để thấy mối quan hệ giữa 2 người này như thế nào. Phim miêu tả những góc khuất cũng như những tâm tư tình cảm của 2 nhân vật chính, về quyết định, về rời bỏ, về đau đớn gục ngã, về cay đắng cuộc đời cũng như sự bất hoàn hảo của số phận.
Mặc dù mang tính “sắp đặt” cao, nhưng về tổng thể, phim dẫn dắt được người xem theo dõi từng tình tiết, từ chuyển cảnh, từng biến đổi trong các chương hồi, điểm cao trào. Khởi đầu chậm rãi và bình lặng nhẹ nhàng rồi cuối cùng tạo cao trào với cú twist cuối, khi khéo léo lồng ghép giữa cảnh trên sân khấu và cảnh hiện thực, một điều rất thường thấy trong những bộ phim nghệ thuật, một lần nữa lại được đạo diễn Leon Lê áp vào uyển chuyển khéo léo. Cảnh “gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường” có thể nói là “đắt” nhất phim và mang đậm chất nghệ thuật nhất, khi máu chảy xuyên từng khe gạch lừ đừ tàn nhẫn, rồi cơn mưa gột rữa xóa nhòa mọi thứ, một hình ảnh ẩn dụ cho việc tẩy sạch quá khứ và trả giá cho những gì đã làm.
Nhưng cảnh thích nhất trong Song Lang lại là cảnh mà Linh Phụng ngồi hát đoạn cải lương của cha Dũng Thiên Lôi viết, còn Dũng thì đệm đàn. Như đã nói, cảnh này mang tính sắp đặt và hơi hướng gán cho đúng theo mong muốn ý đồ, dù vậy, vẫn hay, vẫn chuyển tải được hình ảnh Bá Nha – Tử Kỳ, tri âm tri kỷ, chỉ cần người đàn, người hát là tâm tình tương thông. Và cũng như Bá Nha – Tử Kỳ, khúc Cao Sơn Lưu Thủy chỉ vang lên một lần, chuyện của Song Lang cũng nhuốm màu xa cách như vậy.
Nói về cái kết, nhiều người xem xong sẽ nói sao lại kết “hụt hẫng” như vậy, nhưng thực ra kết như Song Lang chính là chuẩn mực của dòng phim này, rất chính xác, đúng lúc đúng chỗ, tới đó là dừng, đủ để cho khán giả suy nghĩ thêm, tự ráp thêm mong muốn của mình vào, kết như vậy cũng rất an toàn. Còn nếu muốn happy hơn, có thể thêm một phân đoạn “anh đánh đàn, em thì làm ca sỹ, nghe cũng buồn lâm ly” nửa hư nửa thực tầm 10 – 15 giây nữa là thỏa mãn.
Leon Lê là một đạo diễn Việt kiều, luôn được giới thiệu là đạo diễn hướng về quê hương, đau đáu với nghệ thuật cải lương, nhưng qua Song Lang có thể thấy đạo diễn này cũng rất “nhạy cảm”. Có thể ví dụ như vở cải lương chính trong phim là Mỵ Châu – Trọng Thủy, nói về cuộc xâm lược của Triệu Đà giặc phương Bắc với nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương, về sự tráo trở thâm độc của kẻ thù. Những chi tiết nhỏ khác dù phơn phớt nhưng thấy rõ là đạo diễn rất nhạy cả, như cảnh mẹ của Dũng Thiên Lôi mặc áo bà ba khăn rằn và nói chuyện không muốn hát, ngầm ám chỉ nghệ sỹ sau giải phóng phải hát nhạc cách mạng, tình tiết vượt biên và bảo lãnh con, rồi loa đài luôn phát những bài kinh điển như Biển hát chiều nay, Hát về câu lúa hôm nay, đậm chất miền Bắc. Để hoàn tất sự “nhạy cảm” của mình, nhân vật bố láo gây sự với Linh Phụng ở quán nhậu cũng là người nói giọng Bắc.
Tuy nhiên, Song Lang không phải là không có những thiếu xót chưa hoàn thiện. Đầu tiên là về cải lương, phim chính yếu nói về cải lương nhưng các phân đoạn diễn trên sân khấu cảm thấy chưa thực sự đã, chưa chạm một cách sâu sắc với những người yêu cải lương, bên cạnh đó là hoạt động hậu trường của đoàn cải lương cũng chưa được nhắc đến nhiều, mảng này nếu khai thác sẽ rất hấp dẫn và điển hình. Tiếp đến là có nhiều chi tiết thừa ở đoạn đầu phim, biết là đều có dụng ý khắc họa bối cảnh cũng như phản chiếu tâm tư, nhưng nếu cắt bớt cho gọn hơn sẽ cảm thấy phim thanh thoát hơn. Cuối cùng là diễn xuất của diễn viên chính Liên Bỉnh Phát, dù ngoại hình và gương mặt rất hợp, vai cũng hợp với người chưa diễn nhiều, nhưng vai đại ca này chưa tới, nhất là ở đoạn đầu, nửa cuối phim thì dần tốt hơn, tính ra, Isaac diễn tốt hơn, dù xuất thân là ca sỹ.
Tóm lại, Song Lang có lẽ là bộ phim Việt làm tốt nhất từ đầu năm đến nay, đậm chất điện ảnh và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể phim. Nghệ thuật cải lương và màu sắc câu chuyện có thể khiến nhiều người e ngại, nhất là người trẻ, nhưng hãy thử ngồi xuống và xem, đáng đồng tiền hơn những phim hài gượng gạo thiếu muối đang nhan nhản. Người trẻ càng cần phải xem phim này để thấy được bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào, phim hay, dù cho người xem có thích hay không thích nghệ thuật cải lương.
Nếu nói về câu chuyện, thì có thể khẳng định là chuyện phim không mới, nếu nói về nhân vật, nhân vật cũng không mới, nếu nói về tình tiết về dẫn nhịp về cao trào về hình ảnh về âm thanh ánh sáng, cũng không mới, dễ dàng bắt gặp những nét thân quen trong nhiều bộ phim điện ảnh trước đây. Nhưng đạo diễn Leon Lê đã làm được tròn trịa, ra chất, ra dáng dấp, dung hòa được nhiều yếu tố lại với nhau, kết hợp được cả hơi hướng nghệ thuật nhưng câu chuyện phim không quá dữ dội, nặng nề, thỏa mãn được thị hiếu đại chúng.
Nhân vật chính trong phim là Dũng Thiên Lôi, một đại ca chuyên đòi nợ nhưng mang trong mình quá khứ đau buồn, mang trong mình khát vọng đến với cải lương, gặp gỡ Linh Phụng, một kép hát chính của đoàn cải lương Thiên Lý, rồi sau đó hai người yêu nhau, không phải đâu, không phải như những gì mà poster hay trailer thể hiện đâu, không có chút Bá Vương – Biệt Cơ nào đâu, hãy xem phim để thấy mối quan hệ giữa 2 người này như thế nào. Phim miêu tả những góc khuất cũng như những tâm tư tình cảm của 2 nhân vật chính, về quyết định, về rời bỏ, về đau đớn gục ngã, về cay đắng cuộc đời cũng như sự bất hoàn hảo của số phận.
Mặc dù mang tính “sắp đặt” cao, nhưng về tổng thể, phim dẫn dắt được người xem theo dõi từng tình tiết, từ chuyển cảnh, từng biến đổi trong các chương hồi, điểm cao trào. Khởi đầu chậm rãi và bình lặng nhẹ nhàng rồi cuối cùng tạo cao trào với cú twist cuối, khi khéo léo lồng ghép giữa cảnh trên sân khấu và cảnh hiện thực, một điều rất thường thấy trong những bộ phim nghệ thuật, một lần nữa lại được đạo diễn Leon Lê áp vào uyển chuyển khéo léo. Cảnh “gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường” có thể nói là “đắt” nhất phim và mang đậm chất nghệ thuật nhất, khi máu chảy xuyên từng khe gạch lừ đừ tàn nhẫn, rồi cơn mưa gột rữa xóa nhòa mọi thứ, một hình ảnh ẩn dụ cho việc tẩy sạch quá khứ và trả giá cho những gì đã làm.
Nhưng cảnh thích nhất trong Song Lang lại là cảnh mà Linh Phụng ngồi hát đoạn cải lương của cha Dũng Thiên Lôi viết, còn Dũng thì đệm đàn. Như đã nói, cảnh này mang tính sắp đặt và hơi hướng gán cho đúng theo mong muốn ý đồ, dù vậy, vẫn hay, vẫn chuyển tải được hình ảnh Bá Nha – Tử Kỳ, tri âm tri kỷ, chỉ cần người đàn, người hát là tâm tình tương thông. Và cũng như Bá Nha – Tử Kỳ, khúc Cao Sơn Lưu Thủy chỉ vang lên một lần, chuyện của Song Lang cũng nhuốm màu xa cách như vậy.
Nói về cái kết, nhiều người xem xong sẽ nói sao lại kết “hụt hẫng” như vậy, nhưng thực ra kết như Song Lang chính là chuẩn mực của dòng phim này, rất chính xác, đúng lúc đúng chỗ, tới đó là dừng, đủ để cho khán giả suy nghĩ thêm, tự ráp thêm mong muốn của mình vào, kết như vậy cũng rất an toàn. Còn nếu muốn happy hơn, có thể thêm một phân đoạn “anh đánh đàn, em thì làm ca sỹ, nghe cũng buồn lâm ly” nửa hư nửa thực tầm 10 – 15 giây nữa là thỏa mãn.
Leon Lê là một đạo diễn Việt kiều, luôn được giới thiệu là đạo diễn hướng về quê hương, đau đáu với nghệ thuật cải lương, nhưng qua Song Lang có thể thấy đạo diễn này cũng rất “nhạy cảm”. Có thể ví dụ như vở cải lương chính trong phim là Mỵ Châu – Trọng Thủy, nói về cuộc xâm lược của Triệu Đà giặc phương Bắc với nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương, về sự tráo trở thâm độc của kẻ thù. Những chi tiết nhỏ khác dù phơn phớt nhưng thấy rõ là đạo diễn rất nhạy cả, như cảnh mẹ của Dũng Thiên Lôi mặc áo bà ba khăn rằn và nói chuyện không muốn hát, ngầm ám chỉ nghệ sỹ sau giải phóng phải hát nhạc cách mạng, tình tiết vượt biên và bảo lãnh con, rồi loa đài luôn phát những bài kinh điển như Biển hát chiều nay, Hát về câu lúa hôm nay, đậm chất miền Bắc. Để hoàn tất sự “nhạy cảm” của mình, nhân vật bố láo gây sự với Linh Phụng ở quán nhậu cũng là người nói giọng Bắc.
Tuy nhiên, Song Lang không phải là không có những thiếu xót chưa hoàn thiện. Đầu tiên là về cải lương, phim chính yếu nói về cải lương nhưng các phân đoạn diễn trên sân khấu cảm thấy chưa thực sự đã, chưa chạm một cách sâu sắc với những người yêu cải lương, bên cạnh đó là hoạt động hậu trường của đoàn cải lương cũng chưa được nhắc đến nhiều, mảng này nếu khai thác sẽ rất hấp dẫn và điển hình. Tiếp đến là có nhiều chi tiết thừa ở đoạn đầu phim, biết là đều có dụng ý khắc họa bối cảnh cũng như phản chiếu tâm tư, nhưng nếu cắt bớt cho gọn hơn sẽ cảm thấy phim thanh thoát hơn. Cuối cùng là diễn xuất của diễn viên chính Liên Bỉnh Phát, dù ngoại hình và gương mặt rất hợp, vai cũng hợp với người chưa diễn nhiều, nhưng vai đại ca này chưa tới, nhất là ở đoạn đầu, nửa cuối phim thì dần tốt hơn, tính ra, Isaac diễn tốt hơn, dù xuất thân là ca sỹ.
Tóm lại, Song Lang có lẽ là bộ phim Việt làm tốt nhất từ đầu năm đến nay, đậm chất điện ảnh và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể phim. Nghệ thuật cải lương và màu sắc câu chuyện có thể khiến nhiều người e ngại, nhất là người trẻ, nhưng hãy thử ngồi xuống và xem, đáng đồng tiền hơn những phim hài gượng gạo thiếu muối đang nhan nhản. Người trẻ càng cần phải xem phim này để thấy được bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào, phim hay, dù cho người xem có thích hay không thích nghệ thuật cải lương.