Bui An
Lãng Khách
Năm hết Tết đến, mua một cái TV mới nào sẽ là câu hỏi thường trực của những anh em mê công nghệ, mê hình ảnh âm thanh chất lượng cao. Mà trên thị trường thì có khá nhiều loại TV, khó có thể cân đo đong đếm nếu chỉ ngồi xem giá bán và thông số. Vậy thì một buổi so sánh sẽ là một gợi ý cực kỳ tốt cho những ai đang phân vân, nhất là giữa hai thương hiệu dẫn đầu thị trường TV hiện nay là Sony và Samsung.
Mấy tháng trước HDvietnam đã so sánh Sony Bravia 7 và Samsung Q85D, quả là cuộc đấu không mấy cân sức khi chiếc TV đến từ Nhật khá là áp đảo TV đến từ Hàn. Vậy nên lần này HDvietnam sẽ nâng “hạng cân” lên, để cho Bravia 7 “đấu” thử với Q90D, một chiếc TV phân khúc cao của Samsung, xem thử “mèo nào cắn mỉu nào”.
Xem phim và clip trên Youtube – Ai kiểm soát ánh sáng tốt, người ấy sẽ thắng
Để bắt đầu, HDvietnam sẽ test thử xem clip trên Youtube với cả 2 chiếc TV này cùng một lúc. Xem Youtube là hoạt động có thể nói là thường xuyên nhất của chúng ta khi mở TV lên hằng ngày, vì rất nhiều nội dung có sẵn trên đó, từ phim ảnh, MV ca nhạc, đến game show truyền hình, rồi travel blog … đến các clip cho trẻ con xem. Dù là clip trên Youtube có chất lượng không cao lắm khi so với Netflix hay Bluray, nhưng nó là hoạt động thường xuyên, nên trải nghiệm hình ảnh trên ứng dụng này rất là quan trọng.
Bên trái là TV Sony Bravia 7, bên phải là TV Samsung Q90D. Video test thử từ kênh Khói Lam Chiều trên Youtube, có thể thấy màu sắc và ánh sáng của Bravia 7 tươi hơn, sống động hơn
Đánh giá về chất lượng hình ảnh khi xem Youtube trên 2 chiếc TV Sony Bravia 7 và Samsung Q90D, có thể thấy về màu sắc khá tương đồng nhau nhưng phần xử lý ánh sáng thì TV Sony đang xử lý khác biệt hơn, khiến chủ thể nổi bật hơn. Điều này cho thấy con chip xử lý XR thông minh hơn AI của Sony đang hoạt động rất tốt khi có thể phân biệt rõ chủ thể và background, cũng như nhận định các vùng sáng tối chính xác xử lý hình ảnh được sống động và bắt mắt hơn. Việc xem Youtube ấn tượng hơn cũng cho thấy khả năng Upscale của Bravia 7 nhỉnh hơn, vì đa số nội dung trên Youtube là 1080p (còn độ phân giải của 2 chiếc TV này là 4K). Sony có hệ thống thư viện hình ảnh rất phong phú nên trong các tác vụ Upscale luôn nội suy hình ảnh chính xác và chân thực.
Với trang chuyên đánh giá review TV số 1 thế giới hiện nay là Rtings, thì kết quả khi test bằng máy móc của họ cũng khá tương đồng với đánh giá của HDvietnam, khi Rtings chấm điểm “vùng chuyển ánh sáng” (Lighting Zone Transition) của Sony Bravia 7 là 7,5 điểm, còn Samsung Q90D là 7 điểm. Nó cho thấy việc xử lý các vùng ánh sáng của TV Sony đang vượt trội hơn so với đối thủ là Samsung.
Xem phim trên Netflix – Ai có Dolby Vision, người ấy có lợi thế
Phim trên ứng dụng Netflix đã là chuyện khá thông thường đối với người TV, giờ hầu như ai cũng xem phim trên đó vì chất lượng tốt và độ thuận tiện của nó, dù rằng không phải phim nào mình muốn xem cũng có. Nhưng sự khác biệt lớn ở 2 chiếc TV này là xử lý tín hiệu đầu vào, cùng một nguồn tín hiệu từ Netflix (1080p hoặc 4K hoặc có hay không có Dolby Vision) sẽ cho ra kết quả hình ảnh cuối cùng khác nhau trên mỗi chiếc TV.
Có thể nhìn thấy vùng cỏ ở Bravia 7 (bên trái) được thể hiện sắc nét, tách bạch rõ ràng hơn, không bị bệt dính vào nhau như trên Samsung Q90D (bên phải)
Tone màu khác biệt giữa 2 chiếc TV, cũng như việc xử lý ánh sáng vùng mặt cũng khác
Ở đây, HDvietnam sẽ test thử bằng những bộ phim Netflix khá thông dụng, cũng như có Dolby Vision, ví dụ như Damsel (2024), để thử khả năng trình diễn hình ảnh của 2 chiếc TV. Kết quả cho thấy màu sắc mặc dù khá tương đồng nhưng TV Sony Bravia 7 cho không gian màu rộng hơn một chút, cũng như việc xử lý ánh sáng phần khuôn mặt cũng đều hơn, nét hơn, không bị cháy sáng mất màu mất chi tiết như là Samsung Q90D.
Có thể thấy họa tiết hoa văn trên áo nhân vật (phim Red Notice) được Sony Bravia 7 xử lý đẹp hơn, rực rỡ hơn, bắt mắt hơn
Cảnh trong phim Venom (2024)
Với ứng dụng Netflix được cài đặt sẵn trên TV thì Sony Bravia 7 còn có thêm một lợi thế nữa là có thể tùy chỉnh được các chế độ Dolby Vision khác nhau để phù hợp với sở thích xem phim của mình, còn với TV Samsung Q90D thì sẽ không làm được điều này vì không có Dolby Vision, nên ứng dụng Netflix trên Samsung cũng không có. Đây là một điều thiệt thòi cho người dùng của Samsung khi không thể chọn được màu sắc ánh sáng phù hợp với mình khi xem Netflix.
Xem phim/clip Buray – Khi đẳng cấp lên tiếng
Như đã nói ở nhiều bài viết trước đây, những cinephile đích thực luôn tìm kiếm những hình ảnh đẹp nhất, chất lượng cao nhất, và điều đó chỉ có ở phim Bluray 4K, chỉ có định dạng chất lượng cao này mới có thể “mang cả rạp hát về nhà” một cách thực thụ. Nên HDvietnam đã test việc trình diễn hình ảnh bluray với một số phim chất lượng cao quen thuộc, chế độ hình ảnh set ở tiêu chuẩn và không can thiệp calibrate gì màu sắc, để đúng với người dùng thông thường khi mua TV về nhà sử dụng nhất.
Khi xem bluray 4K chất lượng cao, hình ảnh được tái tạo trên 2 chiếc TV sẽ có nhiều khác biệt
Độ tương phản và chi tiết hình ảnh trên Sony Bravia 7 tốt hơn Samsung Q90D
Khi test bằng những clip Bluray chất lượng cao, bitrate cao nhất, đầy đủ thông tin hình ảnh lấy mẫu, thì có thể thấy sự chênh lệch khá rõ ràng ở Sony Bravia 7 và Samsung Q90D. Đại diện đến từ Nhật Bản xử lý ánh sáng và màu sắc rất chuẩn và không bị dìm màu quá nhiều, còn đại diện đến từ Hàn Quốc thì ngược lại, hình ảnh bị chìm hơn, không nổi bật chủ thể. Độ tương phản và các bước chuyển màu sắc của Sony Bravia 7 cũng nhỉnh hơn, từ đó tạo ra chiều sâu cho không gian hình ảnh hiển thị. Kết quả cuối cùng đến mắt người dùng là độ sống động, chân thực của Bravia 7 sẽ tốt hơn Samsung Q90D.
Tham khảo đánh giá của trang Rtings, kết quả đo bằng máy cho thấy không gian màu của Sony Bravia 7 đạt 8,6 điểm, còn Samsung Q90D chỉ đạt 8,3. Cùng với đó là kết quả Pre Calibration (trước khi căn chỉnh màu, mua sao để vậy) của Sony Bravia là 8,7 điểm, trong khi Samsung Q90D thua khá nhiều, chỉ đạt 6,7 điểm.
Motion Flow – Cái nào tốt hơn thì chơi game, xem bóng đá đẹp hơn
Motionflow là công nghệ xử lý hình ảnh của tivi Sony, cho phép tăng tốc độ khung hình (frame rate) của video lên so với tốc độ gốc để làm mượt hình ảnh. Hơn nữa, công nghệ này còn chèn thêm các khung hình giữa các khung hình gốc để làm tăng độ mượt và sắc nét của video. Ở phía Samsung thì hãng này cũng có công nghệ tương tự gọi là Motion Xcelerator, cũng cơ bản là xử lý tần số quét và chèn khung hình để tạo độ mượt. Quan trọng là TV nào sẽ xử lý tốt hơn, nhất là trong những cảnh quay khó, chuyển động nhanh, số khung hình nhiều và độ giật cao.
Logo Mercedes trên chiếc xe ở TV Bravia 7 (bên trái) rõ nét, còn Samsung Q90D không được như vậy
Có thể dễ dàng đọc được chữ trên thân đoàn tàu, còn trên Samsung Q90D thì chữ bị nhòe đi
Nhờ chip xử lý XR thông minh hơn AI của Sony mà Motionflow trên Sony Bravia 7 đã giúp hình ảnh không bị mờ nhòe
HDvietnam tiến hành test thử khả năng xử lý hình ảnh chuyển động nhanh bằng một clip chuyên dụng. Kết quả cho thấy Motionflow của Sony hiệu quả hơn hẳn trong việc gia tăng tần số quét cũng như chèn thêm khung hình, nhờ thế video được phát sẽ mượt hơn, rõ ràng hơn. Như trong hình test, ta có thể thấy biểu tượng logo chiếc xe ở Bravia 7 rõ nét, còn trên Q90D bị mờ. Hoặc như khi test với cảnh đoàn tàu hỏa đang chạy nhanh, chữ viết trên thân tàu trên TV Bravia 7 vẫn đọc được rõ ràng, thì trên Samsung Q90D lại bị nhòe đi.
Có thể thấy Motionflow là một tính năng quan trọng và hiệu quả của nó có được tốt hay không là do con chip xử lý, ở đây thì chip xử lý XR Processor thông minh hơn cả AI của Sony đã làm tốt hơn bộ xử lý của Samsung. Từ đó, việc xem phim hành động, chơi game và xem bóng đá sẽ được nét hơn, thực hơn, rõ ràng hơn và chi tiết cao hơn.
Sounbar Bravia Theatre Bar 8 – Mảnh ghép hoàn hảo cho rạp hát tại gia
TV dù loa tích hợp có tốt như thế nào thì cũng không thể bằng được với việc kết hợp với một chiếc soundbar. Lần này, HDvietnam test thử với chiếc soundbar khá cao cấp của Sony là Bravia Theatre Bar 8, để xem thử sự khác biệt khi có soundbar như thế nào.
Bravia Theatre Bar 8 kết hợp loa vật lý với loa ảo, từ đó tạo ra trường âm thanh vòm rộng hơn để bao phủ nhiều không gian phòng hơn. Công nghệ âm thanh vòm ảo (Virtual Surround) của Sony giúp mở rộng không gian âm thanh, khiến người dùng có cảm giác như đang thưởng thức âm thanh trong một rạp chiếu phim thực thụ. Các hiệu ứng âm thanh vòm được xử lý rất tốt, giúp tạo ra cảm giác sâu lắng và hòa nhập khi xem phim hoặc chơi game. Đặc biệt, với những bộ phim có nhiều hiệu ứng âm thanh phức tạp, Bravia Theater Bar 8 có thể tái tạo âm thanh rất chi tiết, khiến người dùng dễ dàng cảm nhận được từng chuyển động của âm thanh xung quanh.
Sự khác biệt rõ rệt khi dùng soundbar và không có soundbar (có trong video test), giúp cho người dùng có thể quyết định ngay chuyện mua một cái soundbar như Bravia Theatre Bar 8 là cần thiết. Nhất là khi chúng ta muốn hướng tới một trải nghiệm rạp hát hoàn hảo, thì đây chính là mảnh ghép không thể thiếu cho phòng khách nhà mình. Đặc biệt là thiết kế chân đế của TV Bravia 7 cũng linh hoạt hơn, giúp cho việc để soundbar ngay phía dưới TV được dễ dàng, thuận tiện và đẹp mắt hơn.
Kết luận
Cả hai chiếc TV đều thể hiện tốt hình ảnh trên nhiều tác vụ khác nhau như xem Youtube, Netflix, Bluray… nhưng Sony Bravia 7 cho thấy ưu thế hơn, nhỉnh hơn ở việc xử lý ánh sáng, tái tạo màu da và tùy chỉnh tone màu theo điện ảnh. Bên cạnh đó sự vượt trội ở motionflow cũng là điểm đáng giá mà những ai hay xem bóng đá, phim hành động và chơi game nhiều sẽ lựa chọn Bravia 7 ngay để có trải nghiệm tốt nhất khi thưởng thức những nội dung trên.
Xem thêm về:
Bravia 7: https://www.sony.com.vn/bravia/products/bravia-7?cid=pr-apac-169360
SamsungQ90D:https://www.samsung.com/vn/tvs/qled-tv/qn90d-55-inch-neo-qled-4k-tizen-os-smart-tv-qa55qn90dakxxv/
Mấy tháng trước HDvietnam đã so sánh Sony Bravia 7 và Samsung Q85D, quả là cuộc đấu không mấy cân sức khi chiếc TV đến từ Nhật khá là áp đảo TV đến từ Hàn. Vậy nên lần này HDvietnam sẽ nâng “hạng cân” lên, để cho Bravia 7 “đấu” thử với Q90D, một chiếc TV phân khúc cao của Samsung, xem thử “mèo nào cắn mỉu nào”.
Xem phim và clip trên Youtube – Ai kiểm soát ánh sáng tốt, người ấy sẽ thắng
Để bắt đầu, HDvietnam sẽ test thử xem clip trên Youtube với cả 2 chiếc TV này cùng một lúc. Xem Youtube là hoạt động có thể nói là thường xuyên nhất của chúng ta khi mở TV lên hằng ngày, vì rất nhiều nội dung có sẵn trên đó, từ phim ảnh, MV ca nhạc, đến game show truyền hình, rồi travel blog … đến các clip cho trẻ con xem. Dù là clip trên Youtube có chất lượng không cao lắm khi so với Netflix hay Bluray, nhưng nó là hoạt động thường xuyên, nên trải nghiệm hình ảnh trên ứng dụng này rất là quan trọng.
Bên trái là TV Sony Bravia 7, bên phải là TV Samsung Q90D. Video test thử từ kênh Khói Lam Chiều trên Youtube, có thể thấy màu sắc và ánh sáng của Bravia 7 tươi hơn, sống động hơn
Đánh giá về chất lượng hình ảnh khi xem Youtube trên 2 chiếc TV Sony Bravia 7 và Samsung Q90D, có thể thấy về màu sắc khá tương đồng nhau nhưng phần xử lý ánh sáng thì TV Sony đang xử lý khác biệt hơn, khiến chủ thể nổi bật hơn. Điều này cho thấy con chip xử lý XR thông minh hơn AI của Sony đang hoạt động rất tốt khi có thể phân biệt rõ chủ thể và background, cũng như nhận định các vùng sáng tối chính xác xử lý hình ảnh được sống động và bắt mắt hơn. Việc xem Youtube ấn tượng hơn cũng cho thấy khả năng Upscale của Bravia 7 nhỉnh hơn, vì đa số nội dung trên Youtube là 1080p (còn độ phân giải của 2 chiếc TV này là 4K). Sony có hệ thống thư viện hình ảnh rất phong phú nên trong các tác vụ Upscale luôn nội suy hình ảnh chính xác và chân thực.
Với trang chuyên đánh giá review TV số 1 thế giới hiện nay là Rtings, thì kết quả khi test bằng máy móc của họ cũng khá tương đồng với đánh giá của HDvietnam, khi Rtings chấm điểm “vùng chuyển ánh sáng” (Lighting Zone Transition) của Sony Bravia 7 là 7,5 điểm, còn Samsung Q90D là 7 điểm. Nó cho thấy việc xử lý các vùng ánh sáng của TV Sony đang vượt trội hơn so với đối thủ là Samsung.
Xem phim trên Netflix – Ai có Dolby Vision, người ấy có lợi thế
Phim trên ứng dụng Netflix đã là chuyện khá thông thường đối với người TV, giờ hầu như ai cũng xem phim trên đó vì chất lượng tốt và độ thuận tiện của nó, dù rằng không phải phim nào mình muốn xem cũng có. Nhưng sự khác biệt lớn ở 2 chiếc TV này là xử lý tín hiệu đầu vào, cùng một nguồn tín hiệu từ Netflix (1080p hoặc 4K hoặc có hay không có Dolby Vision) sẽ cho ra kết quả hình ảnh cuối cùng khác nhau trên mỗi chiếc TV.
Có thể nhìn thấy vùng cỏ ở Bravia 7 (bên trái) được thể hiện sắc nét, tách bạch rõ ràng hơn, không bị bệt dính vào nhau như trên Samsung Q90D (bên phải)
Tone màu khác biệt giữa 2 chiếc TV, cũng như việc xử lý ánh sáng vùng mặt cũng khác
Ở đây, HDvietnam sẽ test thử bằng những bộ phim Netflix khá thông dụng, cũng như có Dolby Vision, ví dụ như Damsel (2024), để thử khả năng trình diễn hình ảnh của 2 chiếc TV. Kết quả cho thấy màu sắc mặc dù khá tương đồng nhưng TV Sony Bravia 7 cho không gian màu rộng hơn một chút, cũng như việc xử lý ánh sáng phần khuôn mặt cũng đều hơn, nét hơn, không bị cháy sáng mất màu mất chi tiết như là Samsung Q90D.
Có thể thấy họa tiết hoa văn trên áo nhân vật (phim Red Notice) được Sony Bravia 7 xử lý đẹp hơn, rực rỡ hơn, bắt mắt hơn
Cảnh trong phim Venom (2024)
Với ứng dụng Netflix được cài đặt sẵn trên TV thì Sony Bravia 7 còn có thêm một lợi thế nữa là có thể tùy chỉnh được các chế độ Dolby Vision khác nhau để phù hợp với sở thích xem phim của mình, còn với TV Samsung Q90D thì sẽ không làm được điều này vì không có Dolby Vision, nên ứng dụng Netflix trên Samsung cũng không có. Đây là một điều thiệt thòi cho người dùng của Samsung khi không thể chọn được màu sắc ánh sáng phù hợp với mình khi xem Netflix.
Xem phim/clip Buray – Khi đẳng cấp lên tiếng
Như đã nói ở nhiều bài viết trước đây, những cinephile đích thực luôn tìm kiếm những hình ảnh đẹp nhất, chất lượng cao nhất, và điều đó chỉ có ở phim Bluray 4K, chỉ có định dạng chất lượng cao này mới có thể “mang cả rạp hát về nhà” một cách thực thụ. Nên HDvietnam đã test việc trình diễn hình ảnh bluray với một số phim chất lượng cao quen thuộc, chế độ hình ảnh set ở tiêu chuẩn và không can thiệp calibrate gì màu sắc, để đúng với người dùng thông thường khi mua TV về nhà sử dụng nhất.
Khi xem bluray 4K chất lượng cao, hình ảnh được tái tạo trên 2 chiếc TV sẽ có nhiều khác biệt
Độ tương phản và chi tiết hình ảnh trên Sony Bravia 7 tốt hơn Samsung Q90D
Khi test bằng những clip Bluray chất lượng cao, bitrate cao nhất, đầy đủ thông tin hình ảnh lấy mẫu, thì có thể thấy sự chênh lệch khá rõ ràng ở Sony Bravia 7 và Samsung Q90D. Đại diện đến từ Nhật Bản xử lý ánh sáng và màu sắc rất chuẩn và không bị dìm màu quá nhiều, còn đại diện đến từ Hàn Quốc thì ngược lại, hình ảnh bị chìm hơn, không nổi bật chủ thể. Độ tương phản và các bước chuyển màu sắc của Sony Bravia 7 cũng nhỉnh hơn, từ đó tạo ra chiều sâu cho không gian hình ảnh hiển thị. Kết quả cuối cùng đến mắt người dùng là độ sống động, chân thực của Bravia 7 sẽ tốt hơn Samsung Q90D.
Tham khảo đánh giá của trang Rtings, kết quả đo bằng máy cho thấy không gian màu của Sony Bravia 7 đạt 8,6 điểm, còn Samsung Q90D chỉ đạt 8,3. Cùng với đó là kết quả Pre Calibration (trước khi căn chỉnh màu, mua sao để vậy) của Sony Bravia là 8,7 điểm, trong khi Samsung Q90D thua khá nhiều, chỉ đạt 6,7 điểm.
Motion Flow – Cái nào tốt hơn thì chơi game, xem bóng đá đẹp hơn
Motionflow là công nghệ xử lý hình ảnh của tivi Sony, cho phép tăng tốc độ khung hình (frame rate) của video lên so với tốc độ gốc để làm mượt hình ảnh. Hơn nữa, công nghệ này còn chèn thêm các khung hình giữa các khung hình gốc để làm tăng độ mượt và sắc nét của video. Ở phía Samsung thì hãng này cũng có công nghệ tương tự gọi là Motion Xcelerator, cũng cơ bản là xử lý tần số quét và chèn khung hình để tạo độ mượt. Quan trọng là TV nào sẽ xử lý tốt hơn, nhất là trong những cảnh quay khó, chuyển động nhanh, số khung hình nhiều và độ giật cao.
Logo Mercedes trên chiếc xe ở TV Bravia 7 (bên trái) rõ nét, còn Samsung Q90D không được như vậy
Có thể dễ dàng đọc được chữ trên thân đoàn tàu, còn trên Samsung Q90D thì chữ bị nhòe đi
Nhờ chip xử lý XR thông minh hơn AI của Sony mà Motionflow trên Sony Bravia 7 đã giúp hình ảnh không bị mờ nhòe
HDvietnam tiến hành test thử khả năng xử lý hình ảnh chuyển động nhanh bằng một clip chuyên dụng. Kết quả cho thấy Motionflow của Sony hiệu quả hơn hẳn trong việc gia tăng tần số quét cũng như chèn thêm khung hình, nhờ thế video được phát sẽ mượt hơn, rõ ràng hơn. Như trong hình test, ta có thể thấy biểu tượng logo chiếc xe ở Bravia 7 rõ nét, còn trên Q90D bị mờ. Hoặc như khi test với cảnh đoàn tàu hỏa đang chạy nhanh, chữ viết trên thân tàu trên TV Bravia 7 vẫn đọc được rõ ràng, thì trên Samsung Q90D lại bị nhòe đi.
Có thể thấy Motionflow là một tính năng quan trọng và hiệu quả của nó có được tốt hay không là do con chip xử lý, ở đây thì chip xử lý XR Processor thông minh hơn cả AI của Sony đã làm tốt hơn bộ xử lý của Samsung. Từ đó, việc xem phim hành động, chơi game và xem bóng đá sẽ được nét hơn, thực hơn, rõ ràng hơn và chi tiết cao hơn.
Sounbar Bravia Theatre Bar 8 – Mảnh ghép hoàn hảo cho rạp hát tại gia
TV dù loa tích hợp có tốt như thế nào thì cũng không thể bằng được với việc kết hợp với một chiếc soundbar. Lần này, HDvietnam test thử với chiếc soundbar khá cao cấp của Sony là Bravia Theatre Bar 8, để xem thử sự khác biệt khi có soundbar như thế nào.
Bravia Theatre Bar 8 kết hợp loa vật lý với loa ảo, từ đó tạo ra trường âm thanh vòm rộng hơn để bao phủ nhiều không gian phòng hơn. Công nghệ âm thanh vòm ảo (Virtual Surround) của Sony giúp mở rộng không gian âm thanh, khiến người dùng có cảm giác như đang thưởng thức âm thanh trong một rạp chiếu phim thực thụ. Các hiệu ứng âm thanh vòm được xử lý rất tốt, giúp tạo ra cảm giác sâu lắng và hòa nhập khi xem phim hoặc chơi game. Đặc biệt, với những bộ phim có nhiều hiệu ứng âm thanh phức tạp, Bravia Theater Bar 8 có thể tái tạo âm thanh rất chi tiết, khiến người dùng dễ dàng cảm nhận được từng chuyển động của âm thanh xung quanh.
Sự khác biệt rõ rệt khi dùng soundbar và không có soundbar (có trong video test), giúp cho người dùng có thể quyết định ngay chuyện mua một cái soundbar như Bravia Theatre Bar 8 là cần thiết. Nhất là khi chúng ta muốn hướng tới một trải nghiệm rạp hát hoàn hảo, thì đây chính là mảnh ghép không thể thiếu cho phòng khách nhà mình. Đặc biệt là thiết kế chân đế của TV Bravia 7 cũng linh hoạt hơn, giúp cho việc để soundbar ngay phía dưới TV được dễ dàng, thuận tiện và đẹp mắt hơn.
Kết luận
Cả hai chiếc TV đều thể hiện tốt hình ảnh trên nhiều tác vụ khác nhau như xem Youtube, Netflix, Bluray… nhưng Sony Bravia 7 cho thấy ưu thế hơn, nhỉnh hơn ở việc xử lý ánh sáng, tái tạo màu da và tùy chỉnh tone màu theo điện ảnh. Bên cạnh đó sự vượt trội ở motionflow cũng là điểm đáng giá mà những ai hay xem bóng đá, phim hành động và chơi game nhiều sẽ lựa chọn Bravia 7 ngay để có trải nghiệm tốt nhất khi thưởng thức những nội dung trên.
Xem thêm về:
Bravia 7: https://www.sony.com.vn/bravia/products/bravia-7?cid=pr-apac-169360
SamsungQ90D:https://www.samsung.com/vn/tvs/qled-tv/qn90d-55-inch-neo-qled-4k-tizen-os-smart-tv-qa55qn90dakxxv/