Mote E chuẩn bị ra mắt ở thị trường Việt Nam nhưng liệu có thể đánh bại được ZenFone 4 hay không đó là 1 câu hỏi lớn
Thiết kế
Moto E thiết kế với kiểu dáng khá đơn giản và thanh lịch, thiết kế với các cạnh bo tròn giống như người tiền nhiệm Moto G trước đó, với kích thước 124.8x64.8x12.3mm và nặng 142g.
Với thiết kế như thế này thì Moto E dày và nặng hơn so với ZenFone 4 khi ZenFone 4 kích thước chỉ 124.42 x 61.44 x 11.5 mm (LxWxH) và nặng 115g
Mặt lưng của Moto E được bo tròn và làm bằng chất liệu nhựa PolyCarbonate cho cảm giác cầm nhẵn mịn khá dễ chịu. Moto E bán ra tới 5 loại ốp lưng bề mặt nhám, Moto E được tích hợp một lớp phủ nano chống nước, có thể tháo nắp lưng được nhưng không thể tháo pin.
Còn với ZenFone 4 thiết kế cũng lớp vỏ bằng nhựa hơi nhám hạn chế dính vân tay, nắp lưng có thể thào rời được và cũng có thể tháo được pin để thay thế dễ dàng.
Màn hình
Moto E sở hữu màn hình 4.3 inch với độ phân giải 540x960 pixel và mật độ điểm ảnh khá ấn tượng 256ppi và cũng có thêm lớp kính cường lực Gorilla Glass 3. Tuy nhiên màn hình của Moto E không sắt nét lắm, khi nhìn từ các góc hẹp, màu sắc trên Moto E sẽ bị biến dạng và mờ nhạt đi
Tuy ZenFone 4 sỡ hữu màn hình 4 inch độ phân giải 480x800 và mật độ điểm ảnh 233ppi nhưng thực tế cho thấy người dùng dễ dàng nhận ra những đường răng cưa khi xem ảnh hoặc chữ từ màn của máy, góc nhìn thực tế cũng khá hẹp. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng màn hình Zenfone 4 vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng cơ bản, màu sắc hiển thị tốt và sáng
Hiệu năng và hệ điều hành
Moto E khí bán ra thị trường sẽ sử dụng hệ điều hành Android 4.4.2 Kitkat Giao diện của Moto E khá rõ ràng, trực quan và đơn giản, và do đó sẽ rất hấp dẫn với những người mới sử dụng Android. Ngoài các ứng dụng mặc định của Google Android, Moto E còn đi kèm với các ứng dụng đặc trưng mang thương hiệu Motorola, bao gồm: Moto Alert, Moto Assist và Motorola Migrate.
Trong khi đó ZenFone 4 tích hợp sẵn hệ điều hành Android 4.3(có thể nâng cấp lên Android 4.4.2) với giao diện ZenUI riêng biệt của Asus. Asus cũng tích hợp vào máy một vài ứng dụng nhỏ bên cạnh các ứng dụng quen thuộc của Google như quản lý file, ghi chú, phần mềm chỉnh chế độ nhạc (AudioWizard) và chỉnh màn hình (nhiệt màu, độ bão hòa và sắc thái màu).
1 nhược điểm khá lớn của Moto E so với ZenFone 4 là chỉ sử dụng vi xử lý Snapdragon 200 lõi kép 1,2 GHz và 1GB RAM chỉ vừa đủ chạy mượt Android 4.4.2, trong khi bộ nhớ trong của Moto E chỉ có 4GB điều này gây nên sự bất lợi lớn cho người dùng, may là máy vẫn hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD với khả năng nâng cấp tối đa 32GB.
Trong khi đó Zenfone 4 được nhà sản xuất ưu ái trang bị cho bộ vi xử lý lõi kép Intel Z2520 1.2GHz( tốt hơn khá nhiều so với bộ vi xử lý Snapdragon 200) và RAM 1GB. Điều này đã giúp máy hoạt động mượt mà hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh và chơi được cả những game 3D nặng mà các sản phẩm cùng tầm giá không chạy nổi hoặc chạy rất giật. Zenfone 4 có bộ nhớ tới 8GB (còn 4,6GB trống cho người dùng), cũng là ưu thế lớn so với các máy cùng tầm giá đều chỉ có 4GB cùng khe cắm thẻ nhớ ngoài mở rộng tới 64GB.
Camera
ZenFone 4 và Moto E đều có cùng camera sau 5.0 MP và không có đèn flash nhưng ZenFone 4 vẫn lợi thế hơn khi sở hữu camera trước 0.3 MP.
Với ứng dụng camera của Moto E người dùng sẽ không thể điều khiển bằng tay và cũng không có nhiều chế độ chụp phong phú, nhưng vẫn có cả chế độ HDR và chế độ toàn cảnh. Video được thực hiện với Moto E ở độ phân giải khiêm tốn chỉ 864x480 pixel, nghĩa là thấp hơn 720p tới hai lần, do đó không có gì ngạc nhiên khi chất lượng video cũng khó có thể làm hài lòng người dùng.
Ứng dụng camera của ZenFone 4 hỗ trợ nhiều tính năng chụp ảnh gồm HDR, toàn cảnh (panorama), ảnh động GIF, ảnh tự sướng, chụp đêm, xóa phông, xóa đối tượng chuyển động trong ảnh, làm đẹp da và đặc biệt là chế độ chụp đêm. Ngoài ra, camera của Zenfone 4 cũng có các tùy chỉnh cơ bản để cải thiện chất lượng ảnh như chỉnh ISO, cân bằng trắng, bù trừ sáng, lấy nét tay. Đặc biệt, chiếc camera chính phía sau có thể quay phim độ phân giải tới Full-HD với tốc độ 30 khung hình/giây (fps).
Pin
1 lợi thế lớn của Moto E so với ZenFone 4 là nhờ vào việc sở hữu pin với dung lượng khá lớn 1.980 mAh so với pin 1200mAh của ZenFone 4. Tuy nhiên Pin của Moto E không thể tháo rời được trong khi đó khi mua ZenFone 4 người dùng sẽ được tặng thêm 1 pin 1200mAh.
Kết luận
Moto E vẫn đảm bảo mang đến cho người dùng một trải nghiệm Android tối ưu và đơn giản nhất trong một thiết kế nhỏ gọn. Ngoài ra người dùng còn có thể thay vỏ phía sau với nhiều màu sắc khác nhau tùy thích. Tuy nhiên để đánh bại được ZenFone 4 ở thị trường smartphone giá rẻ ở Việt Nam đó không phải là 1 điều dễ dàng
Thiết kế
Moto E thiết kế với kiểu dáng khá đơn giản và thanh lịch, thiết kế với các cạnh bo tròn giống như người tiền nhiệm Moto G trước đó, với kích thước 124.8x64.8x12.3mm và nặng 142g.
Với thiết kế như thế này thì Moto E dày và nặng hơn so với ZenFone 4 khi ZenFone 4 kích thước chỉ 124.42 x 61.44 x 11.5 mm (LxWxH) và nặng 115g
Mặt lưng của Moto E được bo tròn và làm bằng chất liệu nhựa PolyCarbonate cho cảm giác cầm nhẵn mịn khá dễ chịu. Moto E bán ra tới 5 loại ốp lưng bề mặt nhám, Moto E được tích hợp một lớp phủ nano chống nước, có thể tháo nắp lưng được nhưng không thể tháo pin.
Còn với ZenFone 4 thiết kế cũng lớp vỏ bằng nhựa hơi nhám hạn chế dính vân tay, nắp lưng có thể thào rời được và cũng có thể tháo được pin để thay thế dễ dàng.
Màn hình
Moto E sở hữu màn hình 4.3 inch với độ phân giải 540x960 pixel và mật độ điểm ảnh khá ấn tượng 256ppi và cũng có thêm lớp kính cường lực Gorilla Glass 3. Tuy nhiên màn hình của Moto E không sắt nét lắm, khi nhìn từ các góc hẹp, màu sắc trên Moto E sẽ bị biến dạng và mờ nhạt đi
Tuy ZenFone 4 sỡ hữu màn hình 4 inch độ phân giải 480x800 và mật độ điểm ảnh 233ppi nhưng thực tế cho thấy người dùng dễ dàng nhận ra những đường răng cưa khi xem ảnh hoặc chữ từ màn của máy, góc nhìn thực tế cũng khá hẹp. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng màn hình Zenfone 4 vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng cơ bản, màu sắc hiển thị tốt và sáng
Hiệu năng và hệ điều hành
Moto E khí bán ra thị trường sẽ sử dụng hệ điều hành Android 4.4.2 Kitkat Giao diện của Moto E khá rõ ràng, trực quan và đơn giản, và do đó sẽ rất hấp dẫn với những người mới sử dụng Android. Ngoài các ứng dụng mặc định của Google Android, Moto E còn đi kèm với các ứng dụng đặc trưng mang thương hiệu Motorola, bao gồm: Moto Alert, Moto Assist và Motorola Migrate.
Trong khi đó ZenFone 4 tích hợp sẵn hệ điều hành Android 4.3(có thể nâng cấp lên Android 4.4.2) với giao diện ZenUI riêng biệt của Asus. Asus cũng tích hợp vào máy một vài ứng dụng nhỏ bên cạnh các ứng dụng quen thuộc của Google như quản lý file, ghi chú, phần mềm chỉnh chế độ nhạc (AudioWizard) và chỉnh màn hình (nhiệt màu, độ bão hòa và sắc thái màu).
1 nhược điểm khá lớn của Moto E so với ZenFone 4 là chỉ sử dụng vi xử lý Snapdragon 200 lõi kép 1,2 GHz và 1GB RAM chỉ vừa đủ chạy mượt Android 4.4.2, trong khi bộ nhớ trong của Moto E chỉ có 4GB điều này gây nên sự bất lợi lớn cho người dùng, may là máy vẫn hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD với khả năng nâng cấp tối đa 32GB.
Trong khi đó Zenfone 4 được nhà sản xuất ưu ái trang bị cho bộ vi xử lý lõi kép Intel Z2520 1.2GHz( tốt hơn khá nhiều so với bộ vi xử lý Snapdragon 200) và RAM 1GB. Điều này đã giúp máy hoạt động mượt mà hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh và chơi được cả những game 3D nặng mà các sản phẩm cùng tầm giá không chạy nổi hoặc chạy rất giật. Zenfone 4 có bộ nhớ tới 8GB (còn 4,6GB trống cho người dùng), cũng là ưu thế lớn so với các máy cùng tầm giá đều chỉ có 4GB cùng khe cắm thẻ nhớ ngoài mở rộng tới 64GB.
Camera
ZenFone 4 và Moto E đều có cùng camera sau 5.0 MP và không có đèn flash nhưng ZenFone 4 vẫn lợi thế hơn khi sở hữu camera trước 0.3 MP.
Với ứng dụng camera của Moto E người dùng sẽ không thể điều khiển bằng tay và cũng không có nhiều chế độ chụp phong phú, nhưng vẫn có cả chế độ HDR và chế độ toàn cảnh. Video được thực hiện với Moto E ở độ phân giải khiêm tốn chỉ 864x480 pixel, nghĩa là thấp hơn 720p tới hai lần, do đó không có gì ngạc nhiên khi chất lượng video cũng khó có thể làm hài lòng người dùng.
Ứng dụng camera của ZenFone 4 hỗ trợ nhiều tính năng chụp ảnh gồm HDR, toàn cảnh (panorama), ảnh động GIF, ảnh tự sướng, chụp đêm, xóa phông, xóa đối tượng chuyển động trong ảnh, làm đẹp da và đặc biệt là chế độ chụp đêm. Ngoài ra, camera của Zenfone 4 cũng có các tùy chỉnh cơ bản để cải thiện chất lượng ảnh như chỉnh ISO, cân bằng trắng, bù trừ sáng, lấy nét tay. Đặc biệt, chiếc camera chính phía sau có thể quay phim độ phân giải tới Full-HD với tốc độ 30 khung hình/giây (fps).
Pin
1 lợi thế lớn của Moto E so với ZenFone 4 là nhờ vào việc sở hữu pin với dung lượng khá lớn 1.980 mAh so với pin 1200mAh của ZenFone 4. Tuy nhiên Pin của Moto E không thể tháo rời được trong khi đó khi mua ZenFone 4 người dùng sẽ được tặng thêm 1 pin 1200mAh.
Kết luận
Moto E vẫn đảm bảo mang đến cho người dùng một trải nghiệm Android tối ưu và đơn giản nhất trong một thiết kế nhỏ gọn. Ngoài ra người dùng còn có thể thay vỏ phía sau với nhiều màu sắc khác nhau tùy thích. Tuy nhiên để đánh bại được ZenFone 4 ở thị trường smartphone giá rẻ ở Việt Nam đó không phải là 1 điều dễ dàng