Phần lớn dư luận xã hội, người dân thời gian qua đã đồng thuận với những quy định đổi mới về thi cử của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Một năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo cho thấy những thay đổi trong thi cử, vốn được chọn là khâu đột phá.
Dù còn điểm này điểm khác, phần lớn dư luận xã hội, người dân thời gian qua đã đồng thuận với những quy định đổi mới về thi cử của Bộ GD-ĐT.
Việc tổ chức bốn đợt thi (tốt nghiệp THPT, đợt 1 và đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, kỳ thi tuyển sinh CĐ) nay giảm xuống còn một kỳ thi THPT quốc gia không chỉ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng cho xã hội, mà còn đáp ứng các yêu cầu cơ bản, đảm bảo quyền, nguyện vọng học tập và thi cử của học sinh trong cả nước.
Học sinh và gia đình được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội, từng bước hội nhập với cách thức tổ chức học và thi của các nước tiên tiến trên thế giới
Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng tích cực đẩy nhanh xây dựng đề án đổi mới theo hướng tách bạch giữa chương trình và sách giáo khoa.
Mục tiêu của đề án nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức - trí - thể - mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Với việc xây dựng đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang được tích cực triển khai, hy vọng Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu, ghi nhận ý kiến của chuyên gia, nhà giáo dục, các giáo viên để xây dựng được hệ thống chương trình, sách giáo khoa hiện đại, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo.
Bên cạnh đó, những đề án tập huấn cho giáo viên phương pháp giảng dạy mới theo hướng tích hợp, đào tạo lại giáo viên; xã hội hóa giáo dục, đào tạo, dạy nghề; phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở bậc phổ thông; đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư cho cơ sở giáo dục... cần tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tiếp theo.
Xem thêm bài viết:Địa điểm du lịch 63 tỉnh thành
Một năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo cho thấy những thay đổi trong thi cử, vốn được chọn là khâu đột phá.
Dù còn điểm này điểm khác, phần lớn dư luận xã hội, người dân thời gian qua đã đồng thuận với những quy định đổi mới về thi cử của Bộ GD-ĐT.
Việc tổ chức bốn đợt thi (tốt nghiệp THPT, đợt 1 và đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, kỳ thi tuyển sinh CĐ) nay giảm xuống còn một kỳ thi THPT quốc gia không chỉ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng cho xã hội, mà còn đáp ứng các yêu cầu cơ bản, đảm bảo quyền, nguyện vọng học tập và thi cử của học sinh trong cả nước.
Học sinh và gia đình được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội, từng bước hội nhập với cách thức tổ chức học và thi của các nước tiên tiến trên thế giới
Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng tích cực đẩy nhanh xây dựng đề án đổi mới theo hướng tách bạch giữa chương trình và sách giáo khoa.
Mục tiêu của đề án nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức - trí - thể - mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Với việc xây dựng đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang được tích cực triển khai, hy vọng Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu, ghi nhận ý kiến của chuyên gia, nhà giáo dục, các giáo viên để xây dựng được hệ thống chương trình, sách giáo khoa hiện đại, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo.
Bên cạnh đó, những đề án tập huấn cho giáo viên phương pháp giảng dạy mới theo hướng tích hợp, đào tạo lại giáo viên; xã hội hóa giáo dục, đào tạo, dạy nghề; phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở bậc phổ thông; đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư cho cơ sở giáo dục... cần tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tiếp theo.
Xem thêm bài viết:Địa điểm du lịch 63 tỉnh thành