Tuy gây ấn tượng mạnh mẽ với giới công nghệ trong màn ra mắt mới đây và thậm chí còn được ví là “kẻ thay đổi cuộc chơi” nhưng smartphone màn hình gập Galaxy Fold liệu có thể giúp vực dậy doanh thu mảng di động cho Samsung trong năm 2019?
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc mới đây đã khiến giới công nghệ bất ngờ khi hé lộ chính thức "dung nhan", thậm chí là ngày bán ra thị trường của chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Fold đầu tiên của mình.
Mặc dù vậy với mức giá lên tới 1980 USD, vẫn còn nhiều hoài nghi về khả năng Galaxy Fold có thể đem lại thành công cho Samsung và phần nào vực dậy doanh số mảng di động vốn đang đi xuống trong Q4/2018 vừa qua.
Theo báo cáo của Samsung, lợi nhuận mảng di động trong Q4/2018 chỉ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do thế hệ Galaxy S9 và Note9 chưa có nhiều đột phá.
Trước thời điểm ra mắt thế hệ Galaxy S10 và Galaxy Fold, giới phân tích bày tỏ rất lạc quan trước cơ hội xoay chuyển tình thế của Samsung vì thế hệ Galaxy S10 và Galaxy Fold sẽ đem tới những yếu tố hình thức mới lạ và một số tính năng hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên liệu những kỳ vọng đó có thể trở thành sự thật? Chúng ta không phải nghi ngờ về thành công của Galaxy S10/S10+ và S10e nhờ sở hữu màn hình đục lỗ mới lạ, hệ thống 3 camera tiên tiến, sạc không dây ngược,...
Nhưng còn Galaxy Fold liệu có thể thành công nhờ việc là một trong những thiết bị tiên phong trong cuộc đua smartphone màn hình gập? Đó chính là băn khoăn của không ít người theo chủ nghĩa hoài nghi khi nhắc đến triển vọng của Galaxy Fold.
Rất khó để người dùng có thể chấp nhận ngay lập tức một thiết kế, một công nghệ hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện trước đây. Chưa kể Galaxy Fold mới chỉ "bước ra ánh sáng" sau hơn 8 năm nghiên cứu và giới công nghệ cũng chưa thể nắm rõ tính thực dụng của thiết bị và khả năng thuyết phục người dùng sẽ ra sao.
Một vài cư dân mạng đã hoài nghi, đơn cử tài khoản Twitter @zollotech: "1.980 đô la cho một chiếc Galaxy Fold? Không, cảm ơn nhé! Hãy chờ xem! Chiếc iPhone tiếp theo có khi sẽ có giá 1.999 USD cũng nên".
Hay tài khoản Twitter @jackphan viết: "Sáng tạo ư? Chắc chắn rồi. Mọi người có cần không? Chưa hẳn vì 6 camera, 2 màn hình và 2 viên pin và có giá tới 1.980 USD sao?".
Vậy dựa trên niềm tin nào để cho rằng, Galaxy Fold có thể góp sức cùng thế hệ Galaxy S10 giúp vực dậy doanh thu cho mảng di động trong năm nay? Câu trả lời chỉ có thể nằm ở giá bán.
Galaxy Fold: Đầy triển vọng phát triển nhưng chưa phải bây giờ
Nhà phân tích Mark Newman thuộc hãng nghiên cứu Bernstein cho rằng, Galaxy Fold là "kẻ thay đổi cuộc chơi theo đúng nghĩa" nhưng tạm thời chỉ trong dài hạn. Nói cách khác, Galaxy Fold không phải là một thiết bị sẽ đem tới lợi nhuận lớn nhất cho Samsung trong năm nay.
Newman cho rằng, mức giá gần 2000 USD chính là rào cản lớn nhất khiến Galaxy Fold chưa phải là thiết bị có khả năng thay đổi cục diện hiện tại. Thế nhưng theo ông, sự xuất hiện của Galaxy Fold đem tới rất nhiều cái lợi cho Samsung.
Sản phẩm vừa là một công cụ quảng bá thương hiệu đắc lực và vừa là một thiết bị giúp thu nhận phản hồi của thị trường về công nghệ tương lai. Trong bối cảnh thị trường smartphone đang ngày một bão hòa và nhàm chán với những thiết kế cũ kỹ liên tục xuất hiện.
Lúc này một sự đột phá mang tính táo bạo và khác biệt như Galaxy Fold sẽ là tâm điểm chú ý và khiến người tiêu dùng lẫn giới công nghệ có một cách nhìn khác về smartphone. Lâu dần mọi người sẽ quen với khái niệm smartphone màn hình gập và biết rằng Samsung là một trong những hãng đi đầu trong lĩnh vực này.
Giả sử sau này thế giới smartphone chuyển hướng đúng theo ý tưởng smartphone màn hình gập của các hãng, không chỉ riêng Samsung mà còn rất nhiều hãng đi đầu như Huawei hoặc Xiaomi sẽ được hưởng thành quả lớn nhất.
Để Galaxy Fold trở thành động lực tăng trưởng chính, Samsung phải giải quyết được bài toán sản lượng tấm nền OLED dẻo và năng lực sản xuất
Do năng lực sản xuất ban đầu còn hạn chế nên Samsung dự kiến sẽ chỉ sản xuất khoảng 1 triệu chiếc theo như nhiều tin đồn trước đây. Để bù lại cho doanh số thấp, Samsung buộc phải đẩy giá bán lên cao. Mức giá lên tới 1980 USD của Galaxy Fold hứa hẹn sẽ giúp tối đa hóa doanh thu cho Samsung ngay cả khi hãng không bán được nhiều.
Nếu Samsung có thể bán được 1 triệu chiếc Galaxy Fold với giá bán trung bình như hiện nay, doanh thu từ chiếc máy này có thể đạt tới gần 2 tỷ USD chỉ trong năm 2019 này. Tất nhiên con số này chỉ là một phần nhỏ so với doanh thu lên tới 200 tỷ USD mỗi năm của dòng Galaxy.
Thoạt nghe có vẻ khá hấp dẫn nhưng để làm được điều này không hề dễ dàng vì Samsung còn vướng mắc ở một số vấn đề, đặc biệt là sản lượng màn hình OLED dẻo. Giới phân tích cho rằng, màn hình OLED dẻo rất khó sản xuất và làm hạn chế năng lực sản xuất của Samsung.
Nếu như Samsung và các hãng khác có thể sản xuất hàng trăm triệu màn hình LCD và OLED mỗi năm thì với màn hình OLED dẻo, Samsung chỉ đặt mục tiêu sản xuất tối đa khoảng 1 triệu tấm trong năm nay. Như vậy ngay cả khi thị trường xuất hiện nhu cầu lớn về Galaxy Fold thì Samsung cũng sẽ khó có thể đáp ứng được hết cho tất cả khách hàng.
Không chỉ gặp khó về năng lực sản xuất, Samsung còn gặp khó trong việc duy trì tỷ suất lợi nhuận cao trong mảng kinh doanh smartphone do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với iPhone và các hãng Trung Quốc đang nhăm nhe soán ngôi như Huawei, Xiaomi.
Hiện nay dù Samsung vẫn đang dẫn đầu thị trường với hơn 20% thị phần nhưng rất có thể trong tương lai khi doanh số mảng di động chùng xuống, Samsung sẽ đánh mất vị trí số 1 khi các hãng smartphone Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong báo cáo tài chính quý trước, Samsung đã nhắc rất nhiều đến thế hệ Galaxy S10, công nghệ 5G và smartphone màn hình gập và coi đó là những động lực tăng trưởng doanh số chính cho Samsung trong năm nay. Thế nhưng để biết kỳ vọng đó của Samsung có thể trở thành sự thật hay không, chúng ta sẽ cần chờ kết quả kinh doanh trong vài quý tới.
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc mới đây đã khiến giới công nghệ bất ngờ khi hé lộ chính thức "dung nhan", thậm chí là ngày bán ra thị trường của chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Fold đầu tiên của mình.
Mặc dù vậy với mức giá lên tới 1980 USD, vẫn còn nhiều hoài nghi về khả năng Galaxy Fold có thể đem lại thành công cho Samsung và phần nào vực dậy doanh số mảng di động vốn đang đi xuống trong Q4/2018 vừa qua.
Theo báo cáo của Samsung, lợi nhuận mảng di động trong Q4/2018 chỉ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do thế hệ Galaxy S9 và Note9 chưa có nhiều đột phá.
Trước thời điểm ra mắt thế hệ Galaxy S10 và Galaxy Fold, giới phân tích bày tỏ rất lạc quan trước cơ hội xoay chuyển tình thế của Samsung vì thế hệ Galaxy S10 và Galaxy Fold sẽ đem tới những yếu tố hình thức mới lạ và một số tính năng hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên liệu những kỳ vọng đó có thể trở thành sự thật? Chúng ta không phải nghi ngờ về thành công của Galaxy S10/S10+ và S10e nhờ sở hữu màn hình đục lỗ mới lạ, hệ thống 3 camera tiên tiến, sạc không dây ngược,...
Nhưng còn Galaxy Fold liệu có thể thành công nhờ việc là một trong những thiết bị tiên phong trong cuộc đua smartphone màn hình gập? Đó chính là băn khoăn của không ít người theo chủ nghĩa hoài nghi khi nhắc đến triển vọng của Galaxy Fold.
Rất khó để người dùng có thể chấp nhận ngay lập tức một thiết kế, một công nghệ hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện trước đây. Chưa kể Galaxy Fold mới chỉ "bước ra ánh sáng" sau hơn 8 năm nghiên cứu và giới công nghệ cũng chưa thể nắm rõ tính thực dụng của thiết bị và khả năng thuyết phục người dùng sẽ ra sao.
Một vài cư dân mạng đã hoài nghi, đơn cử tài khoản Twitter @zollotech: "1.980 đô la cho một chiếc Galaxy Fold? Không, cảm ơn nhé! Hãy chờ xem! Chiếc iPhone tiếp theo có khi sẽ có giá 1.999 USD cũng nên".
Hay tài khoản Twitter @jackphan viết: "Sáng tạo ư? Chắc chắn rồi. Mọi người có cần không? Chưa hẳn vì 6 camera, 2 màn hình và 2 viên pin và có giá tới 1.980 USD sao?".
Vậy dựa trên niềm tin nào để cho rằng, Galaxy Fold có thể góp sức cùng thế hệ Galaxy S10 giúp vực dậy doanh thu cho mảng di động trong năm nay? Câu trả lời chỉ có thể nằm ở giá bán.
Galaxy Fold: Đầy triển vọng phát triển nhưng chưa phải bây giờ
Nhà phân tích Mark Newman thuộc hãng nghiên cứu Bernstein cho rằng, Galaxy Fold là "kẻ thay đổi cuộc chơi theo đúng nghĩa" nhưng tạm thời chỉ trong dài hạn. Nói cách khác, Galaxy Fold không phải là một thiết bị sẽ đem tới lợi nhuận lớn nhất cho Samsung trong năm nay.
Newman cho rằng, mức giá gần 2000 USD chính là rào cản lớn nhất khiến Galaxy Fold chưa phải là thiết bị có khả năng thay đổi cục diện hiện tại. Thế nhưng theo ông, sự xuất hiện của Galaxy Fold đem tới rất nhiều cái lợi cho Samsung.
Sản phẩm vừa là một công cụ quảng bá thương hiệu đắc lực và vừa là một thiết bị giúp thu nhận phản hồi của thị trường về công nghệ tương lai. Trong bối cảnh thị trường smartphone đang ngày một bão hòa và nhàm chán với những thiết kế cũ kỹ liên tục xuất hiện.
Lúc này một sự đột phá mang tính táo bạo và khác biệt như Galaxy Fold sẽ là tâm điểm chú ý và khiến người tiêu dùng lẫn giới công nghệ có một cách nhìn khác về smartphone. Lâu dần mọi người sẽ quen với khái niệm smartphone màn hình gập và biết rằng Samsung là một trong những hãng đi đầu trong lĩnh vực này.
Giả sử sau này thế giới smartphone chuyển hướng đúng theo ý tưởng smartphone màn hình gập của các hãng, không chỉ riêng Samsung mà còn rất nhiều hãng đi đầu như Huawei hoặc Xiaomi sẽ được hưởng thành quả lớn nhất.
Để Galaxy Fold trở thành động lực tăng trưởng chính, Samsung phải giải quyết được bài toán sản lượng tấm nền OLED dẻo và năng lực sản xuất
Do năng lực sản xuất ban đầu còn hạn chế nên Samsung dự kiến sẽ chỉ sản xuất khoảng 1 triệu chiếc theo như nhiều tin đồn trước đây. Để bù lại cho doanh số thấp, Samsung buộc phải đẩy giá bán lên cao. Mức giá lên tới 1980 USD của Galaxy Fold hứa hẹn sẽ giúp tối đa hóa doanh thu cho Samsung ngay cả khi hãng không bán được nhiều.
Nếu Samsung có thể bán được 1 triệu chiếc Galaxy Fold với giá bán trung bình như hiện nay, doanh thu từ chiếc máy này có thể đạt tới gần 2 tỷ USD chỉ trong năm 2019 này. Tất nhiên con số này chỉ là một phần nhỏ so với doanh thu lên tới 200 tỷ USD mỗi năm của dòng Galaxy.
Thoạt nghe có vẻ khá hấp dẫn nhưng để làm được điều này không hề dễ dàng vì Samsung còn vướng mắc ở một số vấn đề, đặc biệt là sản lượng màn hình OLED dẻo. Giới phân tích cho rằng, màn hình OLED dẻo rất khó sản xuất và làm hạn chế năng lực sản xuất của Samsung.
Nếu như Samsung và các hãng khác có thể sản xuất hàng trăm triệu màn hình LCD và OLED mỗi năm thì với màn hình OLED dẻo, Samsung chỉ đặt mục tiêu sản xuất tối đa khoảng 1 triệu tấm trong năm nay. Như vậy ngay cả khi thị trường xuất hiện nhu cầu lớn về Galaxy Fold thì Samsung cũng sẽ khó có thể đáp ứng được hết cho tất cả khách hàng.
Không chỉ gặp khó về năng lực sản xuất, Samsung còn gặp khó trong việc duy trì tỷ suất lợi nhuận cao trong mảng kinh doanh smartphone do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với iPhone và các hãng Trung Quốc đang nhăm nhe soán ngôi như Huawei, Xiaomi.
Hiện nay dù Samsung vẫn đang dẫn đầu thị trường với hơn 20% thị phần nhưng rất có thể trong tương lai khi doanh số mảng di động chùng xuống, Samsung sẽ đánh mất vị trí số 1 khi các hãng smartphone Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong báo cáo tài chính quý trước, Samsung đã nhắc rất nhiều đến thế hệ Galaxy S10, công nghệ 5G và smartphone màn hình gập và coi đó là những động lực tăng trưởng doanh số chính cho Samsung trong năm nay. Thế nhưng để biết kỳ vọng đó của Samsung có thể trở thành sự thật hay không, chúng ta sẽ cần chờ kết quả kinh doanh trong vài quý tới.
Theo Genk