Google bắt đầu cuộc chiến pháp lý về cáo buộc vi phạm chống độc quyền.
Vào thứ Ba tuần trước, Giám đốc điều hành Sundar Pichai kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25 cho Google. Với hàng tỷ lượt truy vấn tìm kiếm mỗi ngày, nền tảng này chính là một phần không thể thiếu đối với mỗi chúng ta trong suốt hơn hai thập kỷ qua.
“Vào những năm 2000, người ta thắc mắc website liệu có thể tồn tại? Đến những năm 2010, mọi người lại tự vấn liệu chúng tôi có thể thích ứng với kỷ nguyên điện toán di động hay không? Liệu trình duyệt tìm kiếm có đến hồi kết thúc? Mỗi lần như vậy, chúng tôi đều trả lời bằng cách quay trở lại mạnh mẽ hơn”, ông Sundar Pichai viết.
Đúng một tuần sau khi bài đăng được chia sẻ, Google tiếp tục đối mặt với bài toán hóc búa về tương lai - một cuộc chiến chống độc quyền mang tính thế hệ, được cho là có thể gây tiếng vang khắp ngành công nghệ rộng lớn.
Vụ kiện giữa Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) và Google chính thức diễn ra sau 3 năm tiến hành các thủ tục tiền xét xử. Trọng tâm là cáo buộc từ phía chính phủ, cho rằng Google đang giữ thế độc quyền trong mảng tìm kiếm trực tuyến và các thị trường quảng cáo có liên quan bởi cho dù người dùng sử dụng iPhone, Samsung hay bất kỳ thương hiệu nào khác, mọi hoạt động duyệt web đều chủ yếu được thực hiện thông qua Google Search. Đây là sản phẩm hàng đầu của Google và quảng cáo đóng góp phần lớn cho tổng doanh thu.
Google đã chi hàng tỉ USD để các phần mềm trình duyệt Internet hoặc nhà sản xuất điện thoại như Apple, Mozilla, Samsung… coi mình là công cụ tìm kiếm mặc định. Năm 2020, WSJ ước tính thoả thuận giữa Google và Apple rơi vào khoảng 8-12 tỷ USD. Đến năm 2021, Google phải trả cho đối tác gần 15 tỷ USD và sang đến năm 2022 là 18-20 tỷ USD, theo Forbes. Thỏa thuận được cho là bất hợp pháp, đồng thời khiến các đối thủ cạnh tranh như Bing (Microsoft) ít được sử dụng và không thể thu đủ dữ liệu để cải thiện.
Được biết kể từ sau những thay đổi trong chính sách quyền riêng tư Apple hồi năm 2021, Meta cho biết điều này sẽ khiến các nhà sản xuất ứng dụng và quảng cáo gặp khó khăn trong việc theo dõi hành vi người dùng, từ đó đẩy Facebook đứng trước nguy cơ mất tới 10 tỷ USD doanh thu vào năm 2022. May mắn, Google không bị tác động lớn; phần vì thương vụ ngầm trị giá hàng tỷ USD, phần vì hoạt động kinh doanh quảng cáo tìm kiếm vốn phụ thuộc vào hành vi khách hàng thay vì dữ liệu thu thập từ ứng dụng và trang web.
“Đây sẽ là một cuộc chiến lớn diễn ra trong bối cảnh thị trường hiện đại và sôi động. Đây là khoản đầu tư lớn đầu tiên từ chính phủ liên bang”, Donald Polden, đại diện Theo vụ kiện ban đầu của Bộ Tư pháp Mỹ, ông Pichai và CEO Tim Cook của Apple đã gặp nhau vào năm 2018 để thảo luận cùng hợp tác thúc đẩy doanh thu. Phía DOJ cáo buộc vào thời điểm đó, gần một nửa lưu lượng tìm kiếm của Google đến từ các thiết bị của Apple. Thỏa thuận quan trọng đến mức Google coi việc mất chúng tương đương với một kịch bản báo động đỏ.
“Các thỏa thuận mặc định của Google làm tăng chi phí chuyển đổi người dùng và do đó duy trì sự độc quyền của Google trong các dịch vụ tìm kiếm nói chung. Họ làm như vậy bằng cách thúc đẩy lợi thế quy mô và làm giảm khả năng cạnh tranh của các đối thủ tìm kiếm”, đại diện DOJ nói.
Về phần mình, Google cho rằng Apple tự nguyện tìm đến mình vì tính ưu việt của công cụ này, chứ không phải vì họ bị ép phải chia sẻ doanh thu hay các nguyên nhân khác.
“Các thỏa thuận phản ánh sự lựa chọn của trình duyệt và nhà sản xuất thiết bị dựa trên chất lượng dịch vụ của chúng tôi và sở thích của người tiêu dùng. Việc đó mang lại rất nhiều lợi ích và được hỗ trợ bởi luật chống độc quyền của Mỹ”, Giám đốc pháp lý Kent Walker phản bác.
Theo Forbes, phiên tòa diễn ra vào đúng thời điểm Google ‘đứng ngồi không yên’ trước sự trỗi dậy của ChatGPT. Google khẳng định OpenAI và Amazon chính là những đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh, bất chấp việc chính phủ liên bang cho rằng quyền lực độc quyền của tập đoàn mang lại những lợi thế lớn chưa từng có.
Google đã vượt qua những lời chỉ trích tương tự vậy trong nhiều năm và xử lý khoảng 90% các hoạt động tìm kiếm trực tuyến ở Mỹ. Thị phần rộng lớn chính là nền tảng cho hoạt động kinh doanh quảng cáo khổng lồ vốn tạo ra phần lớn doanh thu và giúp Google đạt mức vốn hóa thị trường 1,7 nghìn tỷ USD.
Nhằm mục đích phá vỡ thế độc quyền, DOJ đầu năm nay kiện Google; chủ yếu tập trung vào hoạt động quảng cáo kỹ thuật số. Trong khi đó, Google cũng đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ ở châu Âu sau khoản phạt hàng tỷ USD vì lạm dụng quảng cáo.
Nhiều giám đốc điều hành, bao gồm Apple, Microsoft và một số công ty mới nổi khác sẽ ra làm chứng. Phiên toà xác định xem liệu Google có phải chịu trách nhiệm pháp lý với các vi phạm luật chống độc quyền hay không.
Nếu thua kiện, Google có thể sẽ bị áp một số giới hạn kinh doanh, chẳng hạn như vô hiệu hóa các thỏa thuận nêu trên với Apple, Samsung… Nhìn xa hơn, tập đoàn này sẽ ở trong tình cảnh giống Microsoft hồi năm 1998 - thời điểm Bộ Tư pháp giành chiến thắng vụ kiện chống độc quyền. Thất bại đã khiến Microsoft gặp khó khăn và bị Google và Facebook vượt mặt sau đó.
“Vào những năm 2000, người ta thắc mắc website liệu có thể tồn tại? Đến những năm 2010, mọi người lại tự vấn liệu chúng tôi có thể thích ứng với kỷ nguyên điện toán di động hay không? Liệu trình duyệt tìm kiếm có đến hồi kết thúc? Mỗi lần như vậy, chúng tôi đều trả lời bằng cách quay trở lại mạnh mẽ hơn”, ông Sundar Pichai viết.
Đúng một tuần sau khi bài đăng được chia sẻ, Google tiếp tục đối mặt với bài toán hóc búa về tương lai - một cuộc chiến chống độc quyền mang tính thế hệ, được cho là có thể gây tiếng vang khắp ngành công nghệ rộng lớn.
Vụ kiện giữa Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) và Google chính thức diễn ra sau 3 năm tiến hành các thủ tục tiền xét xử. Trọng tâm là cáo buộc từ phía chính phủ, cho rằng Google đang giữ thế độc quyền trong mảng tìm kiếm trực tuyến và các thị trường quảng cáo có liên quan bởi cho dù người dùng sử dụng iPhone, Samsung hay bất kỳ thương hiệu nào khác, mọi hoạt động duyệt web đều chủ yếu được thực hiện thông qua Google Search. Đây là sản phẩm hàng đầu của Google và quảng cáo đóng góp phần lớn cho tổng doanh thu.
Google đã chi hàng tỉ USD để các phần mềm trình duyệt Internet hoặc nhà sản xuất điện thoại như Apple, Mozilla, Samsung… coi mình là công cụ tìm kiếm mặc định. Năm 2020, WSJ ước tính thoả thuận giữa Google và Apple rơi vào khoảng 8-12 tỷ USD. Đến năm 2021, Google phải trả cho đối tác gần 15 tỷ USD và sang đến năm 2022 là 18-20 tỷ USD, theo Forbes. Thỏa thuận được cho là bất hợp pháp, đồng thời khiến các đối thủ cạnh tranh như Bing (Microsoft) ít được sử dụng và không thể thu đủ dữ liệu để cải thiện.
Được biết kể từ sau những thay đổi trong chính sách quyền riêng tư Apple hồi năm 2021, Meta cho biết điều này sẽ khiến các nhà sản xuất ứng dụng và quảng cáo gặp khó khăn trong việc theo dõi hành vi người dùng, từ đó đẩy Facebook đứng trước nguy cơ mất tới 10 tỷ USD doanh thu vào năm 2022. May mắn, Google không bị tác động lớn; phần vì thương vụ ngầm trị giá hàng tỷ USD, phần vì hoạt động kinh doanh quảng cáo tìm kiếm vốn phụ thuộc vào hành vi khách hàng thay vì dữ liệu thu thập từ ứng dụng và trang web.
“Đây sẽ là một cuộc chiến lớn diễn ra trong bối cảnh thị trường hiện đại và sôi động. Đây là khoản đầu tư lớn đầu tiên từ chính phủ liên bang”, Donald Polden, đại diện Theo vụ kiện ban đầu của Bộ Tư pháp Mỹ, ông Pichai và CEO Tim Cook của Apple đã gặp nhau vào năm 2018 để thảo luận cùng hợp tác thúc đẩy doanh thu. Phía DOJ cáo buộc vào thời điểm đó, gần một nửa lưu lượng tìm kiếm của Google đến từ các thiết bị của Apple. Thỏa thuận quan trọng đến mức Google coi việc mất chúng tương đương với một kịch bản báo động đỏ.
“Các thỏa thuận mặc định của Google làm tăng chi phí chuyển đổi người dùng và do đó duy trì sự độc quyền của Google trong các dịch vụ tìm kiếm nói chung. Họ làm như vậy bằng cách thúc đẩy lợi thế quy mô và làm giảm khả năng cạnh tranh của các đối thủ tìm kiếm”, đại diện DOJ nói.
Về phần mình, Google cho rằng Apple tự nguyện tìm đến mình vì tính ưu việt của công cụ này, chứ không phải vì họ bị ép phải chia sẻ doanh thu hay các nguyên nhân khác.
“Các thỏa thuận phản ánh sự lựa chọn của trình duyệt và nhà sản xuất thiết bị dựa trên chất lượng dịch vụ của chúng tôi và sở thích của người tiêu dùng. Việc đó mang lại rất nhiều lợi ích và được hỗ trợ bởi luật chống độc quyền của Mỹ”, Giám đốc pháp lý Kent Walker phản bác.
Theo Forbes, phiên tòa diễn ra vào đúng thời điểm Google ‘đứng ngồi không yên’ trước sự trỗi dậy của ChatGPT. Google khẳng định OpenAI và Amazon chính là những đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh, bất chấp việc chính phủ liên bang cho rằng quyền lực độc quyền của tập đoàn mang lại những lợi thế lớn chưa từng có.
Google đã vượt qua những lời chỉ trích tương tự vậy trong nhiều năm và xử lý khoảng 90% các hoạt động tìm kiếm trực tuyến ở Mỹ. Thị phần rộng lớn chính là nền tảng cho hoạt động kinh doanh quảng cáo khổng lồ vốn tạo ra phần lớn doanh thu và giúp Google đạt mức vốn hóa thị trường 1,7 nghìn tỷ USD.
Nhằm mục đích phá vỡ thế độc quyền, DOJ đầu năm nay kiện Google; chủ yếu tập trung vào hoạt động quảng cáo kỹ thuật số. Trong khi đó, Google cũng đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ ở châu Âu sau khoản phạt hàng tỷ USD vì lạm dụng quảng cáo.
Nhiều giám đốc điều hành, bao gồm Apple, Microsoft và một số công ty mới nổi khác sẽ ra làm chứng. Phiên toà xác định xem liệu Google có phải chịu trách nhiệm pháp lý với các vi phạm luật chống độc quyền hay không.
Nếu thua kiện, Google có thể sẽ bị áp một số giới hạn kinh doanh, chẳng hạn như vô hiệu hóa các thỏa thuận nêu trên với Apple, Samsung… Nhìn xa hơn, tập đoàn này sẽ ở trong tình cảnh giống Microsoft hồi năm 1998 - thời điểm Bộ Tư pháp giành chiến thắng vụ kiện chống độc quyền. Thất bại đã khiến Microsoft gặp khó khăn và bị Google và Facebook vượt mặt sau đó.
Theo Genk