SeaBubbles - phiên bản đường thủy của Uber/GrabTaxi

torune

Film critic
Với tình hình thành phố Hồ Chí Minh không ngừng ngập úng và trong tương lai cư dân ở đây có thể ca bài 'Quê em mùa nước lũ', thì đã đến lúc những start-up đang xoay sở trong nền kinh tế sẻ chia (sharing business) có thể cân nhắc các mô hình vận chuyển bằng đường thủy.

sea01.jpg

Nắm bắt được ý tưởng trên, Alain Thebault (nghề nghiệp: thủy thủ) và Anders Bringdal (nghề nghiệp: vận động viên lướt sóng) cách đây 7 tháng đã sáng lập nên start-up mang tên SeaBubbles. Hiện công ty đã thu hút được 500 triệu USD tiền đầu tư (trên chỉ tiêu 1 triệu USD) cho năm tới, từ các mạnh thường quân đến từ Parrot (công ty sản xuất drone), quỹ đầu tư Partech Ventures và quỹ đầu tư BPI (nhận viện trợ từ chính phủ Pháp).

Theo như kế hoạch, mẫu thử của thuyền chở khách sẽ được hé lộ tại CES 2017, trước khi nhà sản xuất bắt đầu triển khai dịch vụ ngay trên Sông Seine (ở Paris) vào mùa hè cùng năm.

"Chúng ta sống trong những thành phố bị đầy những vụ kẹt xe, ô nhiễm ở khắp mọi nơi và chúng tôi đã có giải pháp cho những vấn đề này. Chúng tôi chế tạo ra những chiếc thuyền thân thiện với môi trường, không gây tiếng ồn, không để lại những con sóng" - trích lời nhà đồng sáng lập Anders Bringdal.

Những chiếc 'thuyền taxi' chạy bằng điện của SeaBubbles sở hữu bộ khung làm từ sợi thủy tinh, xốp tỷ trọng cao và nội thất bọc vải lanh. Mặt trong của khoang chứa được thiết kế sao cho ít khoảng trống nhất (để hạn chế giật), cho phép thuyền đạt vận tốc tối đa 30 mph (tương đương 48,2 km/h) khi di chuyển bằng đường thủy trong nội thành. Số lượng hành khách tối đa là 5 người, chưa gồm tài xế.

sea02.jpg

Bên cạnh đó, hai nhà sáng lập hy vọng sớm mang khả năng tự lái lên thuyền taxi để tăng số lượng hành khách trên một chuyến. Các thuyền taxi sẽ đậu ở những bến đặc biệt đồng thời là những trạm sạc cho pin của thuyền. Công tác liên lạc giữa hành khách, tài xế và điều phối viên hoàn toàn được tiến hành thông qua ứng dụng có trên di động tương tự như những Uber hay Grab hiện có.

Cản trở lớn nhất của SeaBubbles nằm ở vấn đề tài chính và pháp luật. Họ phải thuyết phục các nhà đầu tư cũng như các quan chức chính phủ bật đèn xanh sau khi mẫu thử hoàn thành. Nếu như Uber hay Grab chỉ xây dựng ứng dụng, thì SeaBubbles không chỉ phát triển ứng dụng mà còn phải tạo ra một mạng lưới giao thông từ con số không.

sea03.jpg

Lợi thế mà start-up sở hữu là kinh nghiệm di chuyển trên mặt nước của hai nhà sáng lập. Năm 2009, cả hai đã sáng chế ra chiếc thuyền buồm mang tên Hydroptère đạt kỷ lục vận tốc di chuyển trên biển nhờ tận dụng sức gió. Sau đó, họ đã bán chiếc thuyền này đi, rồi tiếp tục lắp rắp và bán những phiên bản khác cho các khu du lịch trước khi hiện thực hóa giấc mơ mang tên SeaBubbles với hy vọng sẽ thuyết phục được cư dân của Paris và New York.

sea04.jpg
sea05.jpg

Theo The Verge
 
Bên trên