Các công ty Hàn Quốc đang thu hẹp quy mô kinh doanh ở thị trường Trung Quốc do áp lực cạnh tranh từ đối thủ bản xứ.
LG Electronics đang dần đóng cửa các cửa hàng nằm trong chuỗi bán lẻ Suning.com, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Trung Quốc. Đồng thời, họ cũng kết thúc phân phối sản phẩm qua đại lý phân phối Gome, một tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ. Hãng đang cắt giảm chi phí vận hành và thu hẹp quy mô kinh doanh.
Theo các nhà quan sát, sự thoái lui của LG Electronics tại kênh bán lẻ vật lý xuất phát từ kinh doanh TV ở đây không thuận lợi. Thị phần TV LG tại Trung Quốc chỉ chiếm vỏn vẹn 0,4% trong năm 2020, theo hãng nghiên cứu thị trường IDC.
Công ty đã rất cố gắng mở rộng thị phần tại phân khúc cao cấp bằng dòng OLED, tuy nhiên không đạt được kết quả. Tại phân khúc TV OLED, thị phần của họ giảm từ 20,3% trong năm ngoái xuống còn 12% ở quý 2 vừa qua. Theo Omdia, mức này còn thấp hơn nhiều hãng khác. Thị trường TV OLED Trung Quốc bị thống trị bởi Sony (35,7%), Skyworth (22,1%) và Hisense (14%).
Tại Trung Quốc, thị phần TV OLED của LG còn kém cả Sony và Skyworth (ảnh: LG)
Đây chính là các khách hàng của LG Display, công ty duy nhất sản xuất hàng loạt tấm nền OLED cỡ lớn và là công ty có cùng tập đoàn mẹ với LG Electronics. Với nhu cầu ngày càng cao, họ đã vận hành một nhà máy OLED Gen 8.5 ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Tuy vậy, không rõ liệu việc có sẵn nguồn cung tại đây có giúp cho thị phần TV OLED của LG Electronics được cải thiện. Trước đây, từng có thông tin rằng nhà máy này chủ yếu làm bàn đạp để LG Display chào hàng tới các công ty Trung Quốc và Sony. Vừa rồi, Xiaomi và Huawei đã nhảy vào kinh doanh TV OLED, tấm nền mua từ LG Display.
Các hãng TV trong nước đã đánh bại đối thủ đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc vài năm trước nhờ cuộc chiến giá cả, bán TV LCD với giá hời và chiếm lĩnh thị trường. Tại Trung Quốc, thị phần TV Samsung chỉ đạt 1,7% và kém xa công ty dẫn đầu là Xiaomi, chiếm 20,3%. Nhờ lợi thế giá rẻ đến rất rẻ, TV Trung Quốc có thể tiếp cận tối đa mọi nhóm khách hàng, trong khi các hãng lớn chủ yếu phủ sóng ở tầng lớp trung lưu, khá giả.
LG Electronics đang dần đóng cửa các cửa hàng nằm trong chuỗi bán lẻ Suning.com, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Trung Quốc. Đồng thời, họ cũng kết thúc phân phối sản phẩm qua đại lý phân phối Gome, một tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ. Hãng đang cắt giảm chi phí vận hành và thu hẹp quy mô kinh doanh.
Theo các nhà quan sát, sự thoái lui của LG Electronics tại kênh bán lẻ vật lý xuất phát từ kinh doanh TV ở đây không thuận lợi. Thị phần TV LG tại Trung Quốc chỉ chiếm vỏn vẹn 0,4% trong năm 2020, theo hãng nghiên cứu thị trường IDC.
Công ty đã rất cố gắng mở rộng thị phần tại phân khúc cao cấp bằng dòng OLED, tuy nhiên không đạt được kết quả. Tại phân khúc TV OLED, thị phần của họ giảm từ 20,3% trong năm ngoái xuống còn 12% ở quý 2 vừa qua. Theo Omdia, mức này còn thấp hơn nhiều hãng khác. Thị trường TV OLED Trung Quốc bị thống trị bởi Sony (35,7%), Skyworth (22,1%) và Hisense (14%).
Tại Trung Quốc, thị phần TV OLED của LG còn kém cả Sony và Skyworth (ảnh: LG)
Đây chính là các khách hàng của LG Display, công ty duy nhất sản xuất hàng loạt tấm nền OLED cỡ lớn và là công ty có cùng tập đoàn mẹ với LG Electronics. Với nhu cầu ngày càng cao, họ đã vận hành một nhà máy OLED Gen 8.5 ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Tuy vậy, không rõ liệu việc có sẵn nguồn cung tại đây có giúp cho thị phần TV OLED của LG Electronics được cải thiện. Trước đây, từng có thông tin rằng nhà máy này chủ yếu làm bàn đạp để LG Display chào hàng tới các công ty Trung Quốc và Sony. Vừa rồi, Xiaomi và Huawei đã nhảy vào kinh doanh TV OLED, tấm nền mua từ LG Display.
Các hãng TV trong nước đã đánh bại đối thủ đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc vài năm trước nhờ cuộc chiến giá cả, bán TV LCD với giá hời và chiếm lĩnh thị trường. Tại Trung Quốc, thị phần TV Samsung chỉ đạt 1,7% và kém xa công ty dẫn đầu là Xiaomi, chiếm 20,3%. Nhờ lợi thế giá rẻ đến rất rẻ, TV Trung Quốc có thể tiếp cận tối đa mọi nhóm khách hàng, trong khi các hãng lớn chủ yếu phủ sóng ở tầng lớp trung lưu, khá giả.
Theo Vn review