Sau cổng USB-C, Apple sắp mất thêm một “mỏ vàng” nữa tại châu Âu

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sau yêu cầu trang bị cổng USB-C cho iPhone, EU có thể buộc Apple từ bỏ độc quyền gian hàng ứng dụng App Store, bộ phận kinh doanh đang mang đến khoản lợi nhuận khổng lồ.

786432_141218524924105_1333518625931264


Từ ngày 1/11, Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (DMA) chính thức có hiệu lực. Quy định này yêu cầu các ông lớn công nghệ như Apple, Google mở cửa nền tảng của họ cho bên thứ 3. Việc đó khiến cho App Store có thể mất đi vị thế độc quyền hiện tại.

DMA có hiệu lực một tuần sau khi EU phê chuẩn việc chọn USB-C là chuẩn sạc chung cho thiết bị di động tại châu Âu từ năm 2024. Mọi hãng, gồm cả Apple, sẽ phải theo luật.

Theo BGR, DMA của EU sẽ áp đặt các quy tắc mới trên Internet, buộc các ứng dụng và dịch vụ có tính mở cao hơn. Amazon, Google, Meta và các công ty công nghệ lớn khác có thể phải điều chỉnh cách thức hoạt động của các sản phẩm kỹ thuật số của họ ở EU. Và những thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến cách các sản phẩm hoạt động trên toàn thế giới.

Ông Gerard de Graaf, một quan chức kỳ cựu của EU, người đã đưa DMA vào chương trình nghị sự của Nghị viện châu Âu tin rằng quy định mới sẽ mang đến tác động tích cực, buộc các ông lớn công nghệ phải từ bỏ mô hình kinh doanh "khu vườn có tường bao quanh". Tháng 10 vừa qua, de Graaf được bổ nhiệm làm giám đốc văn phòng đại diện EU tại San Francisco.

"Nếu bạn có iPhone, bạn có thể tải xuống ứng dụng không chỉ từ App Store mà từ các cửa hàng ứng dụng khác hoặc từ Internet", de Graaf nói về cách thức các kho ứng dụng hoạt động theo quy định của DMA.

DMA yêu cầu nền tảng thống trị phải cho phép đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn hoạt động song song. Quy định cũng có thể buộc WhatsApp của Meta nhận tin nhắn từ ứng dụng đối thủ như Signal hoặc Telegram; ngăn Amazon, Apple và Google dành ưu ái đặc biệt cho ứng dụng và dịch vụ của họ.

Tuy nhiên, thay đổi không diễn ra đột ngột. Trước tiên, EU phải quyết định những công ty nào đủ lớn, đủ vị thế để xếp vào loại "người gác cổng" và buộc tuân theo các quy tắc khắt khe nhất. De Graaf dự kiến

khoảng 10 cái tên nằm trong nhóm đó, sẽ được công bố chi tiết vào đầu năm sau. Họ sẽ có 6 tháng để tuân thủ DMA.

Như vậy, nếu Apple bị xếp vào nhóm công ty có sản phẩm, dịch vụ độc quyền, vẫn mất thêm một khoảng thời gian trước khi họ mở cửa cho gian hàng ứng dụng của bên thứ 3 trên iPhone, iPad.

Nhưng DMA không phải là mối lo duy nhất. Apple đang đối mặt với giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia cũng như sự phản đối từ các nhà phát triển ứng dụng. Điển hình là cuộc chiến pháp lý dai dẳng với Epic Games. Tại Hàn Quốc, Apple đã phải hỗ trợ phương thức thanh toán của bên thứ 3 trên App Store theo yêu cầu của chính quyền.

Theo VN review​
 
Bên trên