Apple của năm 1976 hoàn toàn không giống gì với tập đoàn khổng lồ ngày nay.
Những quyết định quan trọng ban đầu của Steve Jobs và Steve Wozniak vẫn còn tác động đến công ty đến tận bây giờ.
Vào năm 2021, Tim Cook từng đánh dấu kỷ niệm 45 năm thành lập Apple bằng một dòng tweet về người bạn và đồng nghiệp của mình, nhà đồng sáng lập Apple, Steve Jobs.
Nhân dịp 45 năm thành lập Apple, Tim Cook mượn lời Steve Jobs, chia sẻ: "Cho đến nay đây vẫn là một cuộc hành trình tuyệt vời, nhưng chúng ta vẫn chỉ vừa bắt đầu".
Hiện là CEO nổi tiếng, Tim Cook ban đầu gia nhập Apple vào năm 1998 để hỗ trợ hoạt động sản xuất và phân phối. Khi đó công ty mới 22 tuổi, đang trên đà hồi sinh với sự trở lại của Jobs. Lúc này Apple gần như đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, nhưng vẫn còn cách xa với phiên bản hùng mạnh của ngày nay.
Ba bước ngoặt lịch sử của Apple
Ở thời điểm hiện tại, Apple chắc chắn đang ở phần thứ ba trong những bước ngoặt của mình, đó là trên đỉnh thành công. Trở lại những năm 1970, Apple trải qua bước ngoặt đầu tiên thú vị, tình trạng hỗn loạn vào những năm 1990 là bước ngoặt thứ hai, trước khi cuối cùng trở thành một biểu tượng của sự thành công. Apple đang được tôn vinh như một công ty đa quốc gia trị giá hàng nghìn tỷ USD, với khởi đầu khiêm tốn trong một gara.
Tuy nhiên, việc thành lập công ty không phải là một bước đi rõ ràng. Vào giữa những năm 1970, Steve Wozniak đã lên bản thiết kế cho thiết bị máy tính Apple I, và người bạn Steve Jobs của ông cũng đã có những kế hoạch thương mại. Ban đầu Woz dự định tặng máy cho bất kỳ ai quan tâm, nhưng Jobs thì không. Dù là sẵn máu kinh doanh trong người, Steve Jobs cũng chưa đặt mục tiêu thành lập công ty.
Thay vào đó, điều mà cả hai Steve muốn làm đầu tiên là bán ý tưởng của mình cho các công ty mà họ đang làm việc hoặc trước đây đã từng làm việc. Ví dụ, Woz là một kỹ sư tại Hewlett-Packard và ông đã tìm cách thuyết phục được các kỹ sư cấp cao xem qua thiết kế của mình nhằm mục đích thuyết phục HP mua chúng.
Các kỹ sư HP không chỉ đồng ý rằng thiết kế mang tính khả thi cao, mà còn nhận ra rằng nó có thể được sản xuất với giá rẻ, tuy nhiên nhưng họ vẫn không thông qua ý tưởng này. Tầm nhìn của Wozniak không phù hợp với những gì các kỹ sư HP nghĩ về một chiếc máy tính mang nhãn hiệu Hewlett-Packard.
Công ty cũ Atari của Steve Jobs cũng cảm thấy như vậy, thậm chí Atari còn từ chối cả thiết bị Apple II. Tuy nhiên, Atari đã giúp Jobs liên lạc với các nhà đầu tư mạo hiểm và con đường thành lập công ty bắt đầu từ đây.
Sau sự kiện này, cặp bài trùng chính thức thành lập Apple cùng với một kỹ sư khác của Atari là Ron Wayne. Ông đã thiết kế ra logo Apple nguyên bản được trang trí vô cùng công phu, tuy vậy Ron Wayne lại rời Apple trước khi nó thành công.
Ba người chính thức thành lập Apple vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 và Ron Wayne từ chức chỉ 12 ngày sau đó. Ông đã được đề nghị 10% cổ phần của Apple, nhưng thay vào đó lại chọn bán số cổ phiếu đó cho Steve với giá 800 USD.
Năm 1977, doanh nhân giàu kinh nghiệm Mark Markkula tham gia với tư cách là nhà đầu tư. Dưới thời Markkula, tập đoàn Apple đã chính thức mua lại cả ba đối tác ban đầu với tổng số tiền là 5.308,96 USD. Vì lý do pháp lý, Wayne đã nhận được một phần ba số tiền đó dù đã rời đi.
Ngày nay người ta tiếc nuối cho Ron Wayne trước sự ra đi vội vã, nhưng vào thời điểm đó, ông được trả số tiền không nhỏ và vẫn đúng khi lựa chọn rời khỏi một công ty không có tương lai chắc chắn. Bản thân Ron Wayne cũng đã tuyên bố vào năm 2013 rằng mình không hề hối tiếc.
"Tôi cho rằng mình vô cùng may mắn khi được đứng trước một bước ngoặt trong lịch sử", ông nói, "và sự thành lập của Apple thực sự là một bước ngoặt trong lịch sử, mặc dù tất nhiên là vào thời điểm đó, không ai biết được điều này".
Thành công đầu tiên của Apple
Trong khoảng thời gian sau khi Ron Wayne rời đi và trước khi Markkula biến Apple thành một công ty trưởng thành, Apple đã có được thành công đầu tiên: bán được 50 máy tính Apple-I.
Thiết bị Apple-I - Ảnh: Internet
Ngày nay, Apple có cách quản lý cực kỳ tốt đối với chuỗi cung ứng của mình, nhưng năm 1976 là lúc mà hãng đã học được những lợi ích của quản lý tài chính. Đây là lần đầu tiên Steve Jobs nghe đến khái niệm thời hạn 30 ngày, là khoảng thời gian để thanh toán cho nhà cung cấp của mình.
Jobs đã giới thiệu Apple-I cho Paul Terrell, người đang điều hành Byte Shop rất thành công lúc bấy giờ. Trong khi Jobs muốn bán bo mạch chủ và bộ công cụ để những người có sở thích tự chế tạo máy tính, thì Terrell lại muốn bán các thiết bị được lắp ráp sẵn.
Còn về phần Markkula, bên cạnh việc tổ chức lại hoạt động kinh doanh, ông còn đóng góp một khía cạnh mà nhiều thập kỷ sau, nó vẫn là một phần của Apple. Ông đã đặt ra ba triết lý của công ty:
Đồng cảm: Chúng ta cần thật sự hiểu nhu cầu của khách hàng hơn những công ty khác.
Tập trung: Để thực hiện tốt những việc chúng ta quyết định làm, chúng ta phải loại bỏ tất cả các cơ hội không quan trọng.
Quy kết: Mọi người SẼ đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó. Chúng ta có thể có sản phẩm tốt nhất, chất lượng cao nhất, phần mềm hữu ích nhất, v.v...; nếu chúng ta trình bày chúng một cách cẩu thả, chúng sẽ bị coi là cẩu thả; nếu chúng ta trình bày chúng một cách sáng tạo, chuyên nghiệp, chúng ta sẽ gán cho chúng ta những phẩm chất mong muốn.
Steve Jobs sau này giải thích với người viết tiểu sử Walter Isaacson về quan điểm của Markkula, rằng tiền không nên là mục tiêu. Rõ ràng mọi công ty cần tiền, nhưng nếu tiền là lựa chọn đầu tiên mà công ty nghĩ đến thì công ty sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó, nếu tạo ra "điều gì đó mà bản thân tin tưởng" và tập trung vào việc "tạo dựng một công ty trường tồn" thì tiền sẽ tự nhiên theo sau.
"Triết lý tiếp thị Apple" của Markkula cực kỳ đơn giản. Văn bản dài một trang viết ngày 3/1/1977 chỉ có hai chỉ thị ngắn gọn là tìm hiểu nhu cầu khách hàng và tập trung vào một vài sản phẩm cụ thể thay vì dàn trải quá mỏng. Sau đó kết thúc bằng một đoạn văn nói về việc truyền tải sản phẩm Apple tới khách hàng của mình.
Cho đến ngày nay, Apple được biết đến với việc giới thiệu sản phẩm của mình tốt đến mức nào, bao bì được thiết kế cẩn thận như thế nào. Ngày nay, đó vẫn là một phần tạo nên thương hiệu Apple.
Những triết lý thiết kế bao bì đã được tạo ra ngay từ những ngày đầu thành lập công ty. Ngày đó, chúng là một tuyên bố sứ mệnh và giờ đây, đó là cả một "phòng đóng gói" nơi những chiếc hộp được thiết kế và thử nghiệm.
Ngày nay, cam kết nâng bao bì sản phẩm lên tầm cao mới còn được chú trọng hơn trước nhiều. Apple hiện đã cam kết loại bỏ tất cả bao bì nhựa vào cuối năm 2025, đúng dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty.
Theo Genk
Những quyết định quan trọng ban đầu của Steve Jobs và Steve Wozniak vẫn còn tác động đến công ty đến tận bây giờ.
Vào năm 2021, Tim Cook từng đánh dấu kỷ niệm 45 năm thành lập Apple bằng một dòng tweet về người bạn và đồng nghiệp của mình, nhà đồng sáng lập Apple, Steve Jobs.
Nhân dịp 45 năm thành lập Apple, Tim Cook mượn lời Steve Jobs, chia sẻ: "Cho đến nay đây vẫn là một cuộc hành trình tuyệt vời, nhưng chúng ta vẫn chỉ vừa bắt đầu".
Hiện là CEO nổi tiếng, Tim Cook ban đầu gia nhập Apple vào năm 1998 để hỗ trợ hoạt động sản xuất và phân phối. Khi đó công ty mới 22 tuổi, đang trên đà hồi sinh với sự trở lại của Jobs. Lúc này Apple gần như đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, nhưng vẫn còn cách xa với phiên bản hùng mạnh của ngày nay.
Ba bước ngoặt lịch sử của Apple
Ở thời điểm hiện tại, Apple chắc chắn đang ở phần thứ ba trong những bước ngoặt của mình, đó là trên đỉnh thành công. Trở lại những năm 1970, Apple trải qua bước ngoặt đầu tiên thú vị, tình trạng hỗn loạn vào những năm 1990 là bước ngoặt thứ hai, trước khi cuối cùng trở thành một biểu tượng của sự thành công. Apple đang được tôn vinh như một công ty đa quốc gia trị giá hàng nghìn tỷ USD, với khởi đầu khiêm tốn trong một gara.
Tuy nhiên, việc thành lập công ty không phải là một bước đi rõ ràng. Vào giữa những năm 1970, Steve Wozniak đã lên bản thiết kế cho thiết bị máy tính Apple I, và người bạn Steve Jobs của ông cũng đã có những kế hoạch thương mại. Ban đầu Woz dự định tặng máy cho bất kỳ ai quan tâm, nhưng Jobs thì không. Dù là sẵn máu kinh doanh trong người, Steve Jobs cũng chưa đặt mục tiêu thành lập công ty.
Thay vào đó, điều mà cả hai Steve muốn làm đầu tiên là bán ý tưởng của mình cho các công ty mà họ đang làm việc hoặc trước đây đã từng làm việc. Ví dụ, Woz là một kỹ sư tại Hewlett-Packard và ông đã tìm cách thuyết phục được các kỹ sư cấp cao xem qua thiết kế của mình nhằm mục đích thuyết phục HP mua chúng.
Các kỹ sư HP không chỉ đồng ý rằng thiết kế mang tính khả thi cao, mà còn nhận ra rằng nó có thể được sản xuất với giá rẻ, tuy nhiên nhưng họ vẫn không thông qua ý tưởng này. Tầm nhìn của Wozniak không phù hợp với những gì các kỹ sư HP nghĩ về một chiếc máy tính mang nhãn hiệu Hewlett-Packard.
Công ty cũ Atari của Steve Jobs cũng cảm thấy như vậy, thậm chí Atari còn từ chối cả thiết bị Apple II. Tuy nhiên, Atari đã giúp Jobs liên lạc với các nhà đầu tư mạo hiểm và con đường thành lập công ty bắt đầu từ đây.
Sau sự kiện này, cặp bài trùng chính thức thành lập Apple cùng với một kỹ sư khác của Atari là Ron Wayne. Ông đã thiết kế ra logo Apple nguyên bản được trang trí vô cùng công phu, tuy vậy Ron Wayne lại rời Apple trước khi nó thành công.
Ba người chính thức thành lập Apple vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 và Ron Wayne từ chức chỉ 12 ngày sau đó. Ông đã được đề nghị 10% cổ phần của Apple, nhưng thay vào đó lại chọn bán số cổ phiếu đó cho Steve với giá 800 USD.
Năm 1977, doanh nhân giàu kinh nghiệm Mark Markkula tham gia với tư cách là nhà đầu tư. Dưới thời Markkula, tập đoàn Apple đã chính thức mua lại cả ba đối tác ban đầu với tổng số tiền là 5.308,96 USD. Vì lý do pháp lý, Wayne đã nhận được một phần ba số tiền đó dù đã rời đi.
Ngày nay người ta tiếc nuối cho Ron Wayne trước sự ra đi vội vã, nhưng vào thời điểm đó, ông được trả số tiền không nhỏ và vẫn đúng khi lựa chọn rời khỏi một công ty không có tương lai chắc chắn. Bản thân Ron Wayne cũng đã tuyên bố vào năm 2013 rằng mình không hề hối tiếc.
"Tôi cho rằng mình vô cùng may mắn khi được đứng trước một bước ngoặt trong lịch sử", ông nói, "và sự thành lập của Apple thực sự là một bước ngoặt trong lịch sử, mặc dù tất nhiên là vào thời điểm đó, không ai biết được điều này".
Thành công đầu tiên của Apple
Trong khoảng thời gian sau khi Ron Wayne rời đi và trước khi Markkula biến Apple thành một công ty trưởng thành, Apple đã có được thành công đầu tiên: bán được 50 máy tính Apple-I.
Thiết bị Apple-I - Ảnh: Internet
Ngày nay, Apple có cách quản lý cực kỳ tốt đối với chuỗi cung ứng của mình, nhưng năm 1976 là lúc mà hãng đã học được những lợi ích của quản lý tài chính. Đây là lần đầu tiên Steve Jobs nghe đến khái niệm thời hạn 30 ngày, là khoảng thời gian để thanh toán cho nhà cung cấp của mình.
Jobs đã giới thiệu Apple-I cho Paul Terrell, người đang điều hành Byte Shop rất thành công lúc bấy giờ. Trong khi Jobs muốn bán bo mạch chủ và bộ công cụ để những người có sở thích tự chế tạo máy tính, thì Terrell lại muốn bán các thiết bị được lắp ráp sẵn.
Còn về phần Markkula, bên cạnh việc tổ chức lại hoạt động kinh doanh, ông còn đóng góp một khía cạnh mà nhiều thập kỷ sau, nó vẫn là một phần của Apple. Ông đã đặt ra ba triết lý của công ty:
Đồng cảm: Chúng ta cần thật sự hiểu nhu cầu của khách hàng hơn những công ty khác.
Tập trung: Để thực hiện tốt những việc chúng ta quyết định làm, chúng ta phải loại bỏ tất cả các cơ hội không quan trọng.
Quy kết: Mọi người SẼ đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó. Chúng ta có thể có sản phẩm tốt nhất, chất lượng cao nhất, phần mềm hữu ích nhất, v.v...; nếu chúng ta trình bày chúng một cách cẩu thả, chúng sẽ bị coi là cẩu thả; nếu chúng ta trình bày chúng một cách sáng tạo, chuyên nghiệp, chúng ta sẽ gán cho chúng ta những phẩm chất mong muốn.
Steve Jobs sau này giải thích với người viết tiểu sử Walter Isaacson về quan điểm của Markkula, rằng tiền không nên là mục tiêu. Rõ ràng mọi công ty cần tiền, nhưng nếu tiền là lựa chọn đầu tiên mà công ty nghĩ đến thì công ty sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó, nếu tạo ra "điều gì đó mà bản thân tin tưởng" và tập trung vào việc "tạo dựng một công ty trường tồn" thì tiền sẽ tự nhiên theo sau.
"Triết lý tiếp thị Apple" của Markkula cực kỳ đơn giản. Văn bản dài một trang viết ngày 3/1/1977 chỉ có hai chỉ thị ngắn gọn là tìm hiểu nhu cầu khách hàng và tập trung vào một vài sản phẩm cụ thể thay vì dàn trải quá mỏng. Sau đó kết thúc bằng một đoạn văn nói về việc truyền tải sản phẩm Apple tới khách hàng của mình.
Cho đến ngày nay, Apple được biết đến với việc giới thiệu sản phẩm của mình tốt đến mức nào, bao bì được thiết kế cẩn thận như thế nào. Ngày nay, đó vẫn là một phần tạo nên thương hiệu Apple.
Những triết lý thiết kế bao bì đã được tạo ra ngay từ những ngày đầu thành lập công ty. Ngày đó, chúng là một tuyên bố sứ mệnh và giờ đây, đó là cả một "phòng đóng gói" nơi những chiếc hộp được thiết kế và thử nghiệm.
Ngày nay, cam kết nâng bao bì sản phẩm lên tầm cao mới còn được chú trọng hơn trước nhiều. Apple hiện đã cam kết loại bỏ tất cả bao bì nhựa vào cuối năm 2025, đúng dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty.
Theo Genk