Sắp “dính án” ở Hà Lan, Apple lại bị Bộ Tư pháp Mỹ đưa vào tầm ngắm

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Khoản “Thuế Apple” lên tới 30% tại App Store đã trở thành mục tiêu chỉ trích, gây ra một số lượng lớn các cuộc điều tra của các cơ quan quản lý.

Bộ phận chống độc quyền của chính phủ Hà Lan sắp kết thúc cuộc điều tra và đưa ra quyết định phạt Apple, đây có thể là quyết định quản lý đầu tiên trên thế giới đối với App Store của "nhà Táo".



Trước đó, cơ quan chống độc quyền của Hà Lan đã mở một cuộc điều tra về việc Apple buộc các nhà phát triển bên thứ ba sử dụng hệ thống thanh toán của riêng mình. Theo nguồn tin từ truyền thông trích dẫn một lá thư do cơ quan chống độc quyền gửi cho nhà phát triển gần đây, cơ quan này đang tiến tới một quyết định phạt.

Vào năm 2019, Cơ quan Người tiêu dùng và Thị trường Hà Lan (ACM) đã công bố một cuộc điều tra, liên quan đến việc Apple yêu cầu các nhà phát triển sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng và sau đó trích 15% đến 30% doanh thu làm hoa hồng.

Việc Apple bị áp thuế khiến giới công nghệ không hài lòng, Apple bị khiếu nại tại nhiều quốc gia, năm ngoái, Ủy ban châu Âu cũng đã mở cuộc điều tra về việc độc quyền App Store sau khi nhận được khiếu nại từ nhiều công ty. Theo báo cáo, trong số các quốc gia và khu vực bị điều tra, Hà Lan có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra phán quyết chống độc quyền đối với hành động của Apple.

Trong bức thư này, ACM cho biết, họ đã gần đưa ra dự thảo quyết định về việc xử lý, nhưng không tiết lộ sẽ đưa ra quyết định xử lý nào, chẳng hạn như liệu Apple có bị phạt hay không.

Ở một diễn biến khác, Bộ Tư pháp Mỹ cũng bắt đầu tiến hành điều tra chống độc quyền đối với Apple khi buộc các nhà phát triển tích hợp nút “Apple login”.

Thực tế, ngày càng có nhiều người dùng iPhone cho phép các tùy chọn đăng nhập thông qua thông tin được lưu trữ trên thiết bị Apple, giúp người dùng điền vào mẫu đăng ký nhanh chóng và tránh được các thủ tục rườm rà như nhập địa chỉ email và các thông tin khác.

Nhưng Apple không đưa ra tùy chọn mà bắt buộc các ứng dụng phải có chức năng Apple login. Cách tiếp cận này đã gây ra sự không hài lòng với một số nhà phát triển, và thậm chí đã khiếu nại lên Bộ Tư pháp Mỹ mà nhà chức trách đã tiến hành điều tra.

Apple cho biết, nút Apple login cho phép người dùng ẩn thông tin cá nhân khỏi các ứng dụng liên quan và là một dịch vụ hỗ trợ quyền riêng tư. Nhưng điều này sẽ khiến người dùng khó thay đổi nền tảng hơn.

Cuộc điều tra này cho thấy các biện pháp của Apple để cải thiện quyền riêng tư của người dùng đã được một số thành viên Quốc hội ca ngợi, nhưng chúng mâu thuẫn với cuộc điều tra chống độc quyền của chính phủ Mỹ về việc liệu Apple có lạm dụng vị trí thống trị của mình hay không.

Nút Apple login cũng trở thành một trong những mục tiêu để Bộ Tư pháp mở một cuộc điều tra sâu rộng về Apple. Trong đó có liên quan đến các cáo buộc từ Spotify và Epic Games với App Store, bao gồm cả cách họ tính phí hoa hồng cho nhà phát triển. Hiện Bộ Tư pháp Mỹ vẫn đang điều tra các hạn chế của Apple đối với theo dõi vị trí địa lý và các hình thức theo dõi người dùng khác - điều đáng nói là các ứng dụng của chính Apple không phải chịu các hạn chế tương tự.

Các nhà thực thi luật chống độc quyền của Mỹ thường tin rằng, những công ty cần kiểm soát ít nhất 60% thị trường để đáp ứng các tiêu chuẩn độc quyền. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ các cơ quan khác nhau, thị phần của Apple trên thị trường phần mềm thiết bị di động của Mỹ là từ 50% đến 62%, trong khi Android của Google kiểm soát phần lớn thị phần còn lại.

Ngoài ra, các nhà phát triển phản đối Apple tin rằng, Bộ Tư pháp nên bỏ qua Android trực tiếp và thay vào đó coi iOS là một thị trường riêng biệt, do đó kết luận rằng, Apple có toàn quyền kiểm soát thị trường. Trước vấn đề này, CEO Tim Cook đã nhiều lần tuyên bố, Apple không chiếm vị trí thống lĩnh ở bất kỳ thị trường nào, và thị trường phần mềm hay ứng dụng di động cũng không ngoại lệ.

Sự chú ý của các cơ quan quản lý đến vào thời điểm mà App Store đóng góp ngày càng nhiều vào lợi nhuận của Apple, và vào thời điểm mà cá nhân Apple cạnh tranh với các nhà phát triển ứng dụng trong các lĩnh vực phát trực tuyến video, âm nhạc và thanh toán.

Giống như hệ thống mua hàng trong ứng dụng, Apple cũng có thể sử dụng nút đăng nhập để can thiệp vào tương tác giữa nhà phát triển và người dùng. Nhưng điểm khác biệt là các nút đăng nhập của Google, Facebook và LinkedIn sẽ tự động cung cấp cho các nhà phát triển thông tin liên quan đến người dùng, bao gồm e-mail và các dữ liệu hồ sơ khác, nhưng các nút đăng nhập của Apple sẽ không làm như vậy.

Hai nhà phát triển ứng dụng đã khiếu nại với Bộ Tư pháp về hoạt động của Apple nói rằng, họ không muốn đối mặt với tình huống khó xử khi mất thông tin người dùng nếu tích hợp tùy chọn đăng nhập của Apple, vì vậy họ đã quyết định hủy tất cả các nút đăng nhập trong ứng dụng. Đồng thời, hai nhà phát triển cũng cáo buộc hành vi của Apple nhằm mục đích mở rộng quyền kiểm soát đối với các thiết bị di động của người dùng.

Cuộc điều tra chống độc quyền đối với Apple một phần được xử lý bởi một nhóm luật sư do Manish Kumar đứng đầu. Kumar là một nhân viên kỳ cựu của Bộ Tư pháp và hiện đang giữ chức vụ trưởng phòng chống độc quyền tại văn phòng San Francisco. Bộ Tư pháp Mỹ vẫn chưa bổ nhiệm người đứng đầu chính thức của bộ phận chống độc quyền và họ cũng từ chối bình luận về cuộc điều tra của Apple.

Theo ICT News​
 

ngoctkatu

Active Member
Anh Táo chắc đang bị sao quả tạ chiếu, nếu anh ở VN tôi sẽ giới thiệu anh lên chùa Ba Vàng cúng giải hạn :D :D
 
Bên trên