eolohd
Active Member
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì các khái niệm OEM, ODM, OBM rất phổ biến. Tuy nhiên khi đi vào tiêu dùng thì do nhiều lý do khác nhau nên người bán, người mua bị nhầm lẫn khá nhiều gây hiểu nhầm, hiểu chệch đi với thông lệ quốc tế. Mình biết có rất nhiều bác đã từng nghe nhắc tới OEM, ODM nhưng lại không biết đó là gì? Tại sao nhiều người khi nhắc đến hàng OEM thì cứ mặc định đó là hàng kém chất lượng? Mình có tìm hiểu vấn đề này từ trên mạng, của người trong ngành sản xuất điện thoại và có một số tóm tắt theo thông lệ quốc tế như sau:
Sản xuất công nghệ thông tin, điện tử sẽ có 3 khái niệm chính: OEM (Original Equipment Manufacturer/Manufacturing), ODM (Original Design Manufacturer/Manufacturing) và OBM (Original Brand Manufacturer/Manufacturing). Cụ thể như sau:
1. OBM: Là khái niệm chỉ các nhà sản xuất (gọi là nhà máy cho dễ) tự thiết kế và sản xuất ra sản phẩm rồi bán sản phẩm đó cho công ty phân phối (người bán) và sản phẩm đó được đóng dấu, nhãn hiệu của người bán để nâng cao giá trị sản phẩm. VẬY NÔM NA LÀ ÔNG NÀO LẤY SẢN PHẨM CÓ SẴN Ở TQ RỒI DÁN MÁC MÌNH LÊN THÌ GỌI LÀ OBM.
Vd: Android Box Skybox M8, iTV1600, điện thoại FPT, Viettel, HKphone v.v..
2. ODM: khi công ty nào đó có ý tưởng nhưng không biết làm thế nào để thực hiện thì sẽ nhờ công ty ODM chỉnh sửa, thiết kế theo ý của mình dựa trên 1 sản phẩm có sẵn (hoặc không có sẵn) nào đó. Sau đó bên ODM sẽ giúp luôn sản xuất (hoặc chỉ dừng ở bước thiết kế). Cái này cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, các công ty điện thoại, Android Box đa số theo cách này. Cách này sẽ giúp khắc phục nhược điểm của sản phẩm nào đó, rồi công ty phân phối chịu trách nhiệm với người dùng (dù chất lượng bên trong chưa chắc đã tốt hơn những sản phẩm khác). VẬY ÔNG NÀO ĐẶT HÀNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT, THIẾT KẾ THEO Ý CỦA MÌNH THÌ GỌI LÀ ODM.
Vd: mình nghe thông tin người trong ngành nhận định Bphone là ODM, còn AB thì có nhiều lắm: Kiwibox, dangcapbox, vinabox.. Những box theo hình thức này có ưu điểm giá rẻ nhưng chất lượng khá tốt vì đơn vị kinh doanh đứng ra xác nhận và chịu trách nhiệm với người dùng.
3. OEM: đây mới là hình thức dễ hiểu nhầm nhất. OEM có 2 khái niệm:
* Khái niệm 1: OEM chỉ các nhà sản xuất linh kiện hoặc 1 phần thiết bị, sau đó linh kiện đó được đưa vào sản xuất đại trà trong 1 sản phẩm khác (vd: Windows của Microsoft được OEM trên các sp PC của Dell, HP, Acer...).
* Khái niệm 2: OEM chỉ các thiết bị được sản xuất từ bản thiết kế của bên đặt hàng. Vd Apple làm nghiên cứu và phát triển iPhone/iPad, sau đó đặt Foxconn sản xuất OEM.
Vậy theo đó thì OEM là hình thức phổ biến nhất và đảm bảo chất lượng, tuy nhiên vấn đề nằm ở bản thiết kế.
Trong AB, có 2 nguồn thiết kế:
- Nguồn công ty: như Himedia, Minix, zidoo.. tự thiết kế ra sản phẩm theo ý mình (bao gồm cả FW) nên chất lượng sẽ bảo đảm. Còn sx có thể sẽ thuê OEM hoặc tự sx với các linh kiện OEM từ các hãng SoC.
- Nguồn thiết kế tham chiếu gốc: Mỗi dòng SoC (socket on the chip, linh hồn của điện thoại và Android box) sẽ ra đời kèm Design Pattern Reference của hãng. Vd: M8 là DPR của SoC S802, M8S của S812, Mxq của S805.. Sau đó các công ty/nhà máy (lớn nhỏ khác nhau) sẽ dựa vào đó sản xuất rồi bán ra thị trường. Lúc đó tùy nhà máy sẽ bớt đi, tinh giảm, hoặc thay thế linh kiện rẻ tiền để hạ giá sản phẩm
=> Sản phẩm gọi là "chính hãng" ở Việt Nam có nghĩa là những sản phẩm được OEM/ODM với thiết kế của riêng mình, có thiết kế cả phần cứng lẫn FW và có hậu mãi, chăm sóc FW lâu dài.
=> "Hàng chợ, hàng cỏ" có nghĩa là hàng OEM/ODM sản xuất từ mẫu tham chiếu nên không có FW duy trì, ko có ai chịu trách nhiệm phần cứng bên trong.
Vậy hàng OEM sẽ tốt nếu là hàng công ty và sẽ kém chất lượng nếu là trên thiết kế tham chiếu gốc.
Khách hàng nên hiểu rõ về vấn đề này để hiểu vì sao giá thành lại khác nhau giữa các sản phẩm AB.
Đó cùng là lý do vì sao Mxq, M8, M8s loạn giá.
Sản xuất công nghệ thông tin, điện tử sẽ có 3 khái niệm chính: OEM (Original Equipment Manufacturer/Manufacturing), ODM (Original Design Manufacturer/Manufacturing) và OBM (Original Brand Manufacturer/Manufacturing). Cụ thể như sau:
1. OBM: Là khái niệm chỉ các nhà sản xuất (gọi là nhà máy cho dễ) tự thiết kế và sản xuất ra sản phẩm rồi bán sản phẩm đó cho công ty phân phối (người bán) và sản phẩm đó được đóng dấu, nhãn hiệu của người bán để nâng cao giá trị sản phẩm. VẬY NÔM NA LÀ ÔNG NÀO LẤY SẢN PHẨM CÓ SẴN Ở TQ RỒI DÁN MÁC MÌNH LÊN THÌ GỌI LÀ OBM.
Vd: Android Box Skybox M8, iTV1600, điện thoại FPT, Viettel, HKphone v.v..
2. ODM: khi công ty nào đó có ý tưởng nhưng không biết làm thế nào để thực hiện thì sẽ nhờ công ty ODM chỉnh sửa, thiết kế theo ý của mình dựa trên 1 sản phẩm có sẵn (hoặc không có sẵn) nào đó. Sau đó bên ODM sẽ giúp luôn sản xuất (hoặc chỉ dừng ở bước thiết kế). Cái này cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, các công ty điện thoại, Android Box đa số theo cách này. Cách này sẽ giúp khắc phục nhược điểm của sản phẩm nào đó, rồi công ty phân phối chịu trách nhiệm với người dùng (dù chất lượng bên trong chưa chắc đã tốt hơn những sản phẩm khác). VẬY ÔNG NÀO ĐẶT HÀNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT, THIẾT KẾ THEO Ý CỦA MÌNH THÌ GỌI LÀ ODM.
Vd: mình nghe thông tin người trong ngành nhận định Bphone là ODM, còn AB thì có nhiều lắm: Kiwibox, dangcapbox, vinabox.. Những box theo hình thức này có ưu điểm giá rẻ nhưng chất lượng khá tốt vì đơn vị kinh doanh đứng ra xác nhận và chịu trách nhiệm với người dùng.
3. OEM: đây mới là hình thức dễ hiểu nhầm nhất. OEM có 2 khái niệm:
* Khái niệm 1: OEM chỉ các nhà sản xuất linh kiện hoặc 1 phần thiết bị, sau đó linh kiện đó được đưa vào sản xuất đại trà trong 1 sản phẩm khác (vd: Windows của Microsoft được OEM trên các sp PC của Dell, HP, Acer...).
* Khái niệm 2: OEM chỉ các thiết bị được sản xuất từ bản thiết kế của bên đặt hàng. Vd Apple làm nghiên cứu và phát triển iPhone/iPad, sau đó đặt Foxconn sản xuất OEM.
Vậy theo đó thì OEM là hình thức phổ biến nhất và đảm bảo chất lượng, tuy nhiên vấn đề nằm ở bản thiết kế.
Trong AB, có 2 nguồn thiết kế:
- Nguồn công ty: như Himedia, Minix, zidoo.. tự thiết kế ra sản phẩm theo ý mình (bao gồm cả FW) nên chất lượng sẽ bảo đảm. Còn sx có thể sẽ thuê OEM hoặc tự sx với các linh kiện OEM từ các hãng SoC.
- Nguồn thiết kế tham chiếu gốc: Mỗi dòng SoC (socket on the chip, linh hồn của điện thoại và Android box) sẽ ra đời kèm Design Pattern Reference của hãng. Vd: M8 là DPR của SoC S802, M8S của S812, Mxq của S805.. Sau đó các công ty/nhà máy (lớn nhỏ khác nhau) sẽ dựa vào đó sản xuất rồi bán ra thị trường. Lúc đó tùy nhà máy sẽ bớt đi, tinh giảm, hoặc thay thế linh kiện rẻ tiền để hạ giá sản phẩm
=> Sản phẩm gọi là "chính hãng" ở Việt Nam có nghĩa là những sản phẩm được OEM/ODM với thiết kế của riêng mình, có thiết kế cả phần cứng lẫn FW và có hậu mãi, chăm sóc FW lâu dài.
=> "Hàng chợ, hàng cỏ" có nghĩa là hàng OEM/ODM sản xuất từ mẫu tham chiếu nên không có FW duy trì, ko có ai chịu trách nhiệm phần cứng bên trong.
Vậy hàng OEM sẽ tốt nếu là hàng công ty và sẽ kém chất lượng nếu là trên thiết kế tham chiếu gốc.
Khách hàng nên hiểu rõ về vấn đề này để hiểu vì sao giá thành lại khác nhau giữa các sản phẩm AB.
Đó cùng là lý do vì sao Mxq, M8, M8s loạn giá.